Nhờ có loài cây này, nhiều mỏ vàng đã được tìm thấy.
Địa học thực vật (Geobotanical prospecting) là một lĩnh vực khá thú vị. Theo trang Futurism, vào thời Trung Cổ, những người thợ mỏ người Scandinavia đã biết sử dụng cây thạch trúc alpine để tìm kiếm đồng.
Trong lịch sử từng có nhiều ghi chép ghi nhận những mối tương quan giữa thực vật và đất có chứa khoáng sản. Cho đến nay, các nhà địa thực vật học vẫn sử dụng phương pháp này để xác định các khu vực chứa đồng ở Thụy Điển và Phần Lan hay các nơi có chứa kim loại nặng như U, Pb, Zn, Ni, Cr, Ba, Pb, Zn.
Vậy còn liên quan đến vàng, liệu có loại thực vật nào được coi như loài cây chỉ thị đất có chứa vàng không?
Loài cây thường mọc ở nơi có vàng
Vào năm 1900, Emil Lungwitz, một nhà khoa học và nhà phát minh người Mỹ đã đăng tải bài báo về “Sự phân hủy vàng trên thực vật” trên Tạp chí Khai thác mỏ. Đến năm 1960, các nhà nghiên cứu đến từ Mỹ, Canada, New Zealand và Siberia đã xác nhận một số loại cây có khả năng hấp thụ một lượng nhỏ vàng trong cành và lá của chúng.
Từ manh mối này, họ đã tìm được 85 loài thực vật khác nhau thường sống ở những địa điểm giàu khoáng chất hoặc nguyên tố cụ thể. Trong đó, sau nhiều lần tìm thấy các mỏ vàng ở Nevada và Arizona, họ bắt gặp một loài cây phát triển rất mạnh mẽ. Đó là cây kèn sa mạc (tên tiếng Anh: Desert Trumpet, tên khoa học là: Eriogonum inflatum).
Kèn sa mạc là một thành viên của họ kiều mạch, thường mọc ở những vùng đất nhiều đá, giàu khoáng chất. Kèn sa mạc sống ở những vùng có khí hậu ấm như từ phía bắc Arizona đến Baja California của nước Mỹ. Nơi nó sống thường là khu vực nằm ở độ cao từ 30m đến gần 1.800m. Ở độ cao thấp, nó xuất hiện ở vùng cát đến sỏi, đồng cỏ hỗn hợp và cảnh quan sa mạc. Ở độ cao cao hơn một chút, bạn sẽ tìm thấy nó trong rừng cây ngải đắng và rừng thông.
Kèn sa mạc là cây thân thảo lâu năm, mọc thẳng và cao tới gần 1m. Cây có màu xanh xám, phần thân trên phồng lên tạo hình như nút cổ chai.
Sự phồng lên của thân cây được cho là bị ảnh hưởng bởi sự hiện diện của côn trùng gây mật. (Ảnh: USDA)Sự phồng lên của thân cây được cho là bị ảnh hưởng bởi sự hiện diện của côn trùng gây mật, đáng chú ý nhất là chi Odynerus, một chi của ong bắp cày. Ong cái tạo ra một lỗ nhỏ trên thân của kèn sa mạc, đẻ trứng vào đó để ấu trùng phát triển trong khoang, đây cũng là nơi cung cấp nguồn thức ăn và bảo vệ cho con cái của chúng. Sự kích ứng do quá trình này gây ra được cho là đã làm phần thân cây phồng ra theo thời gian.
Bao hoa, nơi chứa hoa, được bao phủ dày đặc bởi những sợi lông thô cong và màu vàng với các gân giữa màu xanh lục hoặc hơi đỏ. Nhị hoa mọc ra ngoài ống hoa. Các lá ở gốc có phiến hình trứng (hình trứng), tròn và gắn vào một cuống lá dài (thân) dài từ 2 đến 6 cm. Những bông hoa kèn sa mạc khá nhỏ, chỉ dài từ 2 đến 3 mm và sắp xếp lỏng lẻo thành cụm hoa hở (cymose).
Kèn sa mạc còn có một số công dụng chữa bệnh được ghi nhận bao gồm bạn có thể nghiền phần thân, rễ và lá để trị cảm lạnh. Ngoài ra, có thể dùng nó để rửa sạch những vết cắt bị nhiễm trùng, hoặc dùng rễ để trị bệnh tiêu chảy.
Trong một số ghi chép, kèn sa mạc còn có thể dùng toàn bộ cây để trị bệnh thấp khớp, tắm hơi, rối loạn dạ dày, cứng và đau cơ bắp, và thậm chí nó còn dùng để chống lại bệnh giang mai.
Theo James L. Reveal mô tả trong cuốn Hệ thực vật Bắc Mỹ, cũng có báo cáo cho rằng phần thân cây rỗng được dùng làm ống uống nước hoặc ống dẫn.
Những nhà thám hiểm sa mạc có kinh nghiệm luôn để mắt tới tìm những cây kèn sa mạc này vì biết rằng nó có thể dẫn họ đến mỏ vàng gần đó.
Hoàng Nam (KHTV).
Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*
Xem thêm:
Kiến trúc gỗ lâu đời nhất thế giới có trước nền văn minh của nhân loại