spot_img
20 C
Vietnam
Chủ Nhật,24 Tháng mười một
spot_img

Bất chấp dịch bệnh leo thang nghiêm trọng, Trung Quốc sẽ mở cửa thông thương với thế giới từ 1/8

Truyền thông Trung Quốc ngày 26/12 dẫn thông cáo của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) cho biết, nước này sẽ bỏ các quy định kiểm dịch từ ngày 8/1/2023 tới. Nghĩa là, người nhập cảnh vào Trung Quốc chỉ cần xét nghiệm PCR âm tính trong vòng 48h trước khi đến mà không phải cách ly.

Trung Quốc mở cửa biên giới, bỏ cách ly với người nhập cảnh từ 8/1 - 1
Trung Quốc sẽ nới lỏng các quy định đi lại đối với khách nhập cảnh và mở rộng cửa khẩu từ ngày 8/1/2022 (Ảnh. VCG)

Trung Quốc nới lỏng quy định với người nhập cảnh, mở cửa biên giới với các nước

“Những người nhập cảnh vào Trung Quốc phải có kết quả xét nghiệm PCR âm tính tối đa 48h trước khi khởi hành. Nếu kết quả âm tính, họ có thể vào Trung Quốc mà không cần giấy chứng nhận của đại sứ quán hay lãnh sự quán”, Global Times dẫn thông cáo của NHC cho hay.

Ngoài ra, Trung Quốc bỏ quy định xét nghiệm Covid-19 và cách ly tập trung với người nước ngoài nhập cảnh từ ngày 8/1. Tất cả những người có thông tin khai báo y tế bình thường ở cửa hải quan có thể đi lại tự do. Trung Quốc vốn áp dụng chính sách cách ly đối với người nhập cảnh từ năm 2020. Theo chính sách hiện hành, người nước ngoài nhập cảnh vẫn phải cách ly 5 ngày tại khách sạn và 3 ngày tại nhà.

Với chính sách mới, Trung Quốc cũng tạo điều kiện cấp thị thực cho công dân nước ngoài đến Trung Quốc với mục đích làm việc, học tập, kinh doanh, thăm thân, đoàn tụ. Trong khi đó, hoạt động xuất cảnh của công dân Trung Quốc sẽ dần dần được nối lại dựa theo tình hình dịch bệnh trên thế giới.

Tuy nhiên, việc Trung Quốc mở cửa tự do trong bối cảnh đại dịch tại nước này đang leo thang trầm trọng đã khiến nhiều quốc gia quan ngại. Liệu câu chuyện đại dịch lan ra từ Vũ Hán năm 2020 khiến toàn thế giới gánh chịu hậu quả nghiêm trọng có lặp lại?

Dịch bệnh Trung Quốc hiện rất nghiêm trọng, số lượng người tử vong cao ngất

Theo thống kê của NTDTV, dịch bệnh hiện tại của Trung Quốc ngày càng nghiêm trọng, số người chết tăng mạnh, lò hỏa táng không thể chịu nổi số lượng lớn xác chết, toàn bộ hệ thống tang lễ và y tế nhiều nơi rơi vào tình trạng tê liệt.

Cựu cố vấn Nhà Trắng: Hỗn loạn COVID của Trung Quốc là một 'Bản cáo trạng khủng khiếp' đối với Lãnh đạo Hoa Kỳ vì bắt chước các cuộc phong tỏa của ĐCSTQ
Bệnh nhân nhiễm Covid-19 trên băng ca tại Bệnh viện Trung tâm số 1 Thiên Tân ở Thiên Tân, Trung Quốc, vào ngày 28/12/2022. (Ảnh: Noel Celis/AFP/Getty Images)

Nhà tang lễ Thượng Hải Longhua tiếp nhận hơn 500 thi thể mỗi ngày, gấp 5 lần so với bình thường. Đã xuất hiện tình trạng chủ doanh nghiệp hoả táng vô đạo đức tăng giá hoả táng thi thể, những kẻ đầu cơ tang lễ đang lộng hành ngay giữa đại dịch.

Video cửa hàng bán quan tài của Trung Quốc cháy hàng

Chi phí cho các dịch vụ tang lễ trước đây khoảng vài nghìn nhân dân tệ (CNY), nhưng hiện tại giá cả lên tới vài chục lần, có nhà hoả táng yêu cầu chi phí 68,000 CNY (tương đương 232 triệu đồng) cho dịch vụ này.

Mới đây, cộng đồng mạng lan truyền thông tin Bắc Kinh gấp rút xây dựng lò hỏa táng ở vùng ngoại ô, yêu cầu hoàn thành trước ngày 8/1. Thẩm Dương ở Liêu Ninh cũng khẩn trương xây dựng lò thiêu mới ở quận Thẩm Bắc, đầu tư hơn 40 triệu nhân dân tệ, hoàn thành trong một tháng.

Có thể là hình ảnh về ô tô và ngoài trời
Khắp nơi trên Đại Lục, xe tang lễ không còn đủ phục vụ, người nhà nhiều nạn nhân dùng ô tô cá nhân chở những chiếc hòm trên phố (Ảnh. MXH)

Mặc dù có thông tin nói rằng khoảng 15.000 thi thể đã được để đầy trong kho lạnh, nhưng chính quyền Trung Quốc vẫn cho xây thêm hàng loạt kho lạnh để lưu trữ số lượng lớn thi thể.

Airfinity là một công ty cung cấp dữ liệu có trụ sở tại Anh, tiên phong trong lĩnh vực dự báo phân tích sức khỏe phục vụ các quyết sách, các hoạt động ứng phó ngăn ngừa các rủi ro về sức khỏe. Số liệu của Airfinity cho thấy Khoảng 11.000 người sẽ chết vì Covid- 19 ở Trung Quốc mỗi ngày. Kết quả dự báo mới này tăng gấp đôi so với kết quả đưa ra vào thời điểm trước đó ở năm 2022.

Theo dữ liệu mới nhất thì dự báo số ca nhiễm Covid của Trung Quốc sẽ đạt đỉnh lần đầu vào ngày 13 tháng 1 với 3,7 triệu ca dự kiến ​​trong một ngày. Số ca tử vong do virus dự kiến ​​sẽ lên tới khoảng 25.000 ca mỗi ngày với số ca tử vong tích lũy lên tới 584.000 ca kể từ tháng 12.

Airfinity dự đoán sẽ có 1,7 triệu người chết trên khắp Trung Quốc vào cuối tháng 4 năm 2023.

Cững theo dự báo này, các ca bệnh ở Bắc Kinh có thể đã đạt đến đỉnh điểm vào thời điểm hiện tại. Và số ca nhập viện và tử vong có thể lên đến đỉnh điểm trong 1-2 tuần tới.

Airfinity cũng đưa ra mô hình cho thấy Trung Quốc sẽ đạt đỉnh lần thứ hai vào ngày 3 tháng 3 năm 2023. Và số ca mắc hàng ngày tại thời điểm này có khả năng đạt đến 4,2 triệu ca mỗi ngày. Dự kiến, các khu vực nông thôn là nơi sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn trong làn sóng dịch thứ hai.

Trung Quốc mở cửa, che dấu tình hình dịch bệnh thực tế khiến nhiều quốc gia e ngại

Chính quyền Trung Quốc như đã biết, đột ngột dỡ bỏ tất cả các quy định và hạn chế vào thời điểm số ca nhiễm ở Trung Quốc đang có dấu hiệu bắt đầu tăng vọt. Sự thay đổi chính sách đột ngột này đã khiến dịch bệnh lây lan với tốc độ chóng mặt. Tuy nhiên, theo Independent đưa tin hôm 2/1 thì giới chức Trung Quốc chỉ ghi nhận 10 trường hợp tử vong do Covid kể từ ngày 7 tháng 12 sau khi các hạn chế được dỡ bỏ.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc đã gọi các yêu cầu xét nghiệm Covid là “phân biệt đối xử” và nhắm vào nỗ lực mở cửa trở lại của Trung Quốc. Dù vậy Trung Quốc không thể che giấu được một thực tế là họ phải vật lộn với tình trạng quá tải nhà tang lễ và bệnh viện do có hàng nghìn ca bệnh mỗi ngày.

Tờ Global Times của nhà nước Trung Quốc viết trong một bài báo vào cuối ngày 29/12/2022 rằng: “Ý định thực sự ( của việc hạn chế người Trung Quốc) là phá hoại nỗ lực kiểm soát Covid-19 trong 3 năm qua của Trung Quốc…” . Các phương tiện truyền thông Trung Quốc gọi các hạn chế mới này là “vô căn cứ” và “phân biệt đối xử”.

Tuy nhiên, các quốc gia vẫn giữ thái độ hoài nghi với Trung Quốc. Đất nước của họ đang hồi phục sau gần 3 năm đại dịch, nền kinh tế của họ cũng đang cần phải phục hồi. Việc Bắc Kinh công bố số liệu ca nhiễm và ca tử vong ít hơn quá nhiều so với thực tế làm các quốc gia không khỏi lo lắng.

Cũng lo ngại chính sách mở cửa đột ngột của Trung Quốc và thiếu tin tưởng thông tin dịch bệnh tại Trung Quốc, nhiều quốc gia đã nhanh chóng có phản ứng. Các quốc gia trên thế giới đang cân nhắc và đưa ra các hạn chế đi lại đối với hành khách đến từ Trung Quốc. Nhiều quốc gia khác như Mỹ, Ý, Hàn Quốc… cũng đã đưa ra yêu cầu xét nghiệm PCR âm tính đối với người đến từ Trung Quốc mới được nhập cảnh.

Mới đây, Hàn Quốc và Tây Ban Nha đã gia nhập danh sách các quốc gia như Mỹ, Ấn Độ và các quốc gia khác yêu cầu kiểm tra Covid đối với khách du lịch đến từ Trung Quốc.

Đối với Việt Nam, sau khi Bắc Kinh phát đi thông tin mở cửa kinh tế từ ngày 8/1, lãnh đạo các tỉnh biên giới của Trung Quốc – Việt Nam cũng đã thông báo về việc khôi phục hoàn toàn việc giao thương ở các cửa khẩu như: Lào Cai, Quảng Ninh, Lạng Sơn,… Điều này vừa mang lại hy vọng xuất nhập khẩu thuận lợi hơn. Với việc áp đặt chính sách Zero COVID, Bắc Kinh đã khiến hàng nghìn tấn nông sản Việt Nam ùn tắc ở cửa khẩu, hư hỏng và thiệt hại hàng trăm tỷ đồng hồi đầu năm 2022.

Xe chở nông sản từ các tỉnh lên cửa khẩu Lạng Sơn phải chờ dài ngày ở bãi trung chuyển. Ảnh: Phạm Chiểu
Hàng nghìn xe tải nông sản của Việt Nam ùn tắc tại biên giới do chính sách Zero – Covid (Ảnh. VnExpress)

Việt Nam đã lựa chọn chính sách “Sống chung với COVID” như phần lớn các nước trên thế giới hiện nay, mở cửa hoàn toàn từ hôm 15/3/2022. Việc thông quan biên giới và cho phép tự do đi lại giữa 2 nước trong bối cảnh hiện tại cũng để lại sự lo lắng cho người dân Việt Nam về biến chủng COVID-19 đang bùng phát rất mạnh ở Trung Quốc, gây ra cái chết của hàng nghìn người mỗi ngày.

Thảo My (T/h)

 

 

 

 

 

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều