Nước là một thứ gần gũi nhất mà ta có thể thấy bất kì nơi nào trên thế giới. Nước là nơi khởi nguồn của vạn vật. Nước chứa những bí mật sâu xa và được các bậc Thánh nhân lí giải thông qua nhiều câu chân ngôn để đời. Nước có phải vô tri, vô hình, vô giác như bề ngoài của nó?
Triết học gia đứng đầu trong 7 nhà hiền triết của Hy Lạp, người được mệnh danh là cha đẻ của khoa học, Thales (Thales of Miletus) từng nói một câu khẳng định rằng: “vạn vật bắt nguồn từ nước, nước là nguồn gốc của thế giới.”
Thật vậy, trên Trái đất, nước chiếm khoảng 70,8% diện tích bề mặt. Còn trong cơ thể người, nó chiếm 70% trọng lượng cơ thể. Có thể nói, người ta thiếu ăn không sao, nhưng thiếu nước thì sẽ mất mạng.
Còn Lão Tử nói: “thượng thiện nhược thủy, thủy thượng lợi vạn vật nhi bất tranh, xứ chúng nhân chi sở ác, cố kỷ vu Đạo”. Ý nói là, phẩm tính cao quý nhất cũng giống như nước, bao phủ hết thảy vạn vật, viên dung hết thảy vạn vật, mà không tranh giành, không có nhận thức tầm thường tranh cái lợi trước mắt, đạt đến độ tâm trí và khí phách mềm mại nhất, mà lại có thể bao lấy cả thiên hạ.
Một giọt nước nhỏ không làm nên đại dương. Nhưng nhiều giọt nước nhỏ tụ hợp lại có thể tạo ra một biển cả mênh mông sóng nước. Trong đại dương bao la, nước bao phủ mọi loài sinh vật biển, hệ sinh thái phong phú và đầy thi vị.
Vào khoảng thời gian từ 720 cho tới 635 triệu năm trước, Trái Đất đã trải qua hai Kỷ Băng Hà. Các nhà khoa học gọi đây là giai đoạn Snowball Earth, tạm dịch là Địa Cầu Tuyết. Trái đất có giai đoạn toàn địa cầu đều lạnh, nếu như đại dương cũng đều đóng băng, thì mọi loài trong đó sẽ tiêu vong không còn sự sống. Nhưng nước đã làm được điều mà khó có sinh mệnh nào làm được lúc đó.
Nó chuyển từ thể lỏng sang thể rắn, tạo thành tấm thảm khổng lồ che phủ bề mặt đại dương, ngăn cách sự giảm nhiệt nhanh chóng từ khoảng không của bầu khí quyển lúc bấy giờ đối với lòng đại dương.
Mặt trời vẫn có thể chiếu những tia nắng ấm áp qua những lớp băng trắng ấy. Như vậy đảm bảo được rằng môi trường nước đủ ấm, có thể duy trì sinh hoạt của các loài vật biển bình thường.
Nước biến hoá tự mình để có thể dung nạp mọi vật, mà không cần báo đáp, không kể công, cũng không kể thưởng. Đó là một sự phó xuất âm thầm lặng lẽ, nhưng đủ để chúng ta thấy nước thật bao dung và khiêm nhường biết bao.
Nước gặp núi thì lựa hướng mà chảy, gặp sa mạc thì hoá hơi, đến nơi như cực Bắc của địa cầu lại hoá đá. Nước thật sự có khả năng hoà nhập rất cao.
Trong học thuyết của Đạo gia, “nước chí thiện chí nhu” (lành nhất mềm mại nhất) tính chất của nước chặt chẽ, cực nhỏ thì tĩnh lặng, lớn thì cuộn trào mãnh liệt, không tranh với đời nhưng lại dung nạp vạn vật.
Bởi nước có trong vạn vật, dù nước có hy sinh nhiều như vậy, nhưng nước khiêm tốn mà chọn cho mình vị trí thấp nhất, không tranh giành danh lợi, mà tĩnh tĩnh quan sát nhân sinh.
Trong chân ngôn mà Trang Tử để lại cho hậu thế. Trang Tử thấy cái Nhẫn to lớn hồng đại của Nước, trích dẫn: “Nước không đủ thì không đẩy được chiếc thuyền lớn, gió không đủ thì không thể dang rộng đôi cánh to”.
Sự dung nhẫn đủ lớn mới có thể dung nạp vạn vật. Mà vạn vật đều có linh. Kể ra, nước cũng thực đáng được ví như một người Đại căn khí. Người Đại căn khí là người có thể chịu được những cái khổ, nhẫn được những việc mà người bình thường khó có thể nhẫn được.
Có thể nói nước chính là chúng ta. Nước không chỉ mang đặc trưng tính cách, phẩm cách cao quý của một con người.
Kỳ thực trong cuộc sống, nước (thủy) cũng có được một vị trí ưu ái trong bảng ngũ hành, nó được đứng ở vị trí số một. Tại sao lại như thế?
Nội hàm bản chất của “số của ngũ hành” chính là thời gian, không gian và thứ tự sản sinh ra sinh mệnh,… ngoài đó ra, ở đây còn có hàm nghĩa tầng thứ.
Ví như nói, số của Thủy là nhất (một), vậy vật chất bản nguyên xuất hiện đầu tiên của thế giới chính là Thủy, cấu thành chỉnh thể không gian này chính là Thủy, bản chất của không gian chính là Thủy. Vậy nên nguồn gốc của hết thảy vật chất có hình, có tướng trong không gian này đều là Thủy. Hết thảy những tồn tại này đều là biểu hiện ở tầng thấp nhất của Thủy, hết thảy mọi thứ cũng đều ở bên trong Thủy.
Thủy được nói đến tại đây là Thủy ở vi quan, là Thủy thuộc về “khí ngũ hành”, không phải là nước mà mắt thịt trong không gian này của chúng ta nhìn thấy. Chúng ta phân tích chữ Hán “nguyên” trong “căn nguyên”, cũng có thể đắc được kết luận giống như vậy: Chữ “nguyên” (源) được cấu thành từ bộ thủy (氵) và bộ nguyên (原), đây là một chữ hình thanh (chữ ghép từ hai phần: một phần chỉ nghĩa, một phần chỉ thanh), cũng là một chữ hội ý, nguyên (原) chỉ nguyên lai, nguyên thủy, nguyên sơ, “nguyên lai thị thủy” vi nguyên (nguyên 原 ghép với thủy 氵 gọi là nguyên 源), “nguyên lai thị thủy” cũng chính là nói hết thảy vật chất hữu hình đều có nguốn gốc từ Thủy. Đặc tính của Thủy chính là tĩnh và lặng.
Thủy trong ngũ hành đối ứng với Thận trong ngũ tạng và đối ứng với Trí trong ngũ đức. Trung Y cho rằng thận chứa tinh khí tiên thiên, có chức năng điều tiết nước, tương ứng với Thủy. Tinh khí tiên thiên trong thận sẽ dần dần chuyển thành các tinh khí hậu thiên theo sự trưởng thành của con người để duy trì chức năng sinh sản. Vì vậy khi phải đối mặt với ham muốn tình dục, nhất định phải lý trí, không được bị dục vọng khống chế, không được hoang dâm vô độ.
Vậy … hoá ra nước thật sự thần kỳ. Nước có những bí ẩn mà chúng ta có lẽ chưa khám phá được hết. Thông qua đây, tác giả muốn gửi gắm đến bạn đọc thông điệp, hãy đối xử tốt với nước. Vì nước cũng là chính chúng ta.
An Thanh
Xem thêm:
> Cảm ngộ về sự thần kỳ của nước
> Vì sao nước biển mặn, nước sông ngọt?