spot_img
19 C
Vietnam
Thứ hai,25 Tháng mười một
spot_img

Điện thoại di động tròn 50 tuổi

Năm 1973, cách đây 50 năm, chiếc điện thoại di động đầu tiên trên thế giới của hãng Motorola chào đời và do kỹ sư người Mỹ Martin Cooper phát minh. Đây là bước đệm đầu tiên đưa con người vào kỷ nguyên thông tin liên lạc mới.

Hồi ức về chiếc điện thoại đầu tiên trên thế giới – nặng 1kg và mất 5 tháng chế tác

50 tuổi, điện thoại di động còn đi xa đến đâu? - Ảnh 1.
Kỹ sư Martin Cooper, năm nay 94 tuổi, được xem là cha đẻ của điện thoại di động – Ảnh: AFP

Ngày 3-4-1973 đáng nhớ đó gắn liền với tên tuổi kỹ sư Martin Cooper của Hãng Motorola với cuộc gọi trên mẫu điện thoại di động được xem là đầu tiên.

Đứng trước khách sạn Hilton trên đại lộ Sixth Avenue của New York, ông nhập vào một chuỗi chín con số trên “cục gạch” Motorola Dyna-Tac, sau đó chờ cho điện thoại cách đó 30 dặm ở Murray Hill, New Jersey đổ chuông.

Cú điện thoại ấy được ông gọi tới chính đối thủ cạnh tranh của mình: Joel Engel – giám đốc Trung tâm thí nghiệm Bell Labs của AT&T. Joel Engel cũng đang phát triển một thiết bị không dây tương tự.

“Tôi đứng cùng một nhà báo. Tôi bèn bấm vào số bàn của Joel Engel rồi nói ‘Chào Joe, Marty Cooper đây’. Bên kia chào lại ‘Chào Marty’. Tôi bèn nói ngay ‘Tôi gọi cho anh từ chiếc điện thoại di động đây. Nhưng là điện thoại cá nhân mà tôi đang cầm trên tay đây’. Đầu dây bên kia im lặng hồi lâu. Tôi đoán là cậu ta tức điên. Nhưng rồi cậu ta cũng tỏ ra nhã nhặn và chúng tôi kết thúc cuộc gọi”, Martin kể lại trên trang Motherboard.

cuc gach dau tien
Martin Cooper khoe “cục gạch” đầu tiên trong văn phòng của ông ở California (Mỹ) – Ảnh: AFP

Kỹ sư Martin Cooper cùng các đồng nghiệp của ông đã dành 5 tháng để chế tạo chiếc điện thoại di độ dài cỡ gang tay và nặng 1kg này.

Martin Cooper từng quan ngại về tình trạng nghiện điện thoại di động

Kỹ sư Martin Cooper, 94 tuổi, hiện vẫn còn lưu giữ phiên bản của chiếc điện thoại di động đầu tiên mà ông phát minh cách đây 50 năm, khi đó thiết bị này nhằm giúp gọi điện thoại và nhận cuộc gọi khi người sử dụng đang di chuyển. Trong cuộc trả lời phỏng vấn của hãng AFP, ông bày tỏ vui mừng về những cải tiến vượt bậc trong công nghệ điện thoại di động sau 5 thập niên. Song, ông cũng quan ngại về tình trạng nghiện điện thoại, đồng thời kêu gọi mọi người không nên dành quá nhiều thời gian cho thiết bị này.

Thật vậy, kể từ khi chiếc điện thoại di động đầu tiên ra mắt, ngành công nghệ này đã có những bước phát triển thần tốc và cải biến không ngừng về mẫu mã, chất lượng và tính năng. Các hãng sản xuất điện thoại cũng đua nhau ra đời.

Theo một thống kê năm 2023 của công ty nghiên cứu thị trường Statista của châu Âu, thế giới hiện có trên 6,9 tỷ người sử dụng điện thoại di động, chiếm hơn 86,2% dân số toàn cầu.

Không thể phủ nhận những tác dụng tích cực của điện thoại di động, nhưng mặt tác hại cũng hết sức to lớn và không thể kiểm soát được. Khi những chiếc điện thoại di động ngày càng thông minh, chúng càng trở nên cuốn hút và tạo nên chứng nghiện điện thoại, đặc biệt đối với trẻ em và giới trẻ. Theo đó, điện thoại di động ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, hành vi, lối sống, văn hóa,… của con người. Nó có thể gây hại mắt, tạo ra chứng mất ngủ, sống ảo, stress, tạo ảo giác,… cùng những nguy hiểm tiềm ẩn khác.

Khiến bạn xa lánh với mọi người
Điện thoại di động đang kéo con người vào thế giới trong nó. (Ảnh minh họa)

Sức hút của những chiếc điện thoại thông minh kết nối internet, cùng sự “độ bộ” của công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo) gần đây đối với rất nhiều chuyên gia thì đó không phải là tin vui gì đối với nhân loại. Nếu chúng phát triển vượt quá sự kiểm soát của con người, hoặc trở nên thu hút đến mức gây nghiện nặng thì đó không còn là chuyện đơn giản nữa. Con người trở nên bị động, phụ thuộc vào công nghệ. Ở khía cạnh nào đó chúng có thể thay thế con người trong mọi lĩnh vực ngành nghề. Bình tĩnh lại, bạn có nhận ra điều ấy là nguy cơ không?

Nghi Vân (t.h)

TTK 4 01

Xem thêm:

 

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều