spot_img
19 C
Vietnam
Thứ bảy,23 Tháng mười một
spot_img

Dù đội tuyển bóng đá nam không tham dự, nhưng “yếu tố TQ” bao phủ World Cup 2022

Theo Vision Times, Mặc dù đội tuyển bóng đá nam Trung Quốc không thể góp mặt tại World Cup lần này, nhưng World Cup năm nay do Qatar đăng cai lại có sự tham dự và tác động lớn phía sau của “các yếu tố” Trung Quốc.

Theo tiết lộ của Ban tổ chức World Cup Qatar, để tổ chức World Cup này Qatar đã chi khoản tiền khổng lồ để xây dựng 7 sân vận động đẳng cấp thế giới và cải tạo 1 sân vận động, tất cả đều đạt tiêu chuẩn quốc tế cao nhất. Trong đó sân vận động Lusail là lớn nhất với sức chứa 80.000 khán giả được xây dựng bởi Tập đoàn Quốc tế Xây dựng Đường sắt Trung Quốc.

lusail-design-page-1632102641.png
Lusail là sân vận động lớn nhất Qatar có sức chứa hơn 80.000 người được xây dựng bởi Tập đoàn Quốc tế Xây dựng Đường sắt Trung Quốc

Theo dữ liệu từ Global Data, một công ty tư vấn và phân tích dữ liệu có trụ sở tại London, các công ty từ Trung Quốc đã đầu tư tổng cộng 1,395 tỷ USD phí tài trợ cho World Cup lần này, trở thành nhà tài trợ lớn nhất, vượt qua con số 1,1 tỷ USD từ các nhà tài trợ Mỹ.

Theo thống kê chưa đầy đủ, các nhà tài trợ Trung Quốc xuất hiện trong sự kiện đầu tiên của World Cup lần này bao gồm nhiều thương hiệu lớn như Hisense, Wanda Cultural Tourism, Mengniu, VIVO, BOSS Zhipin… Trong đó Wanda là đối tác của FIFA, còn Hisense, Mengniu và VIVO là nhà tài trợ chính thức của World Cup này; BOSS Zhipin là nhà tài trợ chính thức của World Cup này ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, cũng tài trợ cho Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV phát sóng trực tiếp World Cup này.

Ngoài ra còn các doanh nghiệp Trung Quốc khác như Yili, GAC Mitsubishi, Glory, Cudi Coffee… đã đầu tư tài trợ vào những đội tuyển quốc gia, chẳng hạn Yili Dairy đã ký hợp đồng với 4 đội tuyển quốc gia là Argentina, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Đức; trong khi những công ty khác như GAC Mitsubishi, Cudi Coffee bắt tay với đội tuyển quốc gia Argentina.

Migu và Douyin (TikTok) cũng đã chi khoản tiền lớn để giành được bản quyền phát sóng World Cup lần này, các nguồn tin cho hay họ đã chi hơn 1 tỷ nhân dân tệ cho bản quyền phát sóng từ CCTV.

Nỗi đau sau hậu trường World Cup: Công nhân xây dựng bị chủ thầu TQ ngược đãi

Một số phương tiện truyền thông nước ngoài đưa tin, các công ty Trung Quốc tham gia xây dựng sân vận động Lusail (Lusail Stadium) trong quá trình xây dựng, công nhân bị phân biệt đối xử, bóc lột, thậm chí bị đánh đập.

Theo tờ ‘The Guardian’ của Anh, cơ quan của Liên hợp quốc Tổ chức Lao động Quốc tế tuyên bố rằng cuộc điều tra của tổ chức này cho thấy những người lao động nhập cư nước ngoài giúp xây dựng sân vận động World Cup ở Qatar đã bị ngược đãi nghiêm trọng, bao gồm tuyển dụng bất hợp pháp và phân biệt đối xử dựa trên quốc tịch, nợ lương, v.v.

“Tổ chức Nhân quyền Lao động Quốc tế” cũng tiết lộ rằng một lao động người Kenya làm việc tại Sân vận động Lusail đã nói với tổ chức rằng một số công nhân đã bị người giám sát của họ đánh đập trong quá trình xây dựng sân vận động, họ đã báo cáo với cấp trên nhưng cũng không có ích gì.

Công nhân này nói: “Người giám sát đánh chúng tôi trước mặt những công nhân khác, buộc chúng tôi phải hoàn thành công việc nhanh hơn và đúng hạn”. “Sự ngược đãi thể chất này chưa từng được giải quyết. Bạn có thể trình báo, nhưng sẽ không có chuyện gì xảy ra vì thủ phạm là cấp trên của chúng tôi.”

Tờ ‘The Guardian’ đưa tin ít nhất 6.500 lao động nước ngoài đến từ Ấn Độ, Pakistan, Nepal, Bangladesh và Sri Lanka đã thiệt mạng tại Qatar kể từ khi nước này giành quyền đăng cai World Cup. Trong khi Liên đoàn Bóng đá Quốc tế (FIFA) và ủy ban World Cup Qatar khẳng định rằng chỉ có 3 trong số những cái chết đó có liên quan trực tiếp đến công việc tại địa điểm, nhưng Tổ chức Lao động Quốc tế, một cơ quan của Liên Hợp Quốc, cho rằng FIFA đã đánh giá thấp thực tế.

Linh vật World Cup 2022 mang “quốc tịch” Trung Quốc

Với tư cách là nhà cung cấp của Ban tổ chức World Cup Qatar, Công ty TNHH Phát triển Văn hóa Xa Xa, Quảng Đông chịu trách nhiệm khai thác thứ cấp, thiết kế và sản xuất các sản phẩm liên quan đến La’eeb như đồ chơi nhồi bông, mũ và chìa khóa 3D v.v…

Ông Trần Lôi Cương, Giám đốc điều hành Xa Xa, nói với China News Weekly rằng, “việc hợp tác với Ban tổ chức World Cup Qatar bắt đầu vào năm 2015 nhưng vào thời điểm đó, công ty không có kế hoạch đảm nhận công việc sản xuất linh vật của World Cup”.

Bắt đầu từ tháng 2 năm nay, Xa Xa đã nhận được lời mời của Ban tổ chức World Cup 2022 tham gia thiết kế thú nhồi bông La’eeb. Sau 8 lần sửa đổi trong ròng rã 5 tháng theo ý kiến của Ban tổ chức World Cup Qatar, thành phẩm cuối cùng của La’eeb đã được chính thức chấp nhận và phê duyệt để sản xuất trong năm nay. Kể từ tháng 7, công ty đã sản xuất hàng trăm nghìn sản phẩm và lô sản phẩm cuối cùng đang được gửi đến Qatar vào ngày 21/11.

Linh vật  La’eeb  của World Cup 2022 ra mắt gây nhiều tranh cãi. Nhiều người cho rằng, nó là biểu tượng cho hình ảnh của trang phục truyền thống của Qatar, rất năng động, sáng tạo, vui tươi.

Ngược lại, có rất nhiều người tỏ ra phản cảm và cảm thấy sốc khi thấy hình ảnh La’eeb to lớn bay lơ lững trên sân vận động ngày khai mạc. Họ cho rằng nó mang hình thù của ma quỷ. Có người cho rằng nó không thuộc về thế giới con người mà đến từ một không gian khác. Cũng có người cho rằng nó là biểu tượng của những linh hồn những công nhân bị ngược đãi đến tử vong trong quá trình xây dựng sân vận động World Cup ở Qatar.

Linh vật World Cup 2022 bị chê giống ma gây tranh cãi và giới tính... bí hiểm - ảnh 2
Theo nhóm tiếp thị đã tạo ra, linh vật La’eeb trông như một con ma, mà có người cho rằng nó là biểu tượng cho những người đã chết trong quá trình xây dựng các sân vận động cho World Cup

Một blogger nổi tiếng về các vấn đề tâm linh trên Facebook đã nhận định: “Những nhà thiết kế TQ đã tạo ra “kiệt tác” – linh vật World Cup 2022 giống như một con ma. Ma không phải linh vật, không phải động vật và ma không có chân. Hàng tỉ người được thuần hóa não để nhìn thấy “ma hàng ngày” mà vẫn vui vẻ”. Với những biến động xấu trên toàn cầu suốt gần 3 năm qua, một người hiểu rõ tâm linh và có khả năng dự đoán như anh đã buồn rầu kết luận trong nhận định của mình: “Đây là tín hiệu cực xấu sắp xảy đến với nhân loại”. Nhận định của anh ngay lập tức đã nhận được sự đồng cảm của gần 3.000 người.

Trung Quốc ngày nay đã “vươn” rất nhiều cánh tay đến mọi ngõ ngách trên thế giới và thao túng đến mọi lĩnh vực, hoạt động, thậm chí cả nền kinh tế và chính trị của nhiều quốc gia. Tham vọng bành trướng thế giới của Trung Quốc đã không còn xa lạ và trở thành mối đe dọa lớn nhất đối với thế giới. “Yếu tố Trung Quốc” bao phủ một sự kiện lớn như World Cup không đáng ngạc nhiên, nhưng nó lại trở thành chủ đề có nhiều khía cạnh đáng lo ngại.

Video chọn lọc

 

 

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều