Giá dịch vụ hỏa táng tăng chóng mặt ở Trung Quốc đại lục gây phẫn nộ. Người Trung Quốc cay đắng tuyên bố họ không đủ tiền để… chết. Đại dịch gây ra tỷ lệ tử vong cao cho rất nhiều người già, người có bệnh nền, tạo nên tình trạng các nhà hoả táng chật ních thi thể, hoạt động quá tải và giờ là trục lợi trong đại dịch.
Dịch bệnh nghiêm trọng, số người chết tăng mạnh, lò hỏa táng không thể chịu nổi số lượng lớn xác chết, toàn bộ hệ thống tang lễ rơi vào tình trạng tê liệt.
Nhà tang lễ Thượng Hải Longhua tiếp nhận hơn 500 thi thể mỗi ngày, gấp 5 lần so với bình thường. Đã xuất hiện tình trạng chủ doanh nghiệp hoả táng vô đạo đức tăng giá hoả táng thi thể, những kẻ đầu cơ tang lễ đang lộng hành ngay giữa đại dịch.
Chi phí cho các dịch vụ tang lễ trước đây khoảng vài nghìn nhân dân tệ (CNY), nhưng hiện tại giá cả lên tới vài chục lần, có nhà hoả táng yêu cầu chi phí 68,000 CNY (tương đương 232 triệu đồng) cho dịch vụ này.
Theo chủ một cửa hàng quan tài lớn ở Bắc Kinh họ Liu nói với NTDTV, đồ tang lễ ở Bắc Kinh, Hà Bắc, Đường Sơn và những nơi khác đều đã hết hàng. “Quan tài giấy, quan tài gỗ, vải liệm đều hết hàng. Hiện tại hàng dùng nhiều, bán hết sạch. Anh làm bao nhiêu, người ta muốn bấy nhiêu. Ngành nghề của chúng tôi hết sạch hàng tồn kho rồi”. “Ban đầu, giá quan tài là 3,000 CNY, rồi tăng đến 5,000 CNY. Hiện tại, giá quan tài đã tăng lên hơn 10,000 CNY”, ông Liu nói.
Người nhà than thở: “Tôi cũng không đủ tiền để chết bây giờ!”
Các cửa hàng bán quan tài ở nông thôn cũng cháy hàng.
农 村 棺 材 卖 脱 销 了…… pic.twitter.com/feDhfZXAtg
— 今日質疑網 (@jinrizhiyi) January 2, 2023
Trung Quốc tuyên bố hơn 90% dân số của họ được tiêm vaccine nội địa. Tuy nhiên, hiệu quả của vaccine Trung Quốc luôn là một dấu hỏi lớn; đặc biệt khi chính quyền, bất chấp tỷ lệ tiêm vaccine cao gần nhất thế giới, vẫn duy trì chính sách kỳ lạ ‘zero-covid’, phong toả khắc nghiệt trong 3 năm qua.
Sự kiệt quệ về sinh khoẻ, điều kiện sống, chăm sóc y tế và thu nhập đã khiến người dân phản ứng dữ dội với chính sách ‘zero-Covid’, buộc nhà chức trách phải đảo ngược chính sách này và nới lỏng các điều kiện phong toả.
Việc đảo ngược chính sách làm bùng lên dịch bệnh và tỷ lệ tử vong đáng kể, tạo nên tình trạng quá tải, trục lợi dịch bệnh như mô tả ở trên.
Tại Trung Quốc, Pfizer Paxlovid, thuốc trị Covid-19 của Pfizer, bị độc quyền bởi các doanh nghiệp nhà nước và chức sắc; khối tư nhân gần như không thể mua được.
Trung Quốc chỉ nhập khẩu một lượng nhỏ thuốc Paxlovid dạng uống chống COVID-19 của Pfizer. Thuốc kháng virus này chỉ được dùng để phục vụ những người có quyền lực ở Trung Quốc. Các bệnh viện nhận được rất ít hạn ngạch [nhập Paxlovid]. Người dân bình thường không thể mua thuốc uống Paxlovid từ các kênh thông thường, thay vào đó họ cố gắng mua thuốc viên nén của của Ấn Độ, tuy nhiên việc vận chuyển cũng bị chặn do xung đột Trung – Ấn đang ở mức cao; tuyến đường Trung Quốc-Ấn Độ bị cấm vận ở mức độ cao.
Theo NTDTV
Quang Nhật (NTDVN) tổng hợp