spot_img
17 C
Vietnam
Thứ năm,21 Tháng mười một
spot_img

Chân dung “bệnh X” mà WHO đã cảnh báo

Bệnh X là một căn bệnh giả định trong tương lai, thuật ngữ này lần đầu được tạo ra khi thế giới chưa mường tượng đến một đại dịch toàn cầu như COVID -19. Vậy “bệnh X” này là gì?

‘Bệnh X’ mà WHO đang chuẩn bị là gì?
(Ảnh minh họa bởi The Epoch Times, Getty Images, Shutterstock)

Dịch bệnh giả định mà WHO cảnh báo từ năm 2018

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xây dựng thuật ngữ “bệnh X” vào đầu năm 2018, khi đó COVID – 19 vẫn chưa xuất hiện. Tuy nhiên, bệnh X đã được đề cập cùng với danh sách “các bệnh ưu tiên trong kế hoạch chi tiết” vốn nổi tiếng về tỷ lệ mắc bệnh và tử vong, bao gồm SARS, sốt rét, Ebola và các bệnh khác.

Theo WHO, một căn bệnh mới chưa được biết đến, với một số đặc điểm chính là có thể xảy ra. Danh sách đầy đủ, bao gồm cả bệnh X, là lời kêu gọi tập trung nghiên cứu và phát triển để giúp giảm thiểu và ngăn chặn các đợt bùng phát và hậu quả nghiêm trọng (WHO, 2018).

'Bệnh X' - dịch bệnh giả định mà WHO cảnh báo nguy hiểm đến đâu?- Ảnh 2.
Bệnh X để chỉ một mầm bệnh chưa xác định có thể gây ra dịch bệnh quốc tế nghiêm trọng. Ảnh: University of Oxford.

Như vậy, bệnh X đại diện cho một loại virus trên lý thuyết chưa được xác định mà các nhà khoa học cảnh báo có thể gây tử vong gấp 20 lần so với COVID -19.

Cũng từ đó, các tổ chức toàn cầu như WHO, WEF, Ngân hàng Thế giới, G7, và G20 đã tiến hành xây dựng một cơ sở hạ tầng toàn cầu để đối phó với đại dịch tiếp theo, bất kể đại dịch đó xuất hiện dưới hình thức nào.

‘Sứ mệnh 100 ngày’

Theo The Epoch Times, để đương đầu với sự lây lan của các loại virus như vậy, Liên minh Đổi mới Chuẩn bị Ứng phó Dịch bệnh (CEPI) có trụ sở tại Na Uy đã được thành lập tại hội nghị thượng đỉnh Davos năm 2017 của WEF, tự mô tả là một “mối quan hệ đối tác toàn cầu giữa các tổ chức công cộng, tư nhân, thiện nguyện, và xã hội dân sự”.

Hồi năm 2022, CEPI hợp tác với McKinsey & Company, một công ty tư vấn quản lý, để thực hiện “Sứ mệnh 100 ngày” của liên minh này nhằm đẩy nhanh quá trình sản xuất vaccine.

Theo báo cáo này, phải mất từ 326 đến 706 ngày “kể từ ngày bản đồ trình tự gene của virus COVID-19 được đưa ra cho đến khi [vaccine COVID-19] được một cơ quan quản lý thuốc quốc gia cấp phép sử dụng khẩn cấp hoặc được Tổ chức Y tế Thế giới ban hành Danh sách Sử dụng Khẩn cấp”.

Kế hoạch của CEPI sẽ cung cấp các loại vaccine trong vòng 100 ngày, trong thời gian đó “các biện pháp can thiệp phi dược phẩm” sẽ được áp dụng để làm chậm sự lây lan của căn bệnh này.

Trong thời gian diễn ra dịch bệnh COVID-19, các biện pháp can thiệp phi dược phẩm bao gồm xét nghiệm, theo dấu vết người tiếp xúc, giãn cách xã hội, giám sát, phong tỏa, hạn chế đi lại, và cấm tụ tập trong các sự kiện của gia đình hoặc các buổi thánh lễ tại nhà thờ.

Trong kế hoạch 100 ngày này, các nhà khoa học sẽ đẩy nhanh các giai đoạn bằng cách tận dụng công nghệ từ các loại vaccine hiện có, “kết hợp các giai đoạn thử nghiệm lâm sàng khác nhau thành một thử nghiệm lâm sàng để đẩy nhanh việc sử dụng chính thức” và “khai triển các thử nghiệm lâm sàng nền tảng, chẳng hạn như [chương trình thử nghiệm lâm sàng] ‘Solidarity’ của WHO, với việc hàng trăm bệnh viện ở hàng chục quốc gia hợp tác để đánh giá các rủi ro và lợi ích của loại vaccine này.”

Sau đó, các công ty và cơ quan chính phủ sẽ nhanh chóng sản xuất lô vaccine thử nghiệm đầu tiên được sử dụng cho người.

CEPI nêu rõ, trước khi Bệnh X xuất hiện, cộng đồng toàn cầu phải thiết lập các nền tảng phản ứng nhanh và xây dựng các thư viện vaccine.

Khi Bệnh X xuất hiện, việc chủ yếu là sẽ chuyển từ các prototype vaccine (tạm dịch: vaccine nguyên mẫu) sang sản xuất nhanh chóng các liệu pháp điều trị cho “mầm bệnh chuyên biệt.” Từ đó, các quan chức sẽ phân phối vaccine cho người dân và đánh giá các tác dụng của vaccine.

Các tác giả của báo cáo tuyên bố rằng “chúng tôi thừa nhận rằng việc tiến hành nguyện vọng 100 ngày này sẽ đi kèm với một số rủi ro cần được đánh giá rộng rãi trước một đại dịch, và chỉ nên theo đuổi mục tiêu nếu các biện pháp bảo vệ đúng đắn… được áp dụng.”

Một cơ sở trợ giúp cho “Sứ mệnh 100” ngày đang được thành lập tại Porton Down ở Vương quốc Anh. Cơ sở này được gọi là Trung tâm Đánh giá và Phát triển Vaccine, có mức độ bảo mật cao, từng được biết đến là nơi sản xuất vũ khí hóa học, và trung tâm này sẽ tuyển dụng hơn 200 nhà khoa học.

Ngoài việc phát triển các loại vaccine ngăn ngừa các mối đe dọa như virus cúm gia cầm H5N1, Trung tâm Đánh giá và Phát triển Vaccine cũng sẽ nghiên cứu các loại dược phẩm dành cho bệnh Sốt Lassa, Nipah, và Sốt xuất huyết Crimean-Congo, một căn bệnh do virus lây truyền qua vết cắn. Nhiều bệnh trong số này nằm trong danh sách các mầm bệnh có thể gây ra một đại dịch trong tương lai của WHO.

Thông tin sai lệch là một “rủi ro toàn cầu nghiêm trọng nhất.”

Cũng theo The Epoch Times, ngoài việc cho cộng đồng chích rất nhiều loại vaccine mới, một lĩnh vực quan trọng khác trong kế hoạch phòng chống Bệnh X là nỗ lực tập trung hoạt động ứng phó với các đại dịch bên trong tổ chức WHO.

Hiện tại, bản dự thảo đầu tiên của Hiệp định Đại dịch của WHO và các sửa đổi đối với Quy định Y tế Quốc tế hiện hành, mà tổ chức này hy vọng sẽ được ký vào tháng Năm, đang được lưu hành tại 194 quốc gia thành viên của WHO.

Trọng tâm của hiệp định và các sửa đổi này là tập trung việc phối hợp các chuỗi cung ứng theo chỉ dẫn của WHO, chia sẻ thông tin về các căn bệnh và phương pháp điều trị giữa các quốc gia thành viên, bảo đảm “công bằng” về chăm sóc sức khỏe giữa tất cả các quốc gia, và tạo ra một “cách tiếp cận toàn chính phủ và toàn xã hội” đối với việc ứng phó với đại dịch trong phạm vi các quốc gia thành viên.

WEF, WHO, và các nhà lãnh đạo toàn cầu khác lo ngại rằng trong một thời kỳ khủng hoảng, mọi người có thể bị dẫn dắt theo những ý tưởng sai lầm.

Bà Ursula von der Leyen, Chủ tịch Ủy ban Âu Châu, nói với những người tham dự hội nghị Davos rằng, “Mối quan tâm hàng đầu trong hai năm tới không phải là xung đột hay khí hậu, mà là thông tin giả và thông tin sai lệch.”

Theo khẩu hiệu đó của bà, WEF đã công bố Báo cáo Rủi ro Toàn cầu 2024, trong đó tổ chức này đã tiến hành khảo sát với 1,490 chuyên gia về rủi ro toàn cầu, những người đồng ý rằng thông tin sai lệch là một “rủi ro toàn cầu nghiêm trọng nhất.”

Bà Gayle Markovitz, tổng biên tập của WEF, cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên Radio Davos với các tác giả của báo cáo này rằng, “Một trong những vấn đề lớn mà chúng ta thấy trong năm nay, mà lần trước không có, là nguy cơ thông tin giả và thông tin sai lệch”.

Ông Peter Giger, giám đốc quản lý rủi ro tại bảo hiểm Zurich và là một trong những tác giả của báo cáo, cho biết: “Chúng tôi nghĩ rằng Internet sẽ khiến thông tin trở nên dân chủ hơn và mang lại sự minh bạch cho thế giới, nhưng ở mức độ nào đó, điều ngược lại đã xảy ra.”

“Về cơ bản, mọi người sống thờ ơ và thậm chí không nhận ra điều gì đang xảy ra bên ngoài.”

WHO cũng xem thông tin sai lệch là một mối đe dọa cần phải được “giải quyết.”

Dự thảo hiệp định của WHO nêu rõ rằng các quốc gia thành viên sẽ “lắng nghe và phân tích xã hội thường xuyên để xác định mức độ phổ biến và tính chất của thông tin sai lệch.”

Nỗ lực toàn cầu này là nhằm kiểm soát các các lối đưa tin xuất hiện vào một thời điểm mà nhiều người không tin vào những gì được gọi là “khoa học,” cũng như những lối đưa tin chính thức về điều gì là tốt cho họ. Trong thời kỳ đại dịch COVID-19, mọi người đã bị dẫn dắt sai bởi thông tin cho thấy hiệu quả của khẩu trang cũng như lợi ích của việc đóng cửa trường học, trong khi nhiều người từ chối chích vaccine được cung cấp.

Họ đã được bảo đảm một cách sai lầm rằng các vaccine COVID “an toàn và hiệu quả” sẽ ngăn chặn sự lây lan của virus, và nhiều người đã bị chính phủ Tổng thống Biden buộc phải lựa chọn giữ lại công việc hay chích vaccine, bất kể những rủi ro mà họ gặp phải từ virus này. Trẻ em ở các tiểu bang như California bị buộc phải chích vaccine để được đến trường, mặc dù trẻ em hầu như không gặp nguy cơ nhiễm bệnh nặng do COVID-19.

Tác hại về kinh tế, thể chất, và tâm lý từ các đợt phong tỏa cũng như từ việc đóng cửa cơ sở kinh doanh và trường học vẫn đang được nhận thấy rất lâu sau khi các quan chức chấm dứt các chính sách đó.

Các mô hình được xây dựng kém hiệu quả từ các tổ chức như trường Imperial College of London đã đột ngột thổi phồng số ca tử vong theo nghiên cứu ​​do COVID-19, gây ra nỗi kinh hoàng cho những người dân tuân thủ quy định.

Ở Canada, những tài xế xe tải nào phản đối các lệnh hạn chế liên quan đến COVID của chính phủ đã bị phong tỏa trương mục ngân hàng và thẻ tín dụng, đồng thời đình chỉ bảo hiểm của họ trong điều được chứng minh là một sự hợp tác hiệu quả giữa chính phủ và các công ty tư nhân.

Quan chức y tế cộng đồng hàng đầu của Thụy Điển, Tiến sĩ Anders Tegnell, đã mô tả thời kỳ này là “một thế giới phát điên.”

Ngày nay, nhiều nhà khoa học đang cáo buộc rằng các hãng truyền thông chính thống và các nhà xuất bản học thuật đang phớt lờ hoặc kiểm duyệt các báo cáo chỉ trích việc phong tỏa, đồng thời phát hành những báo cáo ca ngợi các đợt phong tỏa và cho rằng các đợt phong tỏa này nên là một thành phần tiêu chuẩn trong ứng phó với đại dịch.

Các bác sĩ cũng đang cảm thấy áp lực khi phải tuân thủ đúng quy định. Tháng 08/2022, California đã thông qua luật trừng phạt những bác sĩ nào lan truyền “thông tin sai lệch” chỉ trích các loại vaccine ngừa COVID. Đạo luật này đã bị một thẩm phán liên bang chặn lại vào tháng 01/2023 vì vi phạm quyền tự do ngôn luận.

Bác sĩ Meryl Nass, một nhà phê bình thẳng thắn về những nỗ lực như hiệp định đại dịch của WHO, cho biết giấy phép hành nghề y khoa của bà ở tiểu bang quê nhà Maine đã bị đình chỉ do bà không tuân theo các quy định về COVID của tiểu bang này.

Bà mô tả những nỗ lực của các quan chức y tế toàn cầu và địa phương nhằm nắm quyền dưới danh nghĩa chiến đấu chống lại bệnh tật là “một cuộc đảo chính mềm.”

“Họ phải duy trì quyền kiểm soát lối đưa tin; họ sẽ không thể thành công nếu không kiểm soát như vậy,” bác sĩ Nass nói với The Epoch Times. “Và một phần của việc kiểm soát lối đưa tin này là kiểm soát bài tường thuật từ bác sĩ, bài tường thuật trong ngành y tế.”

Bịt miệng những người bất đồng chính kiến

Tuy nhiên, WEF cảnh báo rằng nếu thông tin sai lệch và thông tin giả không được kiểm soát, thì việc kiểm duyệt có thể trở thành thông lệ.

Báo cáo của WEF nêu rõ: “Để đối phó với thông tin sai lệch và thông tin giả, các chính phủ có thể ngày càng được trao quyền để kiểm soát thông tin dựa trên những gì họ xác định là ‘thật.’”

“Các quyền tự do liên quan đến Internet, báo chí, và quyền tiếp cận vào các nguồn thông tin rộng hơn, vốn đã có nguy cơ suy giảm, có thể dẫn đến việc trấn áp rộng rãi hơn các luồng thông tin ở thêm nhiều quốc gia.”

Để nhấn mạnh vấn đề này, các nguyên đơn trong vụ Missouri kiện Biden, một vụ án hiện đang được kháng cáo lên Tối cao Pháp viện, đều cáo buộc rằng chính phủ Tổng thống (TT) Biden đã gây áp lực buộc các công ty truyền thông xã hội phải kiểm duyệt các bài đăng đi ngược lại cách đưa tin của chính phủ về nguồn gốc COVID, vaccine, và các vấn đề chính trị.

Một thẩm phán tòa án địa hạt đã ra phán quyết hồi tháng 09/2023 rằng các nguyên đơn đã đúng và nỗ lực kiểm duyệt người Mỹ của chính phủ TT Biden là “cuộc tấn công lớn nhất đối với tự do ngôn luận trong lịch sử Hoa Kỳ,” và rằng chính phủ ông Biden đã “ngang nhiên phớt lờ các điều khoản về tự do ngôn luận trong Tu chính án thứ Nhất.”

Trong khi báo cáo của WEF mô tả việc kiểm duyệt là một rủi ro và là một mối lo ngại, thì một số chính phủ và tập đoàn dường như xem đó là một biện pháp khắc phục. Facebook, YouTube, và Twitter đã phải đối mặt với nhiều cáo buộc về kiểm duyệt liên quan đến đại dịch cũng như chính trị.

Hồi đầu tháng Một này, Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) đã bật đèn xanh cho một đề xướng từ các cổ đông của Apple, yêu cầu Apple làm rõ các chính sách của họ về việc gỡ bỏ các ứng dụng của phái bảo tồn truyền thống và tôn giáo khỏi nền tảng của công ty này, trong bối cảnh có các cáo buộc rằng các hành động của Apple xuất phát từ các nhân viên theo phe thiên tả bất mãn hoặc được thực hiện theo yêu cầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Cũng lưu ý rằng 3 tỷ người trên toàn thế giới sẽ bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử trong năm nay, báo cáo rủi ro của WEF nêu rõ rằng “việc sử dụng một cách rộng rãi thông tin sai lệch và thông tin giả, cũng như các công cụ để phổ biến thông tin đó, có thể làm suy yếu tính hợp pháp của các chính phủ mới được bầu ra [và] tình trạng bất ổn kèm theo có thể khác nhau, từ các cuộc biểu tình bạo lực và tội ác do thù hận đến xung đột dân sự và chủ nghĩa khủng bố.”

Nghi Vân (Theo The Epoch Times)

Banner 1 3

Xem thêm:

WHO: Gần 10.000 người tử vong vì Covid-19 trong tháng 12 năm 2023

Tạm dừng sản xuất Vaccine Sinovac của Trung Quốc

Thấy gì khi quan sát vaccine COVID-19 và mẫu máu của những người đã tiêm phòng

Tân Thế Kỷ Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều