Đảo vận chuyển vận mệnh chủ tể, tài như minh châu thổ trung mai.
Hung trung hữu chí hưu ngôn chí, phúc nội vô tài mạc luận tài.
Khổng tử tuyệt lương tại trần thái, thái công không thủ điếu ngư thai.
Nhị nhân không hữu trùng thiên chí, chẩm nại vận bại thì dã suy.
Tạm dịch
Đảo vận chuyển vận mệnh chủ tể, tài như minh châu vùi trong đất.
Trong tâm có chí không nói chí, trong bụng không tài chớ luận tài.
Khổng Tử hết lương tại Trần Thái, Thái Công không thủ Điếu Ngư Đài
Hai người không có trùng thiên chí, tiếc rằng vận bại thời cũng suy.
Hôm nay chúng ta cùng thảo luận về câu chuyện chân thật mà người xưa kể lại là ‘Đảo vận Hán’. Câu chuyện gợi mở cho chúng ta thấy một điều, được mất trong đời người đều là Trời xanh căn cứ vào nghiệp báo của một người mà an bài. Bạn chỉ cần thuận theo tự nhiên thì thứ của bạn sẽ vẫn là của bạn.
Nói về nguồn gốc của cái tên ‘Đảo Vận Hán’. Cậu sinh ra ở gần Mã Đầu, Doanh Khẩu, Liêu Ninh, gia cảnh tương đối giàu có, bản thân cũng rất thông minh. Cậu chẳng những là người có văn hóa mà còn thành thạo cả cầm kỳ thi họa. Cha mẹ vì cậu mà lựa chọn hôn thê. Sau khi cha mẹ qua đời, cậu buôn cái gì liền mất cái đó, giống như Khương Thái Công đi buôn vậy, cuối cùng gia nghiệp cũng lụi bại. Dưới đây chỉ là một ví dụ.
Một năm nọ cậu muốn đến Tô Châu để bán quạt, thời điểm mua quạt về thì thời tiết còn chưa nóng nực, cậu liền đem quạt ra vẽ vẽ lên và trông rất đẹp. Đến lúc bán quạt, cậu liền thu dọn đồ đạc đi Tô Châu. Sau khi đến nơi, thời tiết nếu không phải là trời mưa thì cũng là râm mát, hơn hai tháng sau thì thời tiết cũng trong sáng hơn, chỉ có điều lúc này trời đã nổi gió thu, cậu đành phải thu dọn đồ trở về nhà. Lúc thu dọn đồ đạc cậu mới phát hiện, quạt chưa được vẽ tranh thì còn may, những chiếc vẽ tranh lên đã bị ẩm ướt mà dính lại với nhau, chỉ cần mở ra là quạt sẽ bị rách, ngay cả khi nó không thối không nát thì cũng không thể bán được nữa rồi. Cũng bởi vì cậu làm cái gì là hỏng cái đó, không có thời điểm nào là không mất tiền nên mọi người đặt cho cậu cái tên là ‘Đảo Vận Hán’.
Về sau Đảo Vận Hán không làm ăn buôn bán nữa mà dựa vào việc viết đọc điếu văn cho đám hiếu hoặc hát cho đám cưới để kiếm lấy chút tiền sinh sống. Ngày bình thường cậu mưu sinh bằng việc viết thư giúp người. Thời điểm này, nhạc phụ nhiều lần ngỏ ý bảo cậu mang sính lễ đến cầu hôn nhưng vì không có tiền nên việc đó đành gác lại. Bởi vì nhà ai có việc cậu cũng xuất hiện, cho nên người mà cậu quen biết cũng khá nhiều.
Một ngày nọ, có người bạn đi thuyền buôn bán muốn cậu đi cùng, đồng thời đưa cho cậu 20 lạng bạc với tư cách là trả phí thù lao. Đảo Vận Hán mặc dù nghèo nhưng về tư cách làm người cậu vẫn giữ được đạo nghĩa. Bởi vì nước biển không thể dùng để uống, cho nên cậu đã dùng 20 lạng bạc mua hai giỏ lớn Động Đình Hồng. Lúc người bán chuyển Động Đình Hồng lên thuyền, chủ thuyền còn nói đùa Đảo Vận Hán: “Hôm nay lại buôn bán Động Đình Hồng à, nói với Đảo Vận Hán với chút ý tứ mỉa mai”.
Đi buôn bằng tàu thuyền trên biển thường gặp rất nhiều nguy hiểm, ví như gặp phải hải tặc hoặc gió lớn…Vì để giảm bớt rủi ro, khi ra khơi mọi người đều có bạn đồng hành. Chuyến đi lần này có 7 thuyền buôn đi cùng nhau. Chuyến đi thuận buồm xuôi gió đến được địa điểm. Họ giao dịch lấy vật đổi vật, dùng một lượng bạc hàng hóa có thể đổi được 3 lượng bạc hàng hóa, 3 lượng bạc hàng hóa mang về đến Doanh Khẩu có thể bán được 9 lượng bạc.
7 chiếc thuyền đã nhanh chóng kết thúc việc trao đổi hàng hóa. Chủ thuyền tới hỏi Đảo Vận Hán: “Ta giúp ngươi bán mấy cái Động Đình Hông này đi nhé”. Đảo Vận Hán nói: “Được!” Bởi vì bất đồng ngôn ngữ, hai bên trao đổi mua bán chỉ biết khoa tay múa chân, lúc đó chủ thuyền duỗi ra một ngón tay, ý là một đồng một cái. Đối phương lại lầm tưởng là một lượng bạc một cái, bởi vì người ở đây chưa từng nhìn qua Động Đình Hồng (đây là loại vật dụng mà nếu vận chuyển không cẩn thận sẽ rất dễ bị vỡ, cho nên không có ai buôn thứ đồ vật này), vật dùng hiếm là quý. Đang lúc mọi người tranh nhau mua thì con trai của Tể tướng đi ngang qua, cậu liền đuổi hết người xung quanh ra một bên, sau đó trả số tiền chưa đến một lượng bạc một chiếc, lúc chủ thuyền khoa tay múa chân để nói rõ việc này, cậu lại cười lớn rồi sai người hầu đem một nửa túi bạc đưa cho Đảo Vận Hán, ước khoảng 20 lượng bạc một cái Động Đình Hồng. Sự việc này là như thế nào? Nguyên lai ở đây bạc cũng có đẳng cấp, cùng một lượng bạc phân thành 3 cấp, loại cao nhất là là trên nén bạc có chạm khắc hình rồng (ngân điện hữu long), loại có cấp bậc thứ 2 thì trên thỏi bạc có chạm khắc đầu hổ, loại thứ 3 có chạm khắc đồng cỏ và nguồn nước. Một ngân lượng hình rồng bằng 10 ngân lượng hình hổ và tương đương với 100 ngân lượng có hình đồng cỏ và nguồn nước. Ban đầu con trai tể tướng đưa cho bạc chính là ngân lượng hình rồng, sau đó là đưa chính là ngân lượng hình đồng cỏ và nguồn nước, do đó cậu mới cười lớn như vậy.
Từ lúc chào đời tới nay, Đảo Vận Hán chưa từng buôn bán thứ gì mà kiếm được lợi nhuận, chủ thuyền nói: “Cậu dùng số tiền này mua ít hàng mang về, ít nhất cũng kiếm được chút lời”. Đảo Vận Hán nói: “Thôi xong rồi! Chỉ sợ lại trắng tay, lại phải tạm biệt với toàn bộ số tiền này”. Mọi việc xong xuôi, 7 chiếc thuyền lại trở về nơi xuất phát. Lúc đi được nửa đường thì trời nổi gió lớn, thuyền phải dạt vào một hòn đảo nhỏ trên đường, 3 ngày trôi qua gió vẫn không ngừng. Đảo Vận Hán muốn lên đảo đi dạo một chút nhưng không ai muốn đi theo. Thế là cậu đành lên đảo một mình, trên đảo cậu nhìn thấy chiếc mai rùa lớn, dài 2 mét, rộng một mét, phải rất vất vả cậu mới đưa được chiếc mai rùa lên thuyền. Trên thuyền có người còn cười: “Cậu lại buôn bán thứ gì đấy! Ha ha!” Đảo Vận Hán nói: “Vật này thật tốt, mở ra có thể dùng làm giường và khép lại có thể dùng để làm hòm. Gió lớn 7 ngày mới dừng lại, 7 chiếc thuyền lại tiếp tục trở về bến tàu Doanh Khẩu. Trên tàu có một ông chủ lớn thu mua hàng hóa, mọi thứ được xếp theo thứ tự danh mục, hai bên trảo đổi xong thì bên thu mua dỡ hàng theo danh sách. Bên thu mua bày tiệc rượu chiêu đãi chủ hàng, các chủ hàng ngồi trên ghế theo vị trí lớn nhỏ, Đảo Vận Hán đứng ở vị trí thứ 8, nếu không có tình huống thu mua đặc biệt thì ông chủ lớn sẽ không đích thân đến.
Hôm nay ông chủ lớn đến đây hỏi chủ hàng rằng có món hàng Thượng Thanh đan trên tàu nhưng lại không có trong danh sách. Ông chủ lớn hỏi chủ tàu có muốn bán không? 7 chủ tàu tỏ vẻ rằng không còn hàng trên tàu, và hỏi món hàng ông chủ muốn nói là hàng gì, ông chủ lớn nói: “Chính là cái mai rùa”. Lúc này 7 chủ thuyền nhìn hướng về Đảo Vận Hán. Đảo Vận Hán cảm thấy đỏ mặt nói với ông chủ lớn: “Nếu ông thích thì tôi có thể tặng nó cho ông!” Ông chủ lớn nói: “Đồ vật quý giá như vậy ta không thể lấy không, ngài đưa giá ra đi. Đảo Vận Hán nhờ bạn chủ thuyền nói: “Bạn giúp tôi ra giá đi”. Chủ thuyền bèn hét giá: “Nếu ông muốn mua, giá của nó là 100 lượng”. Ông chủ cười nghiêm túc nói: “100 lượng quá ít!”. Chủ thuyền sững sờ nói: “Vậy 1000 lượng!” Ông chủ lại lắc đầu nói: “Vẫn quá ít!”. Cứ như thế, mức tăng giá được nâng lên rất nhiều lần, cuối cùng giá đạt tới gần 100 triệu lượng. Ông chủ vẫn nói giá này vẫy rất rẻ. Ông nói: “Nguyên tắc buôn bán của ta là giao dịch công bằng, nhưng số tiền này đối với người bán mà nói thì là giao dịch không công bằng. Lời ngày khiến mọi người có mặt ở đó đều ngây người.
Lúc này, Đảo Vận Hán đứng lên nói: “Ngài sẵn lòng mua, ta sẵn lòng bán, đó là công bằng rồi, không cần tăng giá nữa, nhưng ta có một điều kiện, đáp ứng được liền giao hàng. Ngài có thể cho ta biết vì sao mai rùa này lại có giá trị lớn đến vậy không?” Ông chủ nói: “Được, chỉ 8 người các ngươi, buổi tối canh 2 đến sau mật thất nhà ta. Sau khi việc mua bán kết thúc, ông chủ đem tiệc rượu kết thúc và bày một bàn tiệc mới, và mới Đảo Vận Hán ngồi vào vị trí chủ tiệc. Ông chủ đem tất cả vàng bạc có trong nhà cũng không đủ một nửa, ông có 7 cửa tiệm thì đem 4 tiệm chuyển giao cho Đảo Vận Hán (bao gồm cả nhân viên), mới giao đủ khoản tiền.
Ông chủ lớn hôm nay mua được món hàng có lãi vô cùng lớn, cho tất cả nhân viên nghỉ 3 ngày, thưởng cho mỗi người 10 lượng. Đảo Vận Hán noi: Vì ăn mừng ta hôm nay đổi vận, ta cho thêm mối người 10 lượng.
Canh hai buổi tối rất nhanh đến, Đảo Vận Hán cùng 7 chủ tàu đã đến tầng hầm, nơi ông chủ lớn đang đợi. Sau khi tám người đã yên vị, ông chủ lớn nói: Chiếc mai rùa này là bảo vật quý hiếm hi hữu trên đời. Đây là mai của con Long Quy, một loài vật hi hữu được sinh ra bởi sự giao phối của rùa và rồng, trên đời chỉ có số lượng rất ít. Hơn nữa loài vật này nghìn năm mới lột xác một lần. Tuổi thọ trung bình của con người không cao hơn 100 tuổi, vì vậy rất khó gặp được lúc loài Long quy lột xác. Bên trong chiếc mai rùa này có 24 viên ngọc Dạ Minh Châu to như quả trứng, màu sắc khác nhau, xếp thành hình tròn theo 24 tiết khí âm – dương, ngũ hành. Ông chủ lớn vừa nói vừa lấy trong hộp ra một viên Dạ Minh Châu, ngay lập tức tầng hầm bừng sáng. Ông chủ lớn này lại nói: “Chỗ tiền của ta chỉ có thể mua được 1 viên Dạ Minh Châu này, vậy mà ta đã thu lợi 23 viên, chẳng phải là đã thu được món lợi lớn sao? Nếu như Long Quy chưa đến thời điểm lột xác mà bị bắt thì 24 viện Dạ Minh Châu này chỉ là 24 viên nước mà thôi. Da của rùa có thể làm trống, chỉ cần đánh lên một tiếng thì cả trăm dặm cũng có thể nghe thấy, cũng chỉ có chút tác dụng như vậy.
Từ đó về sau Đảo Vận Hán trở thành Chuyển Vận Hán, cuộc sống trở nên tốt đẹp và kết hôn. Ông chủ lớn cũng đến tham dự buổi hôn lễ của cậu, đồng thời còn tặng cậu viên Dạ Minh Châu làm quà.
Đây đúng là:
Vàng khi vận chuyển cũng đổi màu nhưng khi gặp thời thì sắt cũng tỏa sáng.
Theo Chánh Kiến
San San biên dịch