Khi Tết đang đến gần, nhu cầu mua sắm của người dân tăng mạnh, và các nền tàng mua sắm trực tuyến với các mặt hàng giá rẻ thường là sự lựa chọn tối ưu của nhiều người. Tuy nhiên nguy cơ về các mặt hàng không rõ nguồn gốc hay chất lượng cũng là một vấn đề mà người tiêu dùng cần quan tâm.
Những năm gần đây, các công ty mua sắm trực tuyến Trung Quốc đang nhanh chóng mở rộng ra nước ngoài thông qua việc bán hàng với giá cực thấp. Người tiêu dùng nước ngoài đã bị cám dỗ bởi các mặt hàng giá rẻ đến từ Trung Quốc và thị trường bán lẻ của các nước khác như Hoa Kỳ, Hàn Quốc đang nhanh chóng bị xói mòn bởi các sản phẩm này.
Tuy nhiên, nhược điểm của sản phẩm giá rẻ sản xuất tại Trung Quốc cũng khiến nhiều khách hàng cảnh giác. Chính phủ Hàn Quốc mới đây đã cảnh báo thông qua một cuộc điều tra rằng, hàng giả sản xuất tại Trung Quốc có chứa kim loại nặng gây ung thư và đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Cơ quan Hải quan Hàn Quốc gần đây tuyên bố rằng – do lượng hàng giả trên thị trường tăng gấp 6 lần trong 4 năm qua, nên cơ quan này đã tiến hành kiểm tra tập trung đối với các mặt hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ được nhập khẩu vào Hàn Quốc trong 4 tuần – kể từ ngày 6 tháng 11 đến ngày 1 tháng 12 năm ngoái.
Theo đó, có 142.930 thể loại hàng giả đã bị thu giữ, bao gồm 62,3% đến từ Trung Quốc và 27,5% đến từ Hồng Kông, nghĩa là khoảng 90% hàng giả có xuất xứ từ Trung Quốc. Còn lại 10% là hàng giả đến từ Việt Nam.
Việc kiểm soát tập trung này được thực hiện trong thời gian diễn ra các sự kiện giảm giá quy mô lớn như ngày 11/11 và ngày 24/11, và được thực hiện trong tất cả các lĩnh vực thông quan nhập khẩu bao gồm chuyển phát nhanh, gửi thư và nhập khẩu tổng hợp.
Cục Hải quan Hàn Quốc đã chỉ định 3 danh mục thường được kiểm soát là quần áo, giày dép và túi xách. Trong số hàng giả bị thu giữ, quần áo chiếm tỷ trọng lớn nhất với 40%, tiếp theo là văn phòng phẩm 16%, Phụ kiện chiếm 14%, móc chìa khóa chiếm 8%, túi xách chiếm 5% và đồ chơi, giày dép cùng ví mỗi loại chiếm 2%.
Liên quan đến hàng giả, các nhà điều tra nhận thấy các mặt hàng như bông tai, túi xách và các mặt hàng khác tiếp xúc trực tiếp với da – có thể được nhập khẩu mà không tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn và có khả năng gây hại đến người tiêu dùng.
Viện Phân tích Thuế quan Trung ương Hàn Quốc cũng tiến hành phân tích bổ sung về thành phần của 83 loại sản phẩm có thể trực tiếp xâm nhập vào da. Kết quả cho thấy 25 loại mặt hàng (chiếm 30%) có chứa hàm lượng kim loại nặng vượt mức như chì, cadmium. Ngoài ra, lượng chì và cadmium được phát hiện trong một số sản phẩm đã vượt quá giới hạn cho phép ít nhất từ 2 đến 930 lần.
Trong số 24 chiếc khuyên tai nhái các thương hiệu nổi tiếng như Louis Vuitton, Dior, Chanel và các mặt hàng thời trang bình dân khác, thì có đến 20 chiếc (83%) được phát hiện có chứa cadmium và 3 trong số đó cũng bị phát hiện có hàm lượng chì cao quá mức quy định.
Phân tích thành phần cũng cho thấy, để giảm giá thành, các công ty sản xuất hàng giả không chỉ sử dụng cadmium trong xử lý bề mặt mà còn sử dụng chì và cadmium làm nguyên liệu chính trong quá trình sản xuất.
Trong số 20 chiếc khuyên tai được phát hiện có chứa cadmium, 15 chiếc được phát hiện có hàm lượng cadmium vượt quá giới hạn cho phép tới 600 lần và một số sản phẩm có hàm lượng cadmium vượt quá giới hạn cho phép tới 930 lần.
Ngoài ra, một số túi, ví giả cũng bị phát hiện có chứa hàm lượng chì và cadmium cao quá mức quy định.
Theo Cục Quản lý An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp, một bộ phận của Bộ Lao động Hoa Kỳ – cadmium và các hợp chất của nó có độc tính cao và khi thường xuyên tiếp xúc với kim loại này có thể gây ung thư cũng như làm tổn thương hệ thống tim mạch, thận, tiêu hóa, thần kinh, sinh sản và hô hấp.
Theo Viện Ung thư Quốc gia, cadmium chủ yếu liên quan đến ung thư phổi ở người, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư thận và ung thư tuyến tụy, đồng thời cũng liên quan đến ung thư vú và ung thư bàng quang.
Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ (HHS) cũng đã xác định rằng – chì và các hợp chất chì có thể gây ung thư ở người.
Theo nghiên cứu, chì có thể ảnh hưởng đến hầu hết mọi cơ quan và hệ thống trong cơ thể. Ngộ độc chì ở trẻ em và người lớn chủ yếu gây hại cho hệ thần kinh. Tiếp xúc lâu dài có thể làm giảm khả năng học tập, ảnh hưởng đến trí nhớ và sự tập trung cũng như yếu ngón tay, cổ tay hoặc mắt cá chân. Tiếp xúc với chì có thể gây thiếu máu (nồng độ sắt trong máu thấp) và tổn thương thận, đồng thời cũng có thể gây tăng huyết áp, đặc biệt ở người trung niên và người lớn tuổi.
Cơ quan Hải quan Hàn Quốc cảnh báo – việc lưu thông và tiêu thụ hàng giả không chỉ là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ mà còn là “mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe” của người tiêu dùng.
Ngày nay, các công ty mua sắm trực tuyến của Trung Quốc đang nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường bán lẻ Hàn Quốc.
Vào năm 2023, thị phần của Trung Quốc trong thị trường mua sắm trực tuyến thương mại điện tử xuyên biên giới của Hàn Quốc lần đầu tiên vượt qua Hoa Kỳ và trở thành thị trường mua sắm ở nước ngoài lớn nhất của Hàn Quốc.
Dữ liệu từ Cục Hải quan Hàn Quốc cho thấy – trong ba quý đầu năm 2023, hoạt động mua sắm trực tuyến thương mại điện tử xuyên biên giới của Hàn Quốc đã tăng 20,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Xét về đối tượng giao dịch, Trung Quốc chiếm 46,4% và Hoa Kỳ chiếm 29,1%.
Trước sự lấn sân của các công ty mua sắm trực tuyến Trung Quốc vào thị trường Hàn Quốc, dư luận Hàn Quốc đã kêu gọi các biện pháp như -tăng cường các rào cản phi thuế quan và nâng cao khả năng cạnh tranh của các nền tảng mua sắm trực tuyến Hàn Quốc.
Lý Nguyên Hoa (Li Yuanhua), chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc và nguyên phó giáo sư giáo dục lịch sử tại Đại học Capital Normal, nói với báo The Epoch Times vào ngày 29/1 rằng – Lý do khiến nhiều sản phẩm từ Trung Quốc có giá rất thấp, không chỉ là do vi phạm hoặc trộm cắp quyền sở hữu trí tuệ, mà các nhà sản xuất Trung Quốc còn sử dụng hàng lậu để giảm chi phí, họ dùng cả những chất độc hại, trong đó có nhiều chất kém chất lượng, nhưng người tiêu dùng bình thường rất khó nhận biết.
Ông nhấn mạnh các nước cần chú ý, cảnh giác cũng như xây dựng các quy định và bãi bỏ việc miễn thuế với Trung Quốc. Đồng thời áp đặt những hạn chế và thử nghiệm nhất định đối với các sản phẩm mua sắm trực tuyến – để các sản phẩm vi phạm, kém chất lượng, độc hại không đến tay người tiêu dùng ở các quốc gia khác nhau một cách thuận lợi.
Sản phẩm độc hại, kém chất lượng sản xuất tại Trung Quốc ảnh hưởng tới nhiều quốc gia
Không chỉ Hàn Quốc phát hiện số lượng lớn sản phẩm kém chất lượng và độc hại từ Trung Quốc, mà nhiều nước trên thế giới cũng không tránh khỏi nguy cơ này thông qua các trang thương mại điện tử.
Mới đây, một bé gái 11 tuổi người Anh đã bị bỏng nặng do sơn móng tay nhân tạo mua từ nền tảng mua sắm trực tuyến Temu của Trung Quốc.
Theo báo chí Anh đưa tin – vào ngày 26/1 theo giờ địa phương, Chloe Norris, một bé gái 11 tuổi sống ở Kent, đã mua bộ sơn móng tay tại nhà trên trang web Temu thông qua cha mình.
Mẹ của Chloe cho biết, sau khi cô bé sơn móng tay nhân tạo trước mặt bà, bé Chloe đột nhiên phàn nàn rằng tay mình nóng và đau. Kkhi cơn đau dịu đi một chút, cô bé được bôi thuốc mỡ tại nhà nhưng những mụn nước lớn bắt đầu hình thành vào ngày hôm sau.
Khi đến bệnh viện khám, cô bé được chẩn đoán rằng toàn bộ bề mặt da đã bị bỏng. Bé Chloe sau đó đã được ghép da hai lần và nghe nhân viên y tế nói rằng vết bỏng có thể sẽ để lại sẹo suốt đời.
Sau sự cố trên, cha mẹ của Chloe đã kêu gọi không bán sản phẩm nguy hiểm này. Họ cho biết đã mua loại sơn móng tay này với giá dưới 1 bảng Anh (khoảng 1,30 USD). Để bồi thường, Temu đã đưa cho họ phiếu giảm giá trị giá 1.750 bảng Anh (khoảng 2.200 USD) ba lần, nhưng họ tuyên bố sẽ không đặt mua bất cứ thứ gì từ Temu nữa.
Ngoài ra, vào cuối năm 2023, một người Nhật khi mua kem tẩy nốt ruồi trên website mua hàng trực tiếp AliExpress của Trung Quốc, đã xuất hiện hiện tượng hoại tử da. Chính quyền Nhật Bản sau đó đã đưa ra “cảnh báo” liên quan đến việc mua trực tiếp kem tẩy nốt ruồi .
Trung tâm Vấn đề Người tiêu dùng Quốc gia Nhật Bản (NCAC) cho biết vào ngày 13 tháng 12 năm 2023: “Họ nhận được nhiều báo cáo liên quan đến loại kem này, và 3 trong số đó gây tổn thương da nghiêm trọng.” Kết quả kiểm tra các sản phẩm bị thu hồi cho thấy loại kem này có ” Có tính kiềm mạnh ở mức pH 14″, sử dụng loại kem này có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho da. Nhật Bản kêu gọi người sở hữu ngừng sử dụng.
Hoàng Dung lược dịch
Theo The Epoch Times
Xem Thêm:
Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*