spot_img
19 C
Vietnam
Thứ ba,17 Tháng chín
spot_img

Đừng để con trẻ trở thành “ông vua con” trong gia đình

Lớp trẻ ngày nay, đặc biệt ở độ tuổi vị thành niên lớn lên từ sự bao bọc, che chở quá mức của bố mẹ được nhiều người nhìn nhận là lười nhác, vô cảm, vô trách nhiệm với bản thân và gia đình, đua đòi và thiếu nghị lực. 

Trong cuộc sống kim tiền, hầu hết các ông bố bà mẹ chọn cách chỉ có một đến hai con nhưng phải lo cho chúng đầy đủ, học hành đến nơi đến chốn và chuẩn bị một tương lai tốt đẹp nhất cho con. Nguyện ý ấy không có gì sai, vì ai sinh con ra cũng phải có trách nhiệm chăm sóc, yêu thương và giáo dục chúng. Nhưng sự yêu thương quá mức với suy nghĩ sợ con khổ, con đau, con bị thất thiệt và phải làm sao để trang bị cho chúng mọi thứ tốt nhất từ bé đến trưởng thành thì liệu có còn đúng không?

Không dám trách mắng, uốn nắn con

Bà Nguyễn Thúy Uyên Phương, nhà nghiên cứu và thực hành giáo dục tại TP.HCM (nghiên cứu sinh ngành thiết kế và lãnh đạo giáo dục tại ĐH Illinois, Mỹ), kể lại câu chuyện: “Trong những bữa ăn trưa, có trường muốn rèn tính tự lập và kỹ năng sống cho trẻ nên để các con tự chuẩn bị bữa ăn, tự phục vụ. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ không đồng ý, cho rằng mình đóng tiền học cao hằng tháng cho trường là để con được chăm lo chứ không phải tự phục vụ như vậy!”.

Bà Uyên Phương nhận định đó chính là “tâm thế” nuông chiều. Nghĩa là cha mẹ không muốn con cái phải làm gì ngoài việc học, ở nhà có người giúp việc lo từ bữa ăn, lau dọn nhà cửa đến giặt giũ thì tại sao đến trường con lại phải làm những việc đó? “Không chỉ nuông chiều con, không cho con đụng vào bất cứ việc gì, mà thậm chí con làm sai, con mắc lỗi nhiều phụ huynh cũng không dám la mắng hay uốn nắn, điều chỉnh.

Muốn biết con bạn có đang bị nuông chiều quá mức hay không hãy để chúng đối mặt với những điều này - Ảnh 3.
Nhiều cha mẹ nuông chiều con thường thay chúng làm hết mọi việc, Điều này sẽ khiến trẻ trở nên lười nhác, ỷ lại, không biết giá trị của lao động và không biết cách tự lập trong cuộc sống. Ảnh minh họa

Bà Phương cho rằng quan điểm giáo dục trên của phụ huynh đã tác động rất nhiều đến cách ứng xử của nhà trường đối với học sinh. Theo đó, nhiều thầy cô cũng không dám dùng hình phạt hay kỷ luật học sinh khi các em mắc lỗi vì ngại phụ huynh, vì sợ bị quay clip tung lên mạng với quy chụp “bạo lực học đường”… Một giáo viên khác ngần ngại nêu quan điểm: Ranh giới giữa đánh mắng học trò và quở phạt không bạo lực đôi khi rất mong manh dưới áp lực môi trường giáo dục thân thiện, khiến thầy cô thường… thôi kệ.

Một giáo viên trường PTCS tại Đồng Nai chia sẻ: “Làm giáo viên thời nay áp lực không phải vì sự vất vả, mà áp lực nhiều khi đến từ cách ứng xử của phụ huynh. Có nhiều cha mẹ chỉ cần thấy con có một vết xước nhỏ hay bị trách phạt nhẹ nhàng cũng xót con và họ sẵn sàng đến trường trách mắng thầy cô, thậm chí đánh giáo viên. Sự nuông chiều con bất kể đúng sai, thể hiện thái độ gay gắt với thầy cô trước mặt con, vô tình khiến trẻ nghĩ mình là số một, từ đó ra ngoài xã hội, trẻ cũng sẽ ngạo mạn, coi thường người khác”.

Nhiều nhà tuyển dụng gần đây thường xuyên than phiền về thái độ, kỹ năng, cách ứng xử thiếu trách nhiệm của giới trẻ đối với công việc cũng như với các mối quan hệ trong xã hội. Chẳng hạn như hẹn phỏng vấn không tới nhưng cũng không báo lại, đi làm thì đi trễ về sớm, tự tin thái quá về bản thân… Đại diện doanh nghiệp cho biết công ty mình phải chiều chuộng nhân viên trẻ “từng li từng tí” vì nếu không thì họ sẽ bỏ việc, gây xáo trộn và khó khăn… Có chuyên gia chỉ ra một trong những nguyên nhân khiến nhiều người trẻ có biểu hiện như vậy là vì được nuông chiều từ nhỏ trong gia đình và trưởng thành trong môi trường học tập cũng được nuông chiều không kém, nhất là ở các cơ sở giáo dục xác định không chỉ là dạy mà còn là nơi cung cấp dịch vụ.

Thạc sĩ Lê Minh Tiến, giảng viên Khoa Xã hội học Trường ĐH Mở TP.HCM, lý giải:

“Thế hệ gen Z được sinh ra trong giai đoạn mà các yếu tố về kinh tế, công nghệ, quá trình toàn cầu hóa đều ở mức tốt hơn hẳn so với các thế hệ trước đây. Phần lớn gia đình các em có điều kiện về tài chính. Các em cũng có cơ hội tiếp xúc sớm với những tiến bộ của công nghệ và tham gia rất sớm vào tiến trình toàn cầu hóa thông qua internet và mạng xã hội”.  Từ đó, suy nghĩ, thái độ và quan niệm sống của các em thuộc thế hệ này cũng có sự khác biệt rất lớn. Hơn nữa, những người trẻ này sinh ra trong gia đình ít con, thường chỉ từ một đến hai con khiến chúng trở thành “đứa con vua” trong gia đình.

photo 1 1474045490379
Nuông chiều quá mức khiến con trẻ trở thành những “ông vua con” trong gia đình (Ảnh. VTV)

“Phụ huynh ngày nay rất khó hoặc rất ngại áp đặt những kỷ luật, những giới hạn cho trẻ và sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của con, con muốn gì được nấy và chỉ làm những gì mình thích. Từ đó, khi lớn lên vào trường học, thầy cô cũng không thể thay đổi được lối suy nghĩ thích làm gì thì làm nơi học sinh”, thạc sĩ Tiến nhìn nhận.

Bà Uyên Phương cho rằng thái cực dạy con theo cách nuông chiều được xuất phát từ tâm lý muốn thành cha mẹ tốt, muốn sửa chữa những sai lầm về giáo dục của thế hệ trước mà ở đó cha mẹ chính là “nạn nhân” của thái cực giáo dục theo kỷ luật hà khắc. “Hơn nữa, nhiều cha mẹ du nhập tư tưởng tiến bộ và giáo dục mới từ nước ngoài đó là luôn tôn trọng, lắng nghe con nhưng lại cực đoan theo kiểu không dám uốn nắn, không dám trách phạt con vì sợ như thế sẽ là hà khắc. Cha mẹ và ngay cả giáo viên còn đang lúng túng, không biết cân bằng giữa yêu thương và kỷ luật tích cực”, bà Phương nhận định.

Với lối giáo dục nuông chiều con cái, bà Phương khẳng định sẽ khiến cho một bộ phận thế hệ trẻ đến tuổi trưởng thành vẫn bị thiếu hụt rất nhiều về kỹ năng, thái độ, ứng xử với xã hội có vấn đề, khi gặp tình huống khó khăn thì không biết cách xoay xở, ích kỷ, ít biết sẻ chia…

Trong văn hóa truyền thống, trẻ con thường phải học Lễ ngay từ khi còn bé. Nhiều bậc cha mẹ lấy đức và sự nghiêm khắc để dạy con nên người. Sự quan tâm nhân ái và yêu cầu nghiêm khắc của họ đối với con cháu, khiến con cháu vào bất kỳ lúc nào cũng có thể phân biệt rõ đúng sai, lựa chọn con đường nhân sinh đúng đắn. Đó chính là tính kế lâu dài và có trách nhiệm với tương lai, khiến con cháu cả đời thọ ích. Đó cũng là tài sản đáng giá nhất lưu lại cho chúng.

Học trò Khổng Tử dạy con: “Nhà có cha nghiêm thường có con hiền tài”

Người xưa nói “Nhà có cha nghiêm, thường có con hiền tài”. Xem những câu chuyện dạy con của cổ nhân mới thấy chữ “nghiêm” này không có ý xét nét, khắt khe. Chữ “nghiêm” này cũng không nên chỉ hiểu theo một chiều đối với con, mà bản thân cha mẹ trước hết cần nghiêm khắc với chính mình.

Vì sao người thời xưa thường dạy con tích đức
Nhà có cha nghiêm thường có con hiền tài (Ảnh. VĐH)

Câᴜ chᴜyện Tăng Tử làm thịt lợn đã lưu lại cho người đời một bài học quý giá về trách nhiệm làm gương của người cha, người mẹ. Con trẻ là tấm gương phản chiếu tính cách của cha mẹ, bởi trẻ nhỏ thường nhìn vào cha mẹ nhiều nhất để học theo. Vậy nên, dùng hành động của bản thân để dạy dỗ con chính là thượng sách. Muốn làm được như vậy cha mẹ không thể không nghiêm khắc tu dưỡng chính mình. Cha mẹ trước hết cần tự đặt tiêu chuẩn cao cho bản thân, có như vậy mới có thể giáo dục con lễ nghĩa.

Tăng Tử người nước Lỗ là học trò xuất sắc của Khổng Tử, có nhiều cống hiến hoằng dương Nho học.

Một hôm vợ ông chuẩn bị đi chợ, đứa con trai nhỏ khóc đòi theo đi. Không biết làm thế nào, nàng liền nói dỗ con: “Con ngoan, nghe lời mẹ, mẹ về sẽ làm thịt lợn cho con ăn nhé”.

Khi nàng đi chợ về, nghe thấy tiếng mài dao trong sân vội chạy vào hỏi Tăng Tử: “Chàng mài dao làm gì thế?”. Tăng Tử tɾả lời: “Để thịt lợn. Chính nàng đã nói đi chợ về sẽ làm cho con ăn mà”. Người vợ đỏ mặt vội nói: “Thiếp chỉ nói đùa để dỗ con thôi, sao chàng lại cho là thật?”

Tăng Tử nói: “Không thể nói chơi với trẻ con được. Trẻ con chưa có khả năng suy xét phán đoán, do đó cha mẹ phải dạy bảo, và nghe theo cha mẹ dạy dỗ. Hôm nay nàng nói dối nó, chính là dạy nó lừa dối người khác. Mẹ lừa dối con thì con sẽ không tin vào mẹ nữa. Thế thì sao có thể dạy con thành chính nhân quân tử được”.

Sau đó Tăng Tử và người vợ cùng đi làm thịt lợn, còn mời đông bạn bè đến ăn. Mọi người đều hỏi: “Sao lợn chưa lớn mà đã vội làm rồi?” Tăng Tử bèn kể lại lý do cho mọi người nghe, mọi người ai cũng gật gù đồng tình khen Tăng Tử làm như vậy là đúng.

Ngày nay, không ít những bậc cha mẹ giống như vợ của Tăng Tử, nghĩa là hứa suông để dỗ con nhưng hành động lại không nhất quán, cho rằng đó chỉ là chuyện nhỏ. Kỳ thực, đây là vấn đề thiếu nghiêm khắc với bản thân, hay chính là thiếu nghiêm túc tɾong việc dạy con. Một việc làm thiếu nghiêm túc thì khó nói rằng sẽ mang đến kết quả tốt đẹp, vẹn toàn.

Cũng vì mᴜốn dạy con ᴄông thành danh toại, nên nhiều cha mẹ cho rằng cần phải nghiêm khắc với con. Khổng Tử dạy: “Người quân tử nghiêm khắc với mình, kẻ tiểu nhân khắt khe với người”. Cha mẹ đặt yêu cầu cao cho con thì không sai, nhưng nếu cứ luôn xét nét từng cử chỉ, phàn nàn từng lỗi sai thì cha mẹ chính là đang thiếu nghiêm khắc với mình mà khắt khe với người ɾồi.

Thực tế, cùng đạt một mục đích có thể có nhiềᴜ cách làm khác nhau. Thay vì nổi nóng, chi bằng chọn dùng tâm thái bình tĩnh, cho con thời gian hoàn thiện, sửa đổi bản thân. Làm được như vậy sẽ khiến con cảm kích tɾước sự kiên nhẫn và bao dung của cha mẹ, cũng tự nhiên mà học được tính kiên nhẫn và bao dung.

Chúng ta không bỏ qua lỗi lầm ở con, dạy con nhất định cần đặt ra tiêu chuẩn cao để con thành người có phẩm chất và tri thức, đó chính là “nghiêm”. Tuy nhiên, không thể ngụy biện vì mục đích tốt đẹp này mà cha mẹ tự cho phép bản thân mình phóng túng, muốn gì làm nấy.

Khi cha mẹ nổi giận vì con không làm đúng, những thứ bộc phát ra đều là trách móc, oán giận. Làm như vậy khác nào “người nếu phạm ta, ta ắt phạm người”, ý là con phạm vào quy chuẩn, quan niệm của ta thì ta sẽ không để con yên. Với bản chất là tấm lòng hẹp hòi, ích kỷ như vậy thì sẽ dạy con thành người thế nào? Vậy nên, con cái càng lớn sẽ càng thể hiện sự ương bướng mạnh mẽ.

Một người chân thành, lương thiện sẽ không động một tí là gây gỗ với người khác, không nói những lời làm tổn thương người khác. Thời xưa, đạo Trung Dung tôn sùng dĩ hòa vi qᴜý, cho nên dù hoàn cảnh nào cũng khuyên người cư xử từ bi, nhẹ nhàng, phù hợp với bản chất lương thiện tiên thiên.

Người xưa đã để lại cho chúng ta những tấm gương dạy con ôn hòa, lý tɾí. Họ tạo điều kiện để con đền bù lỗi sai mà không dùng lời trách mắng, tâm thái không hề nóng giận. Như vậy chẳng phải tốt nhất hay sao, vừa đạt mục tiêu giúp con hoàn thiện bản thân mà chính mình giữ được phong thái ung dung tự tại.

Thảo My (T/h)

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều