spot_img
24 C
Vietnam
Thứ sáu,18 Tháng mười
spot_img

Bí ẩn 250.000 thi thể dưới đáy hồ Baikal

Cho đến nay, thảm họa 250.000 người bị đóng băng trên hồ Baikal vẫn là một trong những tai nạn kinh hoàng nhất do thiên tai mang lại được ghi nhận, dù vẫn còn nhiều nghi vấn.

Bí ẩn 250.000 thi thể dưới đáy hồ Baikal (ảnh 1)
Hồ Baikal sâu nhất thế giới, ngoài vẻ đẹp vô cùng quyến rũ, nó còn ẩn chứa trong mình một bí mật đau thương và kinh hoàng. (Ảnh: Russiadiscovery)

Hồ Baikal nằm ở phía Đông Siberia của Nga có vẻ đẹp quyến rũ độc đáo nên hàng năm đã thu hút vô số khách du lịch, thậm chí còn có ca sĩ đã sáng tác ca khúc về nó. Hồ Baikal có hình lưỡi liềm. Đến nay hồ đã có 25 triệu năm tuổi. Đây hồ sâu nhất cũng và có lịch sử lâu đời nhất trên thế giới. Hồ Baikal được mọi người ví như “con mắt của Siberia “

Kinh hoang tham hoa khien 250.000 nguoi hoa thanh bang chi sau 1 dem
Thảm họa kinh hoàng này liên quan tới hồ Baikal. Hồ Baikal có hình thù giống như một chiếc lưỡi liềm khổng lồ, đến nay đã trải qua lịch sử 25 triệu năm, là hồ nước ngọt lâu đời nhất trên thế giới, được ví như “con mắt của Siberia”.

Bởi vì hồ Baikal nằm ở biên giới của nước Nga nên rất nhiều người chỉ có thể ngắm chứ không thể đến gần. Nhiều người thậm chí chỉ có thể trong lúc nghe lời bài hát mà lẳng lặng cảm thụ vẻ xinh đẹp huyền bí của nó.

Bí ẩn 250.000 thi thể dưới đáy hồ Baikal (ảnh 2)
Hồ Baikal có vẻ đẹp độc đáo và huyền bí. (Ảnh: Pixabay)

Nhưng cũng có không ít người đã đến và mục sở thị hồ Baikal. Họ hết sức cảm thán, rung động trước vẻ đẹp kỳ lạ của nó. Nhưng sự thu hút và nổi tiếng của hồ Baikal không chỉ là vẻ đẹp mê hồn, mà còn có một bí mật đau thương gây nhiều tranh cãi và hoài nghi. Đó là câu chuyện 250.000 thi thể bị đóng băng dưới đáy hồ.

Sau Cách mạng Tháng Mười ở Nga, cựu Tư lệnh Hạm đội Nga thời Sa hoàng Alexander Kolchak đã tập hợp những tàn dư của quân đội Nga, tổ chức phản cách mạng vũ trang, với sự trợ giúp của người Anh, thành lập chính phủ độc lập ở Omsk.

Không lâu sau, vào tháng 11/1919, Omsk bị Hồng quân đánh chiếm. Để bảo toàn lực lượng của mình, Kolchak quyết định dẫn quân của mình băng qua Siberia, cách đó hơn 6.000 km, và chạy trốn đến bờ biển Thái Bình Dương, tìm kiếm sự hỗ trợ từ Nhật Bản để sau có thể quay trở lại.

Có hơn 500.000 quân theo Kolchak, 750.000 người lưu vong chống lại những người Bolshevik và những người lưu luyến Sa hoàng, trong đó có giám mục, tu sĩ và nữ tu chiếm 270.000. Ngoài ra, còn có hơn 200.000 phu nhân quý tộc và con cái của họ.

Trên thực tế, có một bí mật kinh người ẩn giấu trong đội quân hơn 1,2 triệu người đang chạy trốn này. Vào thời điểm đó, 500 tấn vàng trị giá 500 triệu đô la Mỹ đã được Sa hoàng giao cho Kolchak làm quân phí, được chứa trong 28 xe có hộ tống vũ trang.

Nhiệt độ trung bình vào mùa đông ở Omsk là âm 22°C. Đội quân 1,25 triệu người dưới sự lãnh đạo của Kolchak bắt đầu bước vào cuộc hành trình dài 6000km. Nhiệt độ lạnh giá không phải là chuyện lạ đối với những người sống ở châu Âu như người Nga. Nhưng không ai ngờ rằng, họ vừa rời đi thì trong vòng vài ngày, nhiệt độ giảm từ âm 30℃ xuống âm 69℃. Thị trấn nhỏ Tomsk, cách Omsk hơn 1.000 km về phía Đông, nơi thảm họa bắt đầu, là thị trấn lạnh nhất trên trái đất năm đó.

Gió lạnh thấu xương gào thét, bão tuyết trắng trời giống như hàng triệu triệu lưỡi cưa cắt vào thân thể, gây khó khăn rất nhiều cho đoàn người lớn đang di chuyển. Chẳng bao lâu sau, trên những cánh đồng tuyết vô tận ở Siberia, những con người chết cóng, những chiếc xe trượt tuyết bị bỏ lại, những con ngựa chết cóng, cùng với những xác chết với lớp tuyết dày vô tận xung quanh họ, la liệt khắp con đường ở Siberia.

Bí ẩn 250.000 thi thể dưới đáy hồ Baikal (ảnh 3)
Hồ Baikal. (Ảnh: Pixabay)

Từ ngày 13/11/1919 đến tháng 2 năm sau, trong ba tháng, một đợt lạnh khác thường nữa kéo đến. Vì 28 chiếc xe có vũ trang hộ tống vàng đã sử dụng hết nhiên liệu, nên bất đắc dĩ họ phải đem những khối vàng bỏ lên các xe trượt tuyết do ngựa kéo.

Nhưng vì giá rét cực độ nên những con ngựa thuần chủng Siberia kéo xe trượt tuyết cũng lần lượt chết đi. Như vậy kho báu khổng lồ được thừa kế từ Sa hoàng nước Nga này đành phải để lại trên vùng hoang dã của Siberia. Không ai biết tung tích của 500 tấn vàng, và nó vẫn là một bí ẩn lịch sử.

Tuy nhiên, cuộc tuần hành cũng không vì vậy mà kết thúc. Mọi người giống như những thây ma đang di chuyển. Tuyết càng lúc càng lớn. Toàn khu vực rộng lớn tựa như một cái túi khổng lồ bị những bông tuyết phong kín. Lúc đầu, người chỉ huy khàn cả giọng kêu “không được phép ngủ” để động viên mọi người, nhưng về sau ngay cả chính họ cũng bị thần ngủ dụ dỗ.

Cứ như vậy, ngày này qua ngày khác, từng người từng người đã bỏ mạng trên chuyến hành trình. Cái lạnh căm căm vẫn không giảm, tuyết vẫn điên cuồng rơi và gió mạnh vẫn gào thét. Cái rét và bão tuyết lịch sử năm đó đã làm 200.000 người gần thành phố Nikolai Evsk chết cóng chỉ trong một đêm.

Đến cuối tháng 2/1920, đội quân đã giảm từ 1,25 triệu người xuống còn 250.000 người. Những người này đã trải qua mọi khó khăn gian khổ và cuối cùng đã từ Omsk đến hồ Baikal cách đó 2.000 km. Tuy nhiên, vì sự an toàn cuối cùng nên cần phải băng qua Hồ Baikal. Trên mặt hồ rộng 80km này hình thành lớp băng dày 3 mét và 250.000 người còn sống bắt đầu băng qua đó.

Băng trên mặt hồ lấp lánh, tựa như sàn nhảy nhẵn bóng. Bề mặt đóng băng của hồ Baikal cực kỳ lạnh giá. Nhiệt độ xuống đến cực điểm âm 69℃, bão tuyết dữ dội ầm ầm, như muốn đóng băng đến tận xương tủy. Ở nơi này dù mặc áo da Gấu hay da Hải Cẩu cũng vô dụng, cái lạnh cực độ chỉ khiến da Gấu nổi lên như một lớp mặt nạ băng trên cơ thể mà thôi.

Lại có hàng ngàn hàng vạn người bị đông chết cứng. Một cảnh tượng không thể tưởng tượng được xuất hiện trên hồ Baikal đóng băng: Vợ của một vị tướng sắp sinh trên băng, nhưng không có ai có thể đến giúp. Mọi người nặng nề, khuôn mặt của họ lướt qua cô ấy không một biểu cảm. Tướng quân dùng áo choàng dài của mình để che chắn lại, vốn là không muốn để người khác thấy cảnh vợ sinh nở, nhưng ông ấy đã bị lạnh cóng và bị đông cứng như một bức tường. vợ tướng quân và đứa con sắp chào đời cũng vậy, cùng nhau chết cóng trong thế giới băng giá tàn nhẫn này.

250.000 xác chết trên hồ Baikal nằm đó cho đến khi hồ tan băng vào mùa hè năm sau. Khi băng tan, cảnh tượng khủng khiếp lặng lẽ biến mất khỏi tầm mắt, chìm vào đáy hồ sâu. Cái chết của họ được cho là đáng sợ nhất được ghi nhận cho đến nay, và nó cũng là thảm kịch thảm khốc nhất do thiên tai nhân họa gây ra.

Theo Sound Of Hope

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều