spot_img
19 C
Vietnam
Thứ sáu,20 Tháng chín
spot_img

Đi chùa đầu năm như thế nào cho đúng?

Đi chùa đầu năm là một nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người Việt. Đất Phật là chốn linh thiêng, chúng ta tìm tới nơi đây để tịnh tâm, sám hối, và nhắc nhở bản thân chúng ta phản bổn quy chân, làm những điều tốt để quay trở về với chính đạo.

le-chua-620-5511-1486431464.jpg
Đi chùa đầu năm là một nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người Việt (Ảnh minh họa)

Đi lễ chùa đầu năm như nào cho đúng?

Vào dịp cuối năm và nhất là tháng Giêng, chúng ta thường tới chùa chiền. Người xưa cho rằng, chúng ta tới chốn linh thiêng là vì lòng kính ngưỡng Phật, muốn bái Phật để mong rằng các đấng linh thiêng trên cao sẽ chỉ giúp chúng ta tìm được con đường giác ngộ tâm linh chân chính, gieo thiện duyên đối với Phật Pháp. Người xưa bái Phật cũng không cần mâm cao cỗ đầy, có khi chỉ có nén hương thơm và tôn kính, bởi họ hiểu rằng, Thần Phật trên cao đều thấu tỏ tâm can con người. Phật Pháp cũng giảng nhân quả báo ứng, con người làm điều tốt sẽ gặp phúc báo, làm điều xấu sẽ tạo nghiệp và trả nghiệp. Vì thế, không thể cầu tiền tài, chức tước, sinh con trai, hay tiêu tai giải nạn..vv…

Phật Thích Ca Mâu Ni cũng giảng rằng, Pháp của ông sau 2.500 sẽ bước vào thời kỳ mạt Pháp. Tức là đúng vào thời kỳ này, tâm con người không có đạo đức để ước thúc nữa, hết thảy suy nghĩ và hành vi đều vì cái lợi của bản thân mình.

Vì thế mà ý nghĩa của phong tục truyền thống cũng bị hiểu sai đến mức lệch lạc. Người ta mang các lễ vật mặn, mâm cao cỗ đầy, thậm chí nhét tiền vào tay tượng Phật, xoa vào tượng Phật để mong có được may mắn, cầu mong tình duyên .v.v… Điều đó là quan niệm sai lầm.

Di chua
Rất nhiều người đến chùa bái Phật không còn cái tâm thuần khiết như xưa. Họ cầu tài, cầu danh, tiêu tai, giản hạn,… Với Thần Phật, đó là cái tâm dơ bẩn, xấu xa…

Thần Phật ở cảnh giới cao thâm, thế giới thánh khiết, luôn công bằng, làm sao có thể nhận “hối lộ” như con người suy nghĩ. Ở cảnh giới của Thần Phật cũng không có thất tình lục dục, mà con người thiếu hiểu biết, không biết hướng nội tu tâm, mà liên tục hướng ra ngoài mà cầu. Lấy suy nghĩ của con người, để áp đặt lên thế giới của Phật thì quả là sai lầm và bất kính đối với Thần Phật. Thế nhưng hiện tượng buôn Thần bán Thánh cứ luôn xảy ra, nhiều người đi theo phong trào mà không hiểu được bản chất của việc thành kính lễ Phật. Xã hội kim tiền đã khiến nhiều người bị mờ mắt, và mất đi sự tôn nghiêm nơi Phật đường.

Con người phải tích đức hành thiện, mới mong thoát được bể khổ, mới mong vượt được những đại nạn lớn. Hết thảy hành vi của bản thân, chúng ta đều phải tự nhận lấy hậu quả, không có gì là ngẫu nhiên. Bái Phật mà tâm không thành kính, chỉ mong cầu lợi ích cho riêng mình thì Thần Phật làm sao có thể chứng. Ra khỏi cửa chùa lại buôn gian bán lận, tiếp tục làm hại người khác, thì bái Phật cũng vô ích. Thần Phật chỉ nhìn Tâm con người. Ai đúng ai sai, ai ác ai thiện đều đo lường qua ba nguyên lý của Phật Pháp là Chân – Thiện – Nhẫn. Tức là dạy con người sống phải chân thật, không gian dối, có gì nói ấy, luôn từ bi, bao dung với người khác, biết nghĩ cho người khác, đặt lợi ích của người khác lên trên mình, gặp khó khăn vẫn luôn kiên trì, nhẫn nại, nhẫn nhịn trong cuộc sống.

Tượng Phật ngồi cao 108 m tính cả bệ tượng, đường kính chân tượng 52 m
Thần Phật ở chốn trang nghiêm, thánh khiết. Ngài chỉ nhìn vào tâm mỗi người, mong con người trọng đức, hành thiện, tu tâm hướng thiện để phản bổn quy chân.

Con người luôn cầu một sức khoẻ dồi dào, một tâm thân an lạc, nhưng lại không chịu tu tâm dưỡng tính như Phật Pháp giảng nói. Mà luôn đi cầu xin bên ngoài. Chữa bệnh phải chữa từ tâm, nếu có một trái tim hoà ái, từ bi, tâm luôn nghĩ tốt, làm việc thiện thì cuộc sống hoàn toàn là vui vẻ, ung dung tự tại, mà không cần phải hướng ra ngoài để cầu xin.

Nhiều người cầu xin không được thì buông lời khinh mạn, bực tức, trách giận.v.v… đối với Phật. Quả thật là đã trong vô chi mà tự hại chính mình rồi. Khi tâm bất chính, khinh nhờn Phật Pháp thì hậu quả thật khôn lường. Nhiều người còn ăn mặc thiếu lịch sự, hở hang khi đến những nơi linh thiêng. Họ liên tục cười nói, làm chốn chùa chiền mất đi sự thanh tịnh, làm con người không thể tịnh tâm. Người người cầu xin đứng sát nhau, người nọ nhìn vào lưng người kia mà cầu, mất đi sự tôn kính vốn có.

Con người trong bể khổ trầm luân, luôn muốn tìm đến sự giác ngộ tâm linh, tìm về chốn bình an trong sâu thẳm mỗi linh hồn. Ta là ai? Ta đến từ đâu? Thác xuống sẽ đi về đâu? Nhưng không phải ai cũng có duyên biết được những thiên cơ đó. Ta cần làm gì để thoát khỏi tai ương sảy nạn?

Hiện nay, đại dịch viêm phổi Vũ Hán Covid 19 vẫn đang tiếp tục, nhiều người muốn tìm tới một điểm tựa tâm linh để dựa vào, con người dường như thấy được sự nhỏ bé của bản thân trước thiên nhiên, vũ trụ hùng vĩ này, và muốn quay về với nhân chi sơ, tính bản thiện. Chúng ta cảm thấy phải sám hối sửa sai và kính tín Thần Phật, quay về các giá trị truyền thống để được các đấng trên bảo hộ.

Tu luyện giữa đời thường theo các nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn thì chắc chắn bạn sẽ có được một sức khoẻ thật tốt, tâm thân an lạc và luôn có một trí huệ sáng suốt để phân biệt đúng sai.

 

Theo “Khát Vọng Cuộc Sống

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều