Tân Thế Kỷ (TTK) – Làng Đinh Ốc Lĩnh, ở tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc) được bao quanh bởi rừng núi và ao hồ nhưng suốt gần một thập kỷ qua không hề có muỗi. Điều kỳ lạ này đến nay giới khoa học vẫn chưa giải thích được.
Nằm trên ngọn đồi cao 700m so với mực nước biển, ngôi làng Đinh Ốc Lĩnh là nơi sinh sống của dân tộc thiểu số Khánh Gia, một dân tộc có lịch sử và văn hóa rất phong phú, được minh chứng bằng kiến trúc độc đáo với những ngôi nhà bằng đá nổi tiếng.
Những ngôi nhà của làng Đinh Ốc Lĩnh không xây bằng xi măng, thay vào đó chúng được xây bằng đá màu vàng, ngay cả bậc cầu thang cũng được làm từ đá. Không khí trong ngôi làng rất trong lành, mát mẻ và yên tĩnh.
Xung quanh ngôi làng là rừng cây xanh tốt với nhiều ao hồ nằm rải rác. Thông thường, đây chính là môi trường lý tưởng cho loài muỗi sinh sống. Thế nhưng kỳ lạ thay, đã hơn 100, làng Đinh Ốc Lĩnh không hề có sự xuất hiện của sinh vật hút máu nhỏ bé này.
Bí ẩn này giúp ngôi làng trở thành một trong những điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Phúc Kiến. Du khách thập phương đổ xô tới đây để tận mắt chứng kiến và kiểm chứng điều mà họ nửa tin nửa ngờ bấy lâu nay.
Người dân của làng Đinh Ốc Lĩnh đã từng đưa ra lời giải đáp. Theo truyền thuyết, sở dĩ ngôi làng không bị muỗi “xâm chiếm” là nhờ có Thần Cóc.
Thần Cóc thực chất là một phiến đá có hình con cóc đặt ở phía rìa làng. Họ tin rằng miệng của Thần Cóc mở ra và hướng về phía làng là nguyên nhân khiến cho muỗi không dám bén mảng vào làng. Người dân làng đã xây một ngôi đền nhỏ và bao năm qua, họ vẫn luôn thờ cúng tảng đá này.
Một giải thích khác là, ngôi làng này không có muỗi vì do môi trường địa lý và thảm thực vật độc đáo của ngôi làng này. Hầu hết, các gia đình trong làng đều trồng rất nhiều cây long não và bạch đàn có tác dụng đuổi muỗi. Mùi thơm của những loại cây này có thể ức chế sự sinh trưởng của muỗi, giúp ngăn chặn loài muỗi phát triển.
Nghi Vân (t/h)
Xem thêm:
4 địa điểm có thể chưa nhiều người biết tới khi đi du lịch Trung Quốc
Thiên sơn tuyết liên – loài tiên dược đẹp mê hồn trên đỉnh Himalaya
Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*