Bộ trưởng Kinh tế Malaysia mới đây đã phải nhận nhiều chỉ trích sau khi nhận định thói quen ăn uống hàng quán thay vì nấu nướng ở nhà là lý do khiến người dân nghèo hơn.
Bộ trưởng Kinh tế Malaysia Rafizi Ramli nói vào tuần trước: “Chúng ta có thể thấy rằng phần thu nhập dùng để đi ăn hàng, dù là mua về hay ăn tại nhà hàng hay quầy ẩm thực, đều tăng qua các năm.” Ông nói rằng mình không bịa ra mà căn cứ theo các dữ liệu nghiên cứu. Bộ trưởng Kinh tế Malaysia đồng thời kêu gọi người dân nấu ăn ở nhà để tiết kiệm.
Dữ liệu chính phủ về khảo sát chi tiêu hộ gia đình ở Malaysia củng cố nhận xét của ông Ramli. Tuy nhiên, những tuyên bố này gây phản ứng dữ dội từ người dân.
Christopher Choong, phó giám đốc nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Khazanah, Malaysia, cho rằng, nếu nấu nướng tại nhà người ta sẽ mất thời gian nghĩ xem nấu nướng món gì, đi chợ, nấu ăn, dọn dẹp. Ông nói: “Thời gian là yếu tố đánh đổi giữa chi phí nấu nướng tại nhà và ra ngoài ăn”.
Trong nghiên cứu về chủ đề ăn hàng năm 2020, Choong và đồng nghiệp, Goh Ming Jun, cho hay tình trạng “nghèo thời gian” ảnh hưởng 61,5% phụ nữ Malaysia và hơn 48% đàn ông, đặc biệt tại các hộ gia đình có thu nhập thấp ở khu vực đô thị Kuala Lumpur.
Văn hóa ẩm thực đường phố nổi tiếng thế giới của Malaysia bắt nguồn từ việc cung cấp bữa ăn nhanh giá rẻ cho người lao động có thời gian eo hẹp.
Sự gia tăng của các quán ăn Ấn Độ – Hồi giáo phục vụ 24/24h khắp đất nước vào đầu những năm 1990 liên quan tới quán trình công nghiệp hóa nhanh chóng của Malaysia. Ban đầu, họ phục vụ công nhân nhà máy làm việc ca đêm và ca sáng sớm, trước khi mở rộng sang phục vụ người hay thức khuya để xem các giải bóng đá châu Âu.
Edwin Lee, tài xế công nghệ ở Kuala Lumpur, nói: “Đó là nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực đường phố của chúng tôi. Tôi nghĩ nên bảo vệ điều này”.
Ông này cho hay nhiều khách du lịch bị hấp dẫn bởi văn hóa ẩm thực Malaysia và nhận định thói quen ăn hàng quán có lợi cho du lịch và nền kinh tế của đất nước về lâu dài, và “Tôi thấy quan điểm của Bộ trưởng hơi thiển cận”.
Cư dân thành thị ở vùng duyên hải phía tây bán đảo Malaysia có tần suất ăn hàng cao hơn so với cư dân nông thôn, nơi nhịp sống chậm hơn và nhân viên văn phòng có thể về nhà ăn trưa rồi quay lại làm việc.
Nabil Ersyad, nhà hoạt động về giao thông và đô thị, cho hay ăn hàng vốn là nét văn hóa Malaysia, nhưng một nguyên nhân nữa khiến người ta thường xuyên đi ăn hàng là thiếu không gian tụ tập công cộng. Ngoài nhà hàng và trung tâm thương mại, có rất ít nơi có thể đi để giao lưu và gặp gỡ mọi người.
Nabil Ersyad nói. “Những địa điểm miễn phí như công viên, thư viện, quảng trường đều hạn chế”.
Nhiệt độ ban ngày ở Malaysia thường xuyên trên 30 độ C và buổi tối không chênh nhiều. Đây là lý do người dân thường tới các khu mua sắm và nhà hàng có máy lạnh.
Trong khi đó, người lao động mất nhiều thời gian đi lại giữa chỗ làm và nhà, khiến các nhà hàng nhỏ và khu ẩm thực đêm trở thành nơi tụ tập của đa số người dân thành thị Malaysia.
Nghiên cứu năm 2022 của công ty bản đồ kỹ thuật số TomTom cho thấy người Malaysia mất 159 giờ vì tắc đường mỗi năm, cao hơn Singapore và Hong Kong với 150 giờ và 141 giờ. Nên khi về tới nhà, tôi chỉ muốn ngồi nghỉ ngơi.
Giống nhiều người, anh sống ở ngoại ô Kuala Lumpur vì giá thuê nhà rẻ hơn. Ramli lái xe đi làm vì gần nhà không có phương tiện giao thông công cộng. Người đàn ông độc thân cho hay “người ta thường nói nấu ăn tại nhà rẻ hơn nhưng thực tế, nấu nướng cho một người rất tốn kém”.
Phản hồi chỉ trích từ dư luận, Bộ trưởng Ramli cho rằng những vấn đề này là “hậu quả không lường trước được từ chính sách cũ” bao gồm thiếu đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Thiếu đầu tư giao thông công cộng khiến nhiều người Malaysia phải đi ăn ngoài hoặc gọi giao hàng, mất nhiều thời gian đi lại trên đường.
Trong khi đó, cựu bộ trưởng y tế Malaysia Khairy Jamaluddin cho rằng ông Ramli nên tìm giải pháp giải quyết các vấn đề thay vì dẫn dắt người dân theo suy nghĩ của mình. “Người dân không muốn biết ông nghĩ gì, họ chỉ muốn biết ông sẽ ra quyết định gì”, Jamaluddin nói.
Theo Hồng Hạnh/SCMP.
Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*