Nhà khoa học môi trường Michael Shellenberger phát biểu về biến đổi khí hậu tại CPAC ở Sydney vào ngày 1 tháng 10 năm 2022. (Ảnh: Epoch Times)
Một nhà môi trường học người Mỹ cho biết, số lượng các thảm họa thiên nhiên đang giảm đi, trái ngược với niềm tin phổ biến rằng biến đổi khí hậu đang gây ra mối đe dọa hiện hữu cho nhân loại.
Michael Shellenberger, người sáng lập kiêm chủ tịch của Hiệp hội Tiến bộ Môi trường và là tác giả của cuốn sách “Cái chết của Chủ nghĩa Môi trường”, đã tham dự Hội nghị CPAC Australia — Hội nghị Hành động Chính trị của Đảng Bảo thủ ở Sydney vào ngày 1 tháng 10 và phát biểu về ‘tôn giáo biến đổi khí hậu’.
Trong bài phát biểu của mình, ông chỉ ra rằng có nhiều san hô ở Great Barrier Reef hơn 36 năm qua, diện tích các khu vực bị đốt cháy trên toàn cầu đã giảm 25% và các đám cháy nghiêm trọng đã giảm xuống.
Trong khi đó, các cơn bão đổ bộ vào đất liền đã giảm về số lượng, hạn hán ở châu Âu không gia tăng và số người chết vì lũ lụt đang giảm dần.
Shellenberger cũng lưu ý rằng lượng khí thải carbon đã giảm nhẹ trên toàn cầu trong thập kỷ qua, giảm 22% ở Hoa Kỳ từ năm 2005 đến năm 2020, chỉ bằng cách chuyển đổi năng lượng từ sử dụng than đá sang khí đốt tự nhiên. Tuy nhiên, thông tin này, ông nói thêm, đã được báo cáo không đầy đủ.
Ông phát biểu tại Hội nghị CPAC: “Tỷ lệ tử vong do thiên tai đã giảm xuống, chúng ta có số người gấp 4 lần trên thế giới trong 100 năm trước, nhưng số người chết vì thiên tai đã giảm khoảng 90% ở Hoa Kỳ; điều này thực sự là số liệu đáng để suy ngẫm thêm về nó”.
“Số liệu thống kê cho rằng có khoảng 305.100 người chết hàng năm vì thiên tai. Tuy nhiên, đa số những người này là đã bị chết khi đi từ giường ngủ đến nhà vệ sinh hơn là do thiên tai”, ông nói.
Tại Hoa Kỳ, hơn 100.000 người chết vì sử dụng ma túy quá liều và ngộ độc ma túy mỗi năm và hơn 30.000 người chết vì tai nạn xe hơi.
Hiện tượng Thời tiết khắc nghiệt khác với Thiên tai
Phát biểu với The Epoch Times (Thời báo Đại Kỷ Nguyên), ông Shellenberger cho biết, điều quan trọng là phải hiểu sự khác biệt giữa các hiện tượng thời tiết cực đoan và thiên tai.
Trong khi hiện tượng thời tiết cực đoan có thể là một đợt nắng nóng hoặc một cơn bão, thì các thảm họa thiên nhiên được “đo lường chặt chẽ bằng số người chết và chi phí, cả hai số liệu này đều đang giảm”.
“Số lượng thiên tai, thảm họa do thời tiết đã giảm trong 21 năm qua”, ông nói.
Nhà môi trường học lưu ý rằng quan niệm sai lầm đáng kể nhất về biến đổi khí hậu là nó “gây ra một số rủi ro tồn tại cho nhân loại”.
“Ngay cả Liên hợp quốc cũng không nói thế”, Shellenberger lập luận. “Đúng là hành tinh đang ấm dần lên, nhưng chúng ta đã làm rất tốt việc thích nghi với nó”.
Trong khi khái niệm về tình trạng biến đổi khí hậu đã được các nhà khoa học tham gia chính trị thổi phồng lên; thì các nghiên cứu khoa học cho rằng “đó là một điều gì khác ở bên ngoài vấn đề về sự gia tăng các thảm họa tự nhiên”.
Ông nói thêm: “Vấn đề tâm lý, một cách nào đó, đã thực sự gây tác động tổn hại đến các hệ thống truyền thông xã hội; sự gia tăng số ca tử vong do sử dụng ma túy ở Hoa Kỳ, cuộc khủng hoảng mà châu Âu phải đối mặt vì thiếu năng lượng, đây là những vấn đề quan trọng hơn nhiều so với vấn đề biến đổi khí hậu.
“Nếu bạn lo lắng về vấn đề môi trường, thì bạn nên lo lắng về việc tiêu thụ quá nhiều cá được đánh bắt từ các đại dương. Đó là một trong những vấn đề môi trường không được quan tâm đầy đủ”.
Phong trào Biến đổi Khí hậu – một ‘Tôn giáo về Ngày tận thế’
Hiện nay thế giới đang ở trong bối cảnh là các nước phương Tây như Mỹ, Anh và Úc đã cam kết không phát thải khí carbon nhà kính, các công ty năng lượng lớn như Fortescue đang tìm cách chuyển đổi sang năng lượng tái tạo.
Shellenberger nói với The Epoch Times rằng ba yếu tố chính đang dẫn dắt toàn cầu về vấn đề năng lượng tái tạo và phong trào biến đổi khí hậu.
“Có động lực về thu nhập tài chính từ những người muốn bán năng lượng tái tạo, đặc biệt là các tấm pin mặt trời sản xuất tại Trung Quốc. Có sự theo đuổi về một loại quyền lực chính trị, quyền lực văn hóa, quyền lực xã hội”, ông nói.
“Và sau cùng là, có những cách mà người ta biến vấn đề biến đổi khí hậu đã trở thành một tôn giáo, và nó dẫn dắt mọi người như một loại mục đích của cuộc sống”.
“Tôi nghĩ rằng khi mọi người ngừng tin vào các tôn giáo truyền thống, họ thấy thiếu vắng điều gì đó và cần phải lấp đầy nó bằng một số tôn giáo khác, và vì vậy họ đã biến ‘biến đổi khí hậu’ thành một loại tôn giáo ‘ngày tận thế’ thay thế cho Cơ đốc giáo…”.
Nguồn The Epoch Times