spot_img
19 C
Vietnam
Thứ bảy,23 Tháng mười một
spot_img

Không được giữ căn cước của người dân?

Tân Thế KỷKhông ai được giữ căn cước của người dân, đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Công An. 

Không được giữ căn cước của người dân? | tân thế kỷ
Đại biểu Vương Thị Hương tại phiên thảo luận về Luật Căn cước công dân

Cụ thể, tại phiên thảo luận tổ ở Quốc hội về dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi) sáng 10/5, Bộ trưởng Công an Tô Lâm khẳng định căn cước là vật bất ly thân của người dân, không ai có quyền giữ, trừ trường hợp vi phạm pháp luật bị cơ quan có thẩm quyền giữ để phục vụ điều tra.

Theo ông Lâm, Người dân chỉ cần xuất trình căn cước công dân để các cơ quan, khách sạn ghi chép thông tin về họ tên, số định danh. Khi cần thiết, các đơn vị sẽ đối chiếu với thông tin này. Nghĩa là các khách sạn hay dịch vụ lưu trú không được giữ căn cước công dân của người dân.

Khi thảo luận về dự thảo Luật ông Lâm đặt vấn đề: “Người dân vào khách sạn mà bị giữ thẻ căn cước công dân, bị sử dụng để rút tiền lúc họ vắng mặt thì làm thế nào?”.

Thẻ căn cước công dân gắn chip 

Vè mặt lý thuyết Thẻ Căn cước công dân gắn chip hay còn được gọi là thẻ Căn cước điện tử (e-ID). e-ID về bản chất là thiết bị xác thực điện tử tích hợp chip bên trong, con chip này có kích thước tương tự như trên thẻ ATM.

Để truy cập vào thông tin nằm trong chip, các thẻ có điểm kết nối kim loại trên bề mặt hoặc ứng dụng công nghệ nhận diện qua sóng vô tuyến (RFID) và cho phép đọc dữ liệu không cần tiếp xúc.

Thẻ Căn cước điện tử là thiết bị nhận dạng thông minh cho phép tích hợp lượng lớn dữ liệu về bảo hiểm, bằng lái… Thẻ Căn cước gắn chip có thể đóng vai trò thiết bị nhận diện, xác thực danh tính và là chìa khóa truy cập thông tin công dân trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia.

Căn cước công dân gắn chip lưu giữ nhiều thông tin sẽ giúp người dân sau này khi đi làm các thủ tục hành chính, các giao dịch với ngân hàng, nhà đất, bảo hiểm, nộp hồ sơ… mà không phải mang nhiều loại giấy tờ.

Nhiều người dân lo ngại việc bị giám sát theo dõi khi sử dụng CCCD

Có nhiều ý kiến người dân lo ngại việc CCCD bị gắn chip định vị nên mất quyền tự do cá nhân khi sử dụng.

Ông Lâm khẳng định thẻ căn cước công dân không có chức năng hỗ trợ theo dõi, định vị, bởi trên thẻ không có sóng, tín hiệu.


Theo Thông tư số 06/2021/TT-BCA Quy định về mẫu thẻ căn cước công dân, chip điện tử được gắn mở mặt sau thẻ Căn cước công dân lưu trữ thông tin cơ bản của công dân. Chip này có dung lượng lưu trữ lớn, có thể lưu được khoảng 20 trường dữ liệu cá nhân như: Số Căn cước công dân; họ và tên, họ và tên khác; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quốc tịch; dân tộc; tôn giáo; quê quán; nơi đăng ký thường trú; đặc điểm nhận dạng; ngày cấp; ngày hết hạn; họ tên cha/mẹ, vợ/chồng; hình ảnh; đặc điểm nhận dạng…

Trong tương lai gần, chip trên thẻ Căn cước công dân còn có thể chứa thông tin liên quan đến bảo hiểm, ngân hàng, giấy phép lái xe… của người sử dụng. Việc cập nhật sẽ được thực hiện thông qua sự chủ động của người dân đến thông báo tại cơ quan chức năng hoặc thông qua cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.


BN 3 jpeg 1

Vũ Nam tổng hợp.

Miền Bắc cúp điện luân phiên, người dân “oằn mình” tìm đường xoay sở

Phó Thủ tướng: Từ 1/7 giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô trong nước

Chủ tịch xã gửi đơn xin nghỉ việc qua đường bưu điện và đã được chấp thuận

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều