spot_img
20 C
Vietnam
Thứ sáu,22 Tháng mười một
spot_img

Trung Quốc: một thai nhi tại Quảng Tây đã bị bán khi còn trong bụng mẹ

Untitled 1
Người phụ nữ ở Quảng Tây kể lại việc đứa con trong bụng cô ấy bị ra lệnh bán như thế nào. (Nguồn hình ảnh: ảnh chụp màn hình video)

Gần đây, trên mạng xã hội Trung Quốc lan truyền thông tin về việc một trung tâm chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em ở Quảng Tây đã thay đổi phiếu siêu âm B của một sản phụ mang song thai. Chuyện đáng nói là đứa trẻ đã bị bán ngay khi còn trong bụng mẹ.

Người phụ nữ trong video kêu lên: “Đây là người sao? Đây không phải là quỷ sao?”

Bi kịch: đến cả “trẻ chưa sinh cũng không tha!” Kẻ tội đồ chỉ bị lĩnh án 6 năm

Vào ngày 6 tháng 3, tài khoản Twitter “Truth Media Backup Account” đã tweet: “Thai nhi bị bệnh viện bán khi còn trong bụng mẹ!”. Thông tin này ngay lập tức nhận được sự phản ứng mạnh mẽ từ cộng đồng.

Trong video, một người phụ nữ nói rằng, tin tức này đã khiến cô ấy vô cùng tức giận. Chuyện là một trung tâm chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em ở Quảng Tây đã tiếp nhận một phụ nữ mang song thai đến kiểm tra sức khỏe. Sau đó, bệnh viện đã thay đổi phiếu siêu âm B của sản phụ từ song thai thành một con. Lý do thay đổi là, một trong hai đứa trẻ đã được đặt mua. Tiền cọc đã được thu. 

Bạn đang nói cái gì vậy? Đây có còn là con người không? Đây chẳng phải là quỷ sao?” Người phụ nữ cho biết đứa trẻ trong bụng đã được những người này đặt và bán trong bệnh viện. “Bạn có nghĩ rằng đó là điều mà một người có thể làm?Người phụ nữ nói rằng từ dịch vụ ngoại trú đến siêu âm B, họ không thể tự mình quyết định việc này. Đây là tội ác có tổ chức. 

Người phụ nữ cũng nói, tại sao những người này bây giờ lại điên như vậy. “Trẻ mẫu giáo, đang học tiểu học, trung học cơ sở, thậm chí cả trường trung học phổ thông! Chúng bị bắt cóc bí mật và thậm chí công khai. Bây giờ ngay cả thai nhi trong bụng cũng không tha!”. Người phụ nữ nói rằng tội phạm chỉ bị kết án 6 năm tù. “Có phải bản án quá nhẹ không? Tôi cảm thấy pháp luật thật nhẹ tay với người này!”, cô bức xúc. 

Bà nói bây giờ người ta sợ sinh con, nên phải đẩy tuổi kết hôn lên 18 tuổi. “18 tuổi lấy chồng có phải là có chuyện không?”. Người phụ nữ nói: “Vậy thì ai dám sinh? Một đứa trẻ được sinh ra sau bao nhiêu vất vả, nhìn này, điều này đã được ghi lại bởi ai đó trước khi nó được sinh ra. Sau khi đứa trẻ ra đời, “bao nhiêu lo lắng, mệt mỏi, gánh nặng và nguy hiểm biết bao”.

Về điều này, một số cư dân mạng trả lời: “Bản án chỉ có sáu năm, bởi vì họ là đồng phạm. Nếu không có sự hỗ trợ của chính phủ này, làm sao hoạt động thu hoạch sống này có thể tràn lan như vậy? Hệ thống này là một thứ xấu xa, và mục đích của nó là để tiêu diệt người Trung Quốc.” “Chính phủ độc ác muốn tạo ra một xã hội trụy lạc. Loại bỏ ĐCSTQ là lối thoát duy nhất. Đả đảo ác quỷ ĐCSTQ!”

Các bậc cha mẹ bất an lo sợ về nạn thu hoạch nội tạng cưỡng bức

Theo Epochtime, gần hai tháng trước, em Hồ Hâm Vũ (Hu Xinyu), 15 tuổi, đã biến mất khỏi trường nội trú của mình ở tỉnh Giang Tây, miền đông Trung Quốc trên đường đi bộ từ khu ký túc của mình đến một lớp học buổi tối. Em có thể đã mất tích khi băng qua một đoạn đường ngắn trong khuôn viên trường bị khuất khỏi tầm nhìn của hệ thống camera an ninh. Tuy nhiên, cảnh quay từ camera an ninh của trường vào buổi tối hôm đó đã biến mất một cách bí ẩn.

Vụ việc xảy ra hôm 14/10 vừa qua đã thu hút sự chú ý của cả nước khi công an rà soát ngôi trường để tìm manh mối, kể cả rút cạn hồ nước, và bể phốt của trường.

Em Hồ Hâm Vũ chỉ là nạn nhân mới nhất trong một danh sách ngày càng nhiều thanh thiếu niên bị mất tích trong những tháng gần đây. Các bậc cha mẹ bất an lo sợ rằng con em của họ sẽ trở thành nạn nhân của nạn thu hoạch nội tạng cưỡng bức, khi ngành kinh doanh ghép tạng của Trung Quốc phát triển mạnh ở một quy mô chưa từng thấy đối với phần còn lại của thế giới.

Vòng xoáy tin đồn

Có rất nhiều tin đồn xung quanh vụ mất tích của em Hồ. Được biết, cậu bé 15 tuổi này đã được khám sức khỏe không lâu trước khi em mất tích. Một bản tin cho rằng em thuộc một nhóm máu hiếm, tương thích với nhóm máu của một người nào đó cần được ghép tạng.

Theo một bản tin khác, một người họ hàng đã tìm thấy một mảnh giấy nhớ trong cặp sách của em Hồ cho thấy ý định tự tử — tuy nhiên mảnh giấy đó không phải là chữ viết tay của cậu thiếu niên này, chứng tỏ mảnh giấy đó có thể đã bị làm giả.

Truyền thông Trung Quốc cho biết, sáu chiếc xe đã rời khỏi ngôi trường này vào đêm hôm đó.

Hơn nữa, mặc dù em Hồ mất tích trước 6 giờ chiều, nhưng cho đến 11 giờ 40 phút đêm hôm đó, cha mẹ của em mới nhận được thông báo về vụ mất tích này.

Điều kỳ lạ là tại một quốc gia có hệ thống giám sát bằng video tân tiến nhất thế giới mà một học sinh lại có thể biến mất mà không để lại một dấu vết nào.

Đoạn video an ninh cuối cùng còn lại cho thấy em Hồ Hâm Vũ đi xuống một hành lang vào khoảng 5 giờ 50 phút chiều. Đoạn phim camera an ninh khác cho buổi tối hôm đó đã biến mất một cách bí ẩn. ​​Ngoài ra, để đến được dãy phòng học, cậu bé phải vượt qua đoạn đường khoảng 100m (300ft) không nằm trong tầm bao quát của hệ thống camera.

Một danh sách ngày càng nhiều vụ mất tích

Đây không phải là những trường hợp cá biệt. Hôm 19/11, ký giả độc lập người Trung Quốc tên là Trương Châu (Zhang Zhou) đã đăng trên Weibo một phần danh sách những thanh thiếu niên đã mất tích kể từ tháng Bảy.

Ông Trương đã ghi lại tổng cộng 21 vụ mất tích trong khoảng thời gian từ ngày 15/07 đến ngày 11/11. Những thanh thiếu niên mất tích có độ tuổi từ 8 đến 17, trong đó có 12 bé gái và 9 bé trai, đến từ 12 tỉnh. 11 trong số các vụ mất tích này xảy ra chỉ trong hai tuần đầu tiên của tháng Mười Một.

Bài đăng của ông Trương đã bị xóa kể từ đó.

Một vụ mất tích mới đây khác là trường hợp của em Lưu Úc Thành (Liu Aocheng), một bé trai 14 tuổi ở Vũ Hán. Em đã biến mất vào tối ngày 12/11 khi đang đi đổ rác.

Được biết, ngày 21/11, công an đã tìm thấy thi thể bé trai này dưới sông nhưng không cho cha mẹ em xem thi thể. Cư dân mạng đồn đoán rằng thi thể này bị thiếu mất nội tạng.

Ông Thẩm Hạo (Shen Hao), người sáng lập trang web tìm người mất tích XRQS.com, đang xòe những lá bài “có hình ảnh những đứa trẻ mất tích,” ở Bắc Kinh, Trung Quốc, vào ngày 31/03/2007. (Ảnh: China Photos/Getty Images)
Ông Thẩm Hạo (Shen Hao), người sáng lập trang web tìm người mất tích XRQS.com, đang xòe những lá bài “có hình ảnh những đứa trẻ mất tích,” ở Bắc Kinh, Trung Quốc, vào ngày 31/03/2007. (Ảnh: China Photos/Getty Images)

Các ca cấy ghép nội tạng cho trẻ em tăng vọt

Các bậc cha mẹ Trung Quốc có con mất tích lo sợ cảnh tượng tồi tệ nhất sẽ xảy ra với con em của mình, đó là: những người thân yêu của mình sẽ trở thành nguồn cung cấp nội tạng cho thị trường ghép tạng đang bùng nổ ở Trung Quốc.

Trong một phần tư thế kỷ qua, Trung Quốc đã trở thành một trung tâm cấy ghép nội tạng toàn cầu và đứng đầu Á Châu về số ca ghép tạng. Theo dữ liệu được trích dẫn trong lời khai trước Hạ viện Hoa Kỳ năm 2021, đã có 19,454 ca ghép tạng ở Trung Quốc trong năm 2019 (pdf).

Việc cấy ghép này mang lại lợi ích cho những người Trung Quốc giàu có, cũng như những người ngoại quốc đã biến quốc gia này thành một điểm đến cho ngành du lịch ghép tạng.

Hơn nữa, trong những năm gần đây, các ca cấy ghép nội tạng cho trẻ em ở Trung Quốc đã tăng vọt.

Ba ca ghép tim cho trẻ em: Đầu tiên trên thế giới

Hôm 07/11, một bệnh viện Trung Quốc thông báo rằng bệnh viện này đã thực hiện ba ca ghép tim cho trẻ em trong một ngày. Bệnh viện Liên Hiệp Vũ Hán đã thực hiện các ca phẫu thuật trên, và khoe rằng đây là những ca cấy ghép “đầu tiên trên thế giới.”

Theo một bản tin từ kênh truyền thông trực tuyến Trung Quốc Healthcare, một nhóm y tế do hai bác sĩ phẫu thuật tim mạch Đổng Niệm Quốc (Dong Nianguo) và Hạ Gia Hồng (Xia Jiahong) đứng đầu đã cấy ghép tim thành công cho ba trẻ em lần lượt là 3 tuổi, 11 tuổi, và 12 tuổi. Những trái tim được hiến tặng đến từ Bắc Kinh, Quảng Châu, và Nam Ninh.

Theo bản tin này, bệnh viện trên đã nhận được thông báo hôm 06/11 rằng đã có ba quả tim phù hợp. Bệnh viện này đã phái ba “đội bảo vệ tim,” đến lấy nội tạng hiến tặng dành cho các ca cấy ghép, mà các ca này sẽ được tiến hành trong vòng bảy giờ đồng hồ vào ngày 07/11.

Bản tin trên không nêu chi tiết làm sao họ lấy được các trái tim này hoặc làm sao biết những người hiến tặng phù hợp với người nhận. Người ta có thể giả định rằng ba trẻ em hiến tặng đã tử vong gần như cùng một lúc, dựa trên khoảng thời gian ngắn mà một trái tim hiến tặng có thể tồn tại bên ngoài cơ thể.

Những tiến bộ trong ghép thận

Bệnh viện Nhi thuộc Đại học Y Trùng Khánh là một ví dụ khác về sự thành thạo của Trung Quốc trong lĩnh vực cấy ghép này.

Theo nguồn tin tức trên mạng Sohu.com của Trung Quốc, bệnh viện này gần đây thông báo đã được chấp thuận là trung tâm ghép thận dành cho trẻ em. Bệnh viện này tự hào có khoa ghép thận lớn nhất trong một cơ sở nhi khoa ở Trung Quốc, với khả năng tiến hành sáu ca ghép thận cùng một lúc.

Hồi tháng Mười năm nay, bệnh viện này đã tiến hành ca ghép thận đầu tiên cho ba trẻ em bị viêm thận mãn tính. Bản tin tiếng Hoa này cũng không nói gì về nguồn nội tạng.

Một biển chỉ dẫn tại Phi trường Kashgar có dòng chữ “Các Hành khách Đặc biệt, Làn đường Vận chuyển Nội tạng Người,” ở Tân Cương, thuộc Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ của Trung Quốc. Bức ảnh này do ông Enver Tohti, người bị ép phải thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc, từng là bác sĩ phẫu thuật hiện đang lên tiếng về các tội ác buôn bán nội tạng cấy ghép ở Trung Quốc. Chỉ dẫn này là bằng chứng cho số lượng ca ghép tạng đang diễn ra ở Trung Quốc. (Ảnh: Đăng dưới sự cho phép của ông Enver Tohti)
Một biển chỉ dẫn tại Phi trường Kashgar có dòng chữ “Các Hành khách Đặc biệt, Làn đường Vận chuyển Nội tạng Người,” ở Tân Cương, thuộc Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ của Trung Quốc. Bức ảnh này do ông Enver Tohti, người bị ép phải thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc, từng là bác sĩ phẫu thuật hiện đang lên tiếng về các tội ác buôn bán nội tạng cấy ghép ở Trung Quốc. Chỉ dẫn này là bằng chứng cho số lượng ca ghép tạng đang diễn ra ở Trung Quốc. (Ảnh: Đăng dưới sự cho phép của ông Enver Tohti)

Bệnh viện trực thuộc số 1 của Đại học Trịnh Châu cũng được đánh giá cao vì hoạt động của bệnh viện này trong lĩnh vực cấy ghép thận. Số ca phẫu thuật được thực hiện tại bệnh viện này nhiều năm liền đứng đầu Trung Quốc; bệnh viện này báo cáo rằng riêng năm 2021 đã có 109 ca ghép thận cho trẻ em.

Những tiến bộ trong ghép gan

Ngoài cấy ghép tim và thận, các ca cấy ghép gan cho trẻ em ở Trung Quốc đã phát triển với một tốc độ đáng kinh ngạc.

Bệnh viện Nhân Tế (Renji), trực thuộc Khoa Y Đại học Giao thông Thượng Hải, đã thực hiện ca ghép gan thứ 3,000 cho trẻ em từ người hiến tặng còn sống hôm 22/10.

Để thấy được sự to lớn của con số kia, thì bệnh viện UCLA Health đẳng cấp thế giới ở Los Angeles mới chỉ thực hiện hơn 900 ca ghép gan cho trẻ em.

Bệnh viện Nhân Tế mất 11 năm — từ tháng 10/2006 đến tháng 08/2017 — để hoàn thành 1,000 ca cấy ghép đầu tiên. Từ tháng 08/2017 đến tháng 10/2019 — 2 năm 2 tháng — bệnh viện này hoàn thành 1,000 ca thứ hai, trung bình 1.24 ca phẫu thuật trong một ngày.

Cơ quan nội tạng được gắn thẻ giá

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thúc đẩy cấy ghép nội tạng trên nhiều lĩnh vực.

Hồi tháng 07/2021, chính quyền Trung Quốc đã công bố các hướng dẫn về các khoản phí phát sinh trong quá trình mua bán nội tạng. Các khoản phí được tiêu chuẩn hóa bao gồm các chi phí cấy ghép, từ chi phí liên quan đến người hiến tặng đến chi phí mua, bảo quản, phân phối, kiểm tra, vận chuyển, và hệ thống thông tin.

Hành động này đã vấp phải sự chỉ trích, theo một bản tin của Radio Free Asia, trong đó các nhà bình luận cáo buộc chính quyền Trung Quốc khuyến khích sát nhân để lấy nội tạng và buôn bán trẻ em và các nhóm dễ bị tổn thương.

Theo sự hướng dẫn của quốc gia này, một số chính quyền địa phương sau đó đã ban hành các tiêu chuẩn của riêng mình. Vào cuối năm 2021, tỉnh Hà Nam đã gây chú ý khi công bố danh sách “các tiêu chuẩn về phí nội tạng,” quy định giá của 14 loại nội tạng và các bộ phận, trong đó gan người trưởng thành có giá cao nhất ở mức 260,000 nhân dân tệ (khoảng 36,400 USD), trong khi gan của một trẻ em có giá 100,000 nhân dân tệ (khoảng 14,000 USD).

Một vài trong số hơn 700 bệnh viện cấy ghép trên khắp Trung Quốc. Hình ảnh ở trung tâm cho thấy các bác sĩ mang nội tạng để cấy ghép tại một bệnh viện ở tỉnh Hà Nam vào ngày 16/08/2012. (Ảnh: The Epoch Times)
Một vài trong số hơn 700 bệnh viện cấy ghép trên khắp Trung Quốc. Hình ảnh ở trung tâm cho thấy các bác sĩ mang nội tạng để cấy ghép tại một bệnh viện ở tỉnh Hà Nam vào ngày 16/08/2012. (Ảnh: The Epoch Times)

Nghiên cứu thu hút sự giám sát chặt chẽ

Ngành cấy ghép nội tạng của Trung Quốc đã thu hút sự chú ý trong nhiều năm, do lo ngại rằng các tù nhân và thành viên của các nhóm bị bức hại được sử dụng như là các ngân hàng cung cấp nội tạng sống. Những lo ngại đó đến từ những người ủng hộ nhân quyền cũng như các thành viên của cộng đồng học thuật.

Dưới sự giám sát chặt chẽ, hồi tháng 01/2015, chính quyền Trung Quốc đã cấm thông lệ mổ lấy nội tạng từ các tù nhân và thiết lập một hệ thống hiến tặng tự nguyện.

Tuy nhiên, những mối nghi ngờ vẫn còn hiện hữu. Hồi tháng 02/2017, ông Mario Mondelli, tổng biên tập tạp chí Liver International, đã hủy bỏ một bài báo của Trung Quốc về ghép gan. Bài báo này đã phân tích 563 ca ghép gan liên tiếp được hai tác giả là Trịnh Thụ Sâm (Shusen Zheng) và Nghiêm Thịnh (Sheng Yan), thuộc Bệnh viện liên kết số 1 của Đại học Chiết Giang ở Hàng Châu, Trung Quốc thực hiện.

Theo ông Mondelli, hai tác giả này đã không tiết lộ nguồn gốc của các cơ quan nội tạng. Tạp chí Science đưa tin rằng những người này “sẽ phải đối mặt với ‘lệnh cấm vận suốt đời’ khỏi việc gửi công trình nghiên cứu của mình cho Liver International.”

Các ngân hàng ‘hiến tặng’ nội tạng sống

Năm 2014, Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công (WOIPFG) có trụ sở tại Hoa Kỳ đã công bố một phân tích về các tài liệu nghiên cứu y tế ở Trung Quốc. Bài phân tích này đã nghiên cứu hơn 300 tài liệu nghiên cứu y tế từ hơn 200 bệnh viện ở 31 tỉnh và thành phố của Trung Quốc.

WOIPFG đã phân tích dữ liệu bao gồm giới tính, tuổi tác, tình trạng sức khỏe và nguyên nhân tử vong của “người hiến tặng,” quy trình này được sử dụng để lấy nội tạng, dữ liệu về thời gian thiếu máu cục bộ ấm và lạnh, cũng như thời điểm cấy ghép nội tạng.

Tổ chức này kết luận rằng Trung Quốc đang sử dụng các ngân hàng “hiến tặng” lớn, bao gồm những người còn sống.

Hơn nữa, báo cáo của họ cho rằng ngành cấy ghép tạng “hưng vượng” của Trung Quốc được xây dựng chủ yếu dựa trên cuộc bức hại Pháp Luân Công.

Từ năm 1999, ĐCSTQ đã bức hại một cách có hệ thống nhóm tu luyện tinh thần này, vốn sử dụng bộ công pháp tĩnh tại dựa trên truyền thống Phật gia. Có nhiều bằng chứng cho thấy chế độ này đã nhắm mục tiêu lấy nội tạng của các học viên Pháp Luân Công.

Đặc biệt, từ năm 2000 đến 2008, một số lượng lớn các học viên Pháp Luân Công đã bị giam giữ và “bị sát hại để lấy nội tạng,” nghiên cứu của WOIPFG cho biết.

Tòa Luận tội Trung Quốc: Pháp Luân Công là một mục tiêu chính

Tòa Luận tội Trung Quốc, một hội đồng độc lập được thành lập để xem xét vấn đề này, cho biết trong một phán quyết năm 2020 rằng họ có bằng chứng rõ ràng về nạn thu hoạch nội tạng cưỡng bức trong ít nhất 20 năm, trong đó Pháp Luân Công là một mục tiêu chính, cũng như người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ.

Phán quyết của Tòa án này đã kết luận rằng “nạn thu hoạch nội tạng cưỡng bức đã được thực hiện trong nhiều năm trên khắp Trung Quốc trên một quy mô đáng kể” và rằng “các học viên Pháp Luân Công có lẽ là một nguồn cung cấp nội tạng chính.”

Báo cáo trên nói thêm rằng “cuộc đàn áp có phối hợp và xét nghiệm y tế” đối với người thiểu số Duy Ngô Nhĩ cũng là một mối lo ngại và “bằng chứng về nạn thu hoạch nội tạng cưỡng bức của nhóm này có thể xuất hiện trong thời gian thích hợp.”

Các học viên Pháp Luân Công tham gia một lễ diễn hành kỷ niệm 23 năm cuộc đàn áp môn tu luyện tinh thần này ở Trung Quốc, tại Khu Phố Tàu của New York hôm 10/07/2022. (Ảnh: Larry Dye/The Epoch Times)
Các học viên Pháp Luân Công tham gia một lễ diễn hành kỷ niệm 23 năm cuộc đàn áp môn tu luyện tinh thần này ở Trung Quốc, tại Khu Phố Tàu của New York hôm 10/07/2022. (Ảnh: Larry Dye/The Epoch Times)

Thu hoạch nội tạng vì lợi nhuận

Hôm 25/11, trong một cuộc phỏng vấn với Đài truyền hình Tân Đường Nhân (New Tang Dynasty Television, NTDTV), nhà bình luận về các vấn đề Trung Quốc Hoành Hà (Heng He) giải thích rằng hoạt động kinh doanh cấy ghép nội tạng của Trung Quốc không phải là một hoạt động mạo hiểm của tư nhân: hoạt động đó được thực hiện nhờ hệ thống chính trị và luật pháp của ĐCSTQ. Ông Hoành cho biết cấy ghép nội tạng có thể thực hiện được nhờ sự hỗ trợ của bộ máy nhà nước Trung Quốc.

Ông Hoành cho biết, nhu cầu về nội tạng vì lợi nhuận đã mở rộng nhóm đối tượng bị đe dọa bởi ngành công nghiệp cấy ghép tạng của Trung Quốc, hiện không chỉ bao gồm các học viên Pháp Luân Công bị bức hại mà còn nhiều nhóm người dễ bị tổn thương khác, bao gồm cả trẻ em và thanh thiếu niên.

Ông Hoành đã đưa ra một lời giải thích cho việc ngày càng có nhiều vụ trẻ em mất tích chưa được giải quyết ở Trung Quốc.

Công an sẽ cố gắng hết sức để không giải quyết vụ việc này, ông nói, “Bởi vì một khi vụ án này được giải quyết, thì [một sĩ quan công an] không thể giải thích với cấp trên của mình.” Nói cách khác, việc giải quyết vụ án sẽ phơi bày một chuỗi lợi ích khổng lồ đằng sau tội ác đó, bao gồm cả các quan chức tham nhũng. Bẻ khóa bất kỳ một vụ án nào cũng đều sẽ tiết lộ một tập đoàn tội phạm khổng lồ.

 

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều