spot_img
25 C
Vietnam
Thứ sáu,20 Tháng chín
spot_img

Châu Âu hạn chế bán “công nghệ nhạy cảm” cho khách Trung Quốc

Ủy ban Châu Âu (EU) sẽ tăng cường việc chống lại các chính sách thương mại hung hãn của Trung Quốc, bao gồm cả việc công bố danh sách các công nghệ nhạy cảm phải tránh xa tầm tay của Bắc Kinh.

Châu Âu hạn chế bán "công nghệ nhạy cảm" cho khách Trung Quốc| Tân Thế Kỷ
Ủy ban Châu Âu sẽ công bố danh sách các công nghệ quan trọng mà họ tin rằng Châu Âu không được dễ dãi trong cung cấp cho các quốc gia. Và Trung Quốc là quốc gia khiến họ lo ngại nhất

Brussels đang xây dựng một “kho vũ khí thương mại” để bảo vệ khối khỏi các hành động của các nước đối thủ, bao gồm một công cụ nhằm trừng phạt các quốc gia tìm cách gây áp lực lên một trong các quốc gia thành viên của khối.

Ủy ban Châu Âu sẽ công bố danh sách các công nghệ quan trọng mà họ tin rằng Châu Âu không được dễ dãi trong cung cấp cho các quốc gia, và Brussels lo ngại rằng việc cung cấp chúng có thể gây tổn hại đến an ninh, lợi ích của EU hoặc nhân quyền của khối.

Nghị viện châu Âu cũng chuẩn bị bật đèn xanh cuối cùng vào thứ Ba (2/10) cho một cơ chế cho phép khối áp đặt thuế quan, hạn chế đầu tư và hạn chế quyền truy cập vào các hợp đồng công đối với các quốc gia như Trung Quốc.

Đây là phản ứng trước tranh chấp với Trung Quốc về các hạn chế thương mại áp đặt đối với thành viên EU Lithuania sau khi nước này tăng cường mối quan hệ với Đài Loan.

MEP cũng sẽ chất vấn ủy ban vào thứ Ba về mối quan hệ của EU với Trung Quốc sau chuyến thăm của ủy viên thương mại Valdis Dombrovskis tới Trung Quốc vào tháng trước.

Mặc dù Liên minh châu Âu cho biết họ tìm cách duy trì đối thoại với Bắc Kinh, nhưng Brussels đã tăng cường nỗ lực nhằm hạn chế các hoạt động thương mại quan trọng với Trung Quốc.

Đây là một phần trong chiến lược “giảm rủi ro” nhưng không “tách rời” khỏi Trung Quốc do Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen khởi xướng. Bà đã nhiều lần nhấn mạnh châu Âu cần sản xuất nhiều hơn trên lục địa này và hợp tác với các quốc gia thân thiện hơn để đảm bảo “an ninh kinh tế” – cụm từ thường được sử dụng kể từ khi Nga phát động cuộc chiến với Ukraine vào năm ngoái.

Sau cuộc chiến của Moscow, EU phải nhanh chóng tìm kiếm các nguồn năng lượng mới sau khi quá phụ thuộc vào dầu khí của Nga. Các công nghệ chủ chốt có thể bao gồm điện toán lượng tử, chất bán dẫn tiên tiến và trí tuệ nhân tạo.

Vào tháng 6, Von der Leyen nói rằng EU đang xem xét một “bộ công nghệ tiên tiến nhỏ, có giới hạn”, đồng thời bà nói thêm: “Ở đây chúng tôi muốn đảm bảo rằng chúng không nâng cao khả năng quân sự của một số quốc gia đáng lo ngại”.

Các quan chức EU trước đây đã đưa ra quan ngại rằng châu Âu không có cách đánh giá riêng về việc xuất khẩu công nghệ nào có thể gây tổn hại cho khối. Không có đề cập trực tiếp đến Trung Quốc nhưng mục tiêu của các biện pháp cứng rắn hơn là rõ ràng.

Ủy ban đang nghiên cứu một đề xuất về đầu tư ra nước ngoài có thể hạn chế nguồn tài trợ ra nước ngoài của các công ty châu Âu. Họ đang chuẩn bị luật để cắt giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc về nguyên liệu thô quan trọng, được sử dụng để sản xuất các sản phẩm như ô tô điện.

Vào tháng 7, Trung Quốc đã tiến hành hạn chế tiếp cận hai kim loại quý hiếm – gali và gecmani – rất quan trọng để sản xuất chất bán dẫn.

Trong cuộc tấn công mới nhất chống lại Trung Quốc, Brussels đã mở một cuộc điều tra vào tháng trước về các khoản trợ cấp cho ô tô điện của Trung Quốc sau khi có cáo buộc rằng chúng dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường EU.

Cuộc điều tra làm dấy lên lo ngại về một cuộc chiến thương mại với Bắc Kinh, vì EU có thể quyết định áp thuế đối với ô tô điện Trung Quốc cao hơn mức tiêu chuẩn 10% của EU nếu kết luận có những hành vi không công bằng.

BN 2 jpeg 5

Hoàng Nam.

Thổ Nhĩ Kỳ: đánh bom trước giờ Quốc hội mở cửa

Indonesia khai trương tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên ở Đông Nam Á

“Warren Buffett của Trung Quốc” đột ngột qua đời giữa lúc thị trường sóng gió

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

 

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều