spot_img
19 C
Vietnam
Thứ năm,19 Tháng chín
spot_img

ĐBQH: Đề nghị làm rõ trách nhiệm Bộ Công Thương vì để cửa hàng xăng dầu đóng cửa

Liên quan đến tình trạng nhiều cửa hàng ở các thành phố lớn đóng cửa, bên lề hành lang Quốc hội sáng 2/11, ông Trần Văn Lâm, Uỷ viên Uỷ ban Tài chính ngân sách đề nghị làm rõ trách nhiệm quản lý của các bộ, ngành, đặc biệt là Bộ Công Thương.

Ông Lâm đặt câu hỏi, tại sao các nước không có tình trạng này trong khi chúng ta đã sản xuất được xăng dầu (hai nhà máy lọc dầu chiếm 70% thị phần).

Cảnh tượng cây xăng hết xăng hoặc dầu tại Hà Nội, TP.HCM và một số địa phương vẫn tiếp tục xảy ra những ngày gần đây. Như tại TP.HCM, thống kê của Sở Công Thương cho thấy, gần 20% cửa hàng thiếu xăng để bán.

Người Hà Nội ‘khóc thét’ vì cây xăng đóng cửa, uất ức mua 30.000 đồng/lít ở vỉa hè ảnh 3
Cây xăng trên đường Thanh Nhàn – Võ Thị Sáu (Hà Nội) trong cảnh ‘cửa đóng, then cài’. (Ảnh. TPO)

Bên lề hành lang Quốc hội sáng 2/11, ông Trần Văn Lâm, Uỷ viên Uỷ ban Tài chính ngân sách, nhìn nhận đây là hiện tượng bất thường. Ông cho rằng, ngay cả khi nguồn cung thế giới lên cao, giá tăng, xăng dầu khan hiếm cũng không có hiện tượng bất thường như hiện nay.

Ông Lâm nói: “Giá dầu thế giới hiện tương đối ổn định, nhưng thị trường trong nước lại xảy ra những điều bất thường, phải làm rõ căn nguyên, lý do.

Theo Ông Hoàng Văn Cường, Uỷ viên Uỷ ban Tài chính ngân sách, đại biểu TP. Hà Nội, nguồn cung xăng dầu đứt gãy là do cơ chế quản lý. Ông đặt câu hỏi, tại sao các nước không có tình trạng này trong khi chúng ta đã sản xuất được xăng dầu (hai nhà máy lọc dầu chiếm 70% thị phần).

Ông nêu quan điểm “Sự phối hợp quản lý giữa hai cơ quan quản lý là Bộ Công Thương về nguồn cung, xuất nhập khẩu xăng dầu và Bộ Tài chính trong quản lý giá, chi phí… chưa tốt”.

Đồng tình với quan điểm, ông Trần Văn Lâm nhìn nhận, để xảy ra đứt gãy, thiếu hụt nguồn cung là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong nắm bắt thông tin, điều phối thị trường và nguồn cung một cách hài hòa, hợp lý.

Hiện, quản lý xăng dầu có trách nhiệm phối hợp của nhiều bộ, ngành, song theo ông Lâm, trách nhiệm chính là của Bộ Công Thương, “Không thể đùn đẩy cho bộ nọ, bộ kia”.

Liên quan đến giá xăng dầu, chiều 1/11, liên Bộ Tài chính – Công Thương quyết định điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu theo chu kỳ 10 ngày/lần.

Cơ quan điều hành quyết định tăng thêm 380 đồng/lít xăng E5 RON 92, trong khi giá xăng RON 95 tăng 410 đồng/lít. Sau khi tăng, mức giá bán lẻ tối đa với xăng E5 RON 92 là 21.870 đồng/lít và xăng RON 95 là 22.750 đồng/lít.

Tương tự, giá dầu kỳ điều hành này được điều chỉnh tăng. Cụ thể, dầu diesel tăng 290 đồng/lít lên 25.070 đồng/lít. Hiện, giá dầu vẫn cao hơn giá xăng trong nước. Như vậy, giá xăng trong nước tăng 3 lần liên tiếp sau 4 lần giảm.

T.H

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều