spot_img
24 C
Vietnam
Thứ sáu,18 Tháng mười
spot_img

Điểm lại những ngày quan trọng trong tháng 7 từng làm rung chuyển thế giới

Trong năm, tháng 7 thật sự có những ngày được xem là những mốc quan trọng làm rung chuyển lịch sử thế giới. Có những sự kiện kéo dài đến tận hôm nay và sẽ lưu lại như một huyền thoại cho đến tận mai sau.

Tháng 7 đã khai sinh quốc gia non trẻ và hùng mạnh nhất Địa cầu; đã bùng nổ một cuộc cách mạng bạo lực rung chuyển Châu Âu già cỗi và mãi mãi thay đổi lịch sử nhân loại; có lễ mừng thọ của một tổ chức nhà nước khủng bố đang bơi trong “giấc mộng Trung Hoa”; và có một cuộc tru diệt tín ngưỡng tàn bạo nhất xưa nay, vốn đã được tiên tri từ hàng trăm năm trước đó.

4/7/1776 – sinh nhật Mỹ quốc

Ngày nay, nhờ chính sách nhập cư “vơ bèo gạt tép” của chính quyền Biden, người ta có thể trở thành công dân Mỹ nhờ cách đi bộ vượt biên từ các nước Nam Mỹ. Nhưng cách đây mấy trăm năm chỉ có cách đi tàu gỗ, chủ yếu là từ Châu Âu, nhiều nhất là từ Đế Chế Anh. Lúc đó, chưa có nước Mỹ, chỉ có các thuộc địa Anh.

Có thể đã không có cách mạng Mỹ (1765 – 1883), tức là không có nước Mỹ ngày nay, nếu mẫu quốc, tức là nước Anh, không khai thác quyền lợi kinh tế của họ một cách bất công, thông qua các đạo luật về thuế. Một cuộc cách mạng là một khái niệm giáo điều, nhưng để dễ hình dung về cách mạng Mỹ hãy tưởng tượng tình huống giản lược sau.

Một nhóm những con cháu trong gia tộc quyết định rời bỏ quê hương vì biết rằng ở lại thì ít cơ hội hơn là ra đi – cơ hội đạt được đời sống thịnh vượng và thực hành tín ngưỡng. Khi họ đi, bỏ lại đất đai cho người ở lại, họ buồn và lo, nhưng những thành viên đứng đầu gia tộc thì mừng vì nhà đất thêm rộng và bớt được những lời phàn nàn, thậm chí là nguy cơ tranh chấp.

Thế rồi ở nơi mới, trải bao gian khó, đến khi đã ổn định và có chút của cải, thì lúc này gia tộc ở quê hương lại muốn tăng cường kiểm soát và cưỡng đoạt một phần tài sản của họ, nại lý do là con cháu trong nhà phải có trách nhiệm với dòng họ, và vùng đất mới đó là của tộc trưởng. Thế là họ phản kháng và đòi tách ra, và đã thành công, họ có độc lập. Nước Mỹ đã ra đời như vậy. Những di dân kia giống như những con cháu đi khai hoang, và gia tộc đó giống như nước Anh, đứng đầu là vua Anh.

ntdvn 1507042135312669 600x410 1
Bức tranh “Tuyên ngôn độc lập” của họa sĩ người Mỹ Jean Leon Gerome Ferris mô tả cảnh ba cha con nước Mỹ-Jefferson (phải), Franklin (trái) và Adams (giữa) cùng nhau soạn thảo bản tuyên ngôn. (Phạm vi công cộng)

Cách mạng Mỹ không có vấn đề kẻ nghèo hèn đánh người giàu sang; hay dân tộc địa phương chống dân tộc ngoại xâm. Hoàn cảnh sống mới trên thuộc địa Anh sinh ra giá trị tự do và bình đẳng vì không có những “lệ làng” cũ trói buộc, không có phân biệt đẳng cấp, nhưng lại hợp lý và có trật tự vì những người đến đây hầu hết có nền tảng đạo đức và tín ngưỡng thuần thành, trưởng thành về chính trị và tương đối đồng đều về tri thức và tài sản. Cuộc “khai quốc” thành công không phải vì dân thuộc địa giỏi chiến đấu hay có đồng minh mạnh, mà đa phần vì họ ở quá xa mẫu quốc. Điều kiện hình thành đặc trưng cùng với một cuộc cách mạng đặc biệt đã sản sinh ra một quốc gia độc nhất vô nhị.

Vì thấm đẫm tinh thần tự do, bình đẳng (bình đẳng về cơ hội giữa các di dân), nước Mỹ không có vua, mà có chế độ cộng hòa. Vì có tín ngưỡng chân chính, nước Mỹ đặt Thiên Chúa lên cao hơn hết thảy.

Một trong các tổ phụ nước Mỹ là Thomas Jefferson đã viết: “Liệu sự tự do của một quốc gia có được đảm bảo không khi chúng ta loại bỏ nền tảng vững chắc duy nhất của nó, đó là niềm tin trong tâm trí con người rằng sự tự do này là món quà từ Thượng Đế ban tặng?” (1). George Washington thì viết: “trong tất cả các khuynh hướng và tập quán dẫn tới sự thịnh vượng của chính trị, tôn giáo và đạo đức là hai yếu tố hỗ trợ không thể thiếu.” (2)

Kết quả của những ý chí này là ngày độc lập 4/7/1776 hay quốc khánh Hoa Kỳ – quốc gia hùng mạnh có ảnh hưởng lớn đến vận mệnh của nhân loại.

Có lẽ thèm muốn cái “tự do, bình đẳng” của nước Mỹ, 13 năm sau ngày này, quốc gia đồng minh với Hoa Kỳ lúc đó là nước Pháp cũng tiến hành một cuộc cách mạng rung chuyển cả Châu Âu, với tính chất hoàn toàn khác.

14/7/1789: Cách mạng Pháp – ngày đám đông phá ngục Bastille

Cuộc cách mạng Pháp từ 1789 đến 1799, lấy mốc ngày 14/7/1789 – ngày đám đông phá ngục Bastille. Đúng ra là đám đông vào đó lấy thuốc súng để chống lại quân đội hoàng gia và nhân tiện phá luôn ngục Bastille cho bõ ghét. Dù chỉ giải thoát cho bảy tội nhân gồm “bốn kẻ lừa đảo, hai kẻ điên và một công tử quý tộc tình dục biến thái” (3)… nhưng sự kiện này vẫn được coi là biểu tượng của cách mạng vì Bastille được xem như đại diện của “chế độ cũ”, mà đã của “chế độ cũ” thì theo tư duy của cách mạng hẳn cho là xấu, phá là đúng.

Hoàng gia bị ghét vì đám đông nghĩ họ xa hoa, không quan tâm đến dân nghèo. Họ hay dẫn sự việc Hoàng hậu Marie Antoinette khi được bẩm rằng người nghèo không có bánh mì, bà trả lời: “Hãy cho họ ăn bánh ngọt” (4). Mà bánh ngọt còn đắt tiền hơn bánh mì, nói vậy là bất cận nhân tình, khác gì: “hết gạo thì nấu cháo gà mà ăn”. Thực tế không phải thế, hoàng hậu đề cập đến bánh brioche, một loại bánh mì Pháp.

undefined
Phá hủy ngục Bastille (Ảnh Wiki)

Từ đó về sau, ngày 14/7 được lấy làm ngày Quốc khánh Pháp.

Cuộc cách mạng Pháp chấm dứt quyền lực quân chủ chuyên chế, hạn chế ảnh hưởng của Giáo hội, nói cụ thể hơn là “đoạt quyền vua” và “phủ nhận Chúa”. Nó cũng mở ra một thời kỳ hỗn loạn cho Âu Châu và được các sử gia đánh giá là một trong những sự kiện quan trọng nhất lịch sử nhân loại.

Ra đời từ cuộc cách mạng này, có khẩu hiệu nổi tiếng: “Tự do, bình đẳng, bác ái” và bài quốc ca La Marseillaise.

Tiếc là, “tự do” khỏi quân chủ và nhà thờ, “bình đẳng” với quý tộc và tăng lữ như “tránh được vỏ dưa”, thì dân Pháp lại “dẫm vào vỏ dừa” là chế độ “độc tài” Jacobin đến vua cũng sợ. Thay vì “bác ái”, chế độ này hành quyết cả vua, cả dân, bằng máy chém. Vua là Louis XVI, dân là chừng 70,000 người, chỉ cần tuyên án “phản cách mạng” là xong. Những người này bị xử chém đa số bởi những kết tội vu vơ, suy diễn không cần bằng chứng.

ntdvn 1024px execution de marie antoinette le 16 octobre 1793
Vụ xử tử tàn bạo đối với Nữ hoàng Marie Antoinette năm 1793 tại Quảng trường Cách mạng. (Ảnh: Wikipedia)

Như cách mạng Pháp mới đúng là một cuộc cách mạng, theo nguyên nghĩa tiếng Hán của từ “cách mạng” tức là “giết”.

Tiếng lành đồn xa, tiếng dữ đồn xa hơn. Cách mạng Pháp mở đường cho chủ nghĩa tư bản nhưng cũng làm mẫu cho các lớp hậu sinh nhìn thấy khả năng cướp đoạt chính quyền bằng lợi dụng bạo lực cách mạng của quần chúng, rồi phủ nhận triệt để những thành tựu thuộc các “chế độ cũ” hay những giá trị truyền thống, “cứ như thể chỉ có đến ta đây mới là đáng kể”.

Gần 100 năm sau, Công xã Paris áp dụng lại bài học này, 128 năm sau đến lượt Cách mạng tháng 10 Nga… nhưng cũng như trên phim ảnh, đại ma đầu phải đến màn cuối mới xuất hiện, những đệ tử kể trên chắc hẳn sẽ phải lật đật lùi bước, vòng tay khom lưng cung kính nếu họ được diện kiến truyền nhân xuất sắc nhất của Cách mạng Pháp về sử dụng bạo lực cách mạng, đó chính là ĐCSTQ.

1/7/1921 – ngày khai sinh ĐCSTQ

Tháng 7 mở màn với sự kiện kỷ niệm ngày thành lập ĐCSTQ. Tổ chức này đã được thành lập như thế nào?

Từ cuối đời Mãn Thanh cho đến đầu thời kỳ Dân Quốc, Trung Hoa cổ xưa phải trải qua rất nhiều thách thức. Và như thường lệ, những phần tử trí thức và sĩ phu yêu nước lại là lực lượng tìm tòi con đường canh tân để chấn hưng Trung Hoa. Song, quan điểm của họ lại không thống nhất, chỉ giống nhau ở một điểm: cần phải thoát khỏi truyền thống và tìm “phương thuốc” cho Trung Hoa từ bên ngoài. Quan điểm này là chưa từng có.

Cuộc vận động Ngũ Tứ ngày 4/5/1919 cho thấy rõ điều đó, khi mà có người đề nghị chủ nghĩa vô chính phủ; có người đề nghị đả đảo giáo lý nhà Nho; có người đề nghị du nhập văn hoá nước ngoài. Tóm lại, họ đều có thái độ phủ định văn hóa Trung Hoa truyền thống. Họ cho rằng những gì thuộc về truyền thống cần phải nhất loạt bỏ đi. Mặt khác, những trí thức này lại hết sức tự tin rằng chỉ có họ mới có thể tìm ra con đường phát triển mới cho Trung Hoa, và con đường ấy phải cho kết quả nhanh chóng. Với tâm thái ấy, một nhóm trí sĩ yêu nước như Trần Độc Tú, Lý Đại Chiêu, Cù Thu Bạch v.v. đã gặp người liên lạc của Đảng Cộng sản Liên Xô và thấy phương thức “dùng bạo lực cách mạng để giành chính quyền” rất phù hợp với nguyện vọng của họ. Vậy là ĐCSTQ đã được thai nghén trong hoàn cảnh như vậy đó.

ĐCSTQ được thành lập vào ngày 1/7/1921 và đến năm 1949, họ là lực lượng chiến thắng chính quyền Quốc Dân Đảng và thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa vào ngày 1/10/1949. Nước “Trung Quốc mới” này – theo cách gọi của ĐCSTQ không có gì giống với Trung Hoa truyền thống. 75 năm đã trôi qua với những sự kiện trời long đất lở.

Kể từ khi thành lập vào năm 1921, ĐCSTQ đã phát triển từ một nhóm nhỏ trí thức Marxist thành đảng chính trị lớn thứ 2 thế giới sau Đảng Bharatiya Janata (BJP) ở Ấn Độ.

Dữ liệu của Chính phủ Trung Quốc cho thấy, tính đến ngày 31/12/2023, tổng số đảng viên ĐCSTQ là 99,185 triệu người, tăng ròng 1,144 triệu người so với cuối năm 2022, tăng 1,2%. Mặc dù số đảng viên tăng lên, nhưng lượng đảng viên ròng tăng thêm đã giảm trong năm thứ 2 liên tiếp, và số người Trung Quốc thoái xuất khỏi các tổ chức của ĐCSTQ như Đảng, Đoàn Đội cũng tăng lên trên 430 triệu người.

Ngày 20/07/1999 – Chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu, đến nay chưa kết thúc

“Vào năm 1999, tháng 7,
Để Đại vương Angoulmois phục sinh,
Đại vương Khủng bố sẽ từ trên trời xuống,
Đến thời trước và sau khi Mars thống trị thiên hạ,
Nói là để có cuộc sống hạnh phúc cho mọi người.”

Đó là những lời tiên tri trong cuốn “Các thế kỷ” của nhà tiên tri lừng danh nước Pháp có tên Nostradamus từ hơn 400 năm trước.

Đại sư Lý – người sáng lập Pháp Luân Công đã nói trong bài “Tham khảo lời tiên tri”, đại ý như sau: “tháng Bảy, 1999, để nhà vua kia phục sinh, thì Khủng Bố sẽ từ trời xuống chính là cuộc đàn áp toàn diện đối với Pháp Luân Đại Pháp và các đệ tử môn này bởi những kẻ nắm quyền trong Trung ương ĐCSTQ. Các biện pháp bức hại là nhiều vô kể, chẳng hạn như: bắt cóc, đánh đập, đưa vào trại lao cải, bỏ tù, vu khống, hủy hoại kinh sách, can nhiễu không cho tu luyện… sử dụng mọi công cụ nhà nước bao gồm quân đội, cảnh sát, đặc vụ, báo chí các hình thức… để bức hại. Khí thế như khiến trời sụp xuống, lại che mắt cả thế giới mà hành ác.”

Vào ngày 20/7/1999, Giang Trạch Dân đã ra lệnh cho Trung Quốc chuyển sang trạng thái sẵn sàng chiến đấu cấp độ một, và bắt đầu một cuộc vận động chính trị bức hại Pháp Luân Công trên toàn quốc, quả nhiên giống như “Đại vương khủng bố từ trên trời giáng xuống”.

Vì sao bức hại? Vì ĐCSTQ sợ. Vì ai cũng tốt, ai cũng theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn mà rèn luyện nội tâm mạnh mẽ, phân biệt rõ chính – tà thì ĐCSTQ còn lý do gì để tồn tại? Mỉa mai thay, chỉ bằng cách khiến thiên hạ đại loạn, lòng người hỗn loạn thì ĐCSTQ mới có cơ hội nắm quyền. Nếu không tin thì hãy xem sự ngang ngược bá đạo của tổ chức nhà nước khủng bố này trên trường quốc tế; xem con virus COVID – 19 này từ đâu mà ra, đã khiến thế giới khốn khổ ra sao, ĐCSTQ đắc lợi thế nào; và xem dã tâm hiện nay không còn giấu diếm của ĐCSTQ muốn nô dịch loài người.

Cuộc đàn áp Pháp Luân Công tại Trung Quốc (Ảnh tổng hợp)Cuộc bức hại Pháp Luân Công đã bước sang năm thứ 22, vẫn giữ nguyên mức độ tàn bạo (Ảnh tổng hợp)Cuộc bức hại Pháp Luân Công đã bước sang năm thứ 22, vẫn giữ nguyên mức độ tàn bạo mà độc giả vốn có thể dễ dàng tiếp cận với một số lượng lớn các bằng chứng. Nhưng chắc chắn cuộc bức hại sẽ chưa thể kết thúc nếu con người thế gian còn chưa nhận thức rõ về nó. ĐCSTQ chắc chắn sẽ không tỉnh “Trung Hoa mộng”, chỉ còn hy vọng con người sẽ tỉnh giấc mộng về ĐCSTQ, lịch sử mới có thể sang trang.

Ngày 20/7/2021 và trận lũ lụt nhân tạo ở Trịnh Châu

Ngày 20/7/2021, thành phố Trịnh Châu ở tỉnh Hà Nam đã hứng chịu một thảm họa lũ lụt hy hữu, toàn bộ thành phố bị tàn phá bởi dòng nước chảy xiết, sinh mạng tử thương vô số khó thống kê hết.

Các kênh truyền thông chính thức của ĐCSTQ đổ lỗi cho “thiên tai”, đặc biệt là chính quyền Hà Nam cố tình phóng đại quy mô lượng mưa, gọi trận lụt thảm khốc này là “ngàn năm có một”, hay “5.000 năm có một”. Tuy nhiên, nhiều bằng chứng cho thấy trận lũ lụt này là “nhân họa” – một thảm họa do con người tạo ra.

ntdvn tri
Ô tô ngụp lặn trong nước lũ sau khi mưa lớn đổ xuống thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, miền trung Trung Quốc vào ngày 21/7/2021. (STR / AFP qua Getty Images)

Vào ngày 21/7/2021, một video trực tiếp về quá trình phát triển lũ lụt ở Trịnh Châu đã được người dân tải lên Internet. Qua màn hình video có thể thấy lúc 13h40 chiều ngày 20, mặc dù trời mưa to ở trung tâm Trịnh Châu nhưng không có nhiều nước trên đường, xe vẫn chạy bình thường. Tuy nhiên, chỉ trong hơn nửa giờ ngắn ngủi, toàn bộ con đường ở trung tâm thành phố Trịnh Châu bất ngờ bị ngập lụt, đến 14h20, nước trên đường dâng cao đã khiến một số xe buýt bị hỏng.

Một tiếng đồng hồ nữa trôi qua, vào lúc 15h20, trung tâm thành phố Trịnh Châu gần như trở thành một đại dương bao la, tất cả các phương tiện bị ngập trong nước lũ đều hỏng hóc. Vào lúc 17h30, toàn bộ thành phố Trịnh Châu bị lũ tàn phá, xe cộ và người dân liên tục bị cuốn trôi bởi những dòng nước xiết trên đường.

Trịnh Châu là vùng đồng bằng, bốn phía không có núi, địa hình bằng phẳng, khi lượng mưa lớn gây ngập úng thì sẽ từ từ; tuy nhiên đã có một trận lũ lớn bất ngờ ập đến ở khu vực đô thị, hơn nữa dòng nước tăng cao đột ngột và chảy xiết, điều đó chỉ thường xảy ra khi xả lũ.

Một thông báo chính thức của ĐCSTQ xuất hiện trên internet đã chứng minh cho việc “xả lũ mà không cảnh báo”. Vào lúc 1 giờ sáng ngày 21/7, tài khoản WeChat chính thức của Ban Tuyên truyền Trịnh Châu đã đăng một thông báo rằng: “Do lượng mưa lớn ở Trịnh Châu và lượng nước lớn ở thượng nguồn, tình hình kiểm soát lũ của Hồ chứa Thường Trang Trịnh Châu rất nghiêm trọng, bắt đầu xả lũ lúc 10h30 sáng ngày 20, tính đến 21g34, mực nước thực của hồ là 130,54 mét, mực nước vượt lũ 3,05 mét, mực nước cao nhất của ngày đã giảm 70 cm.”

Điều này có nghĩa là lũ đã được xả lúc 10h30 sáng ngày 20 nhưng đến 1 giờ sáng ngày 21 mới phát thông báo, sau 14 giờ hoành hành tàn phá Trịnh Châu và cướp đi biết bao sinh mạng!

Có người đã tự hỏi vì sao mà Hà Nam và thủ phủ Trịnh Châu gặp tai họa này? Theo quan điểm truyền thống, mỗi người trong mỗi kiếp sống đã làm việc tốt thì tạo phúc đức, làm việc xấu sinh ra nợ nghiệp mà từ đó sinh ra hạnh phúc hay tai họa trong kiếp sống hiện tại của mình. Một vùng đất có cộng nghiệp từ nợ nghiệp riêng của mỗi người dân, cộng nghiệp quá lớn khiến mảnh đất ấy sẽ cùng chung tai họa, dễ thấy nhất là thiên tai, dịch bệnh.

Hà Nam vốn thuộc vùng đất Trung Nguyên văn hiến, nơi phát tích của văn minh Hoa Hạ, nhưng nhiều năm gần đây làm ra nhiều việc xấu, đạo đức bại hoại. Một cố học giả người Việt đã từng công tác ngoại giao lâu năm ở Trung Quốc đã từng quan sát và nhận xét không tích cực về Hà Nam những năm trở lại đây. Ở Hà Nam có chùa Thiếu Lâm Tung Sơn là ngôi chùa linh thiêng nhưng đã bị ô uế bởi sư tăng biến chất. Ở Trịnh Châu cho đến thời điểm đó là nơi ghép thận nổi tiếng ở Trung Quốc, nguồn cung đa phần là từ những tù nhân, người Duy Ngô Nhĩ, và đặc biệt nhiều là mổ cướp từ các học viên Pháp Luân Công vì họ có sức khỏe tốt hơn cả. Trận lụt vào đúng ngày 20/7 ở Trịnh Châu 3 năm trước thật khiến cho người ta phải nghĩ ngợi.

Nhưng nhìn toàn cục, đâu chỉ có Hà Nam, thiên tai, nhân họa, dịch bệnh lan tràn khắp Trung Quốc bởi vì ĐCSTQ bao phủ đến đâu thì tai họa đi theo đến đấy.

(Bài viết không thể hiện quan điểm của TTK)

Nghi Vân (Theo NTDVN)

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều