spot_img
30 C
Vietnam
Chủ Nhật,8 Tháng Chín
spot_img

Đứng trước thảm hoạ, bậc Vua chúa xưa thường làm gì?

Cổ nhân luôn tin vào Thần Phật, họ tin rằng con người và thiên nhiên là tương thông với nhau. Họ cũng tin rằng hoàng đế là Thiên tử, ngai vàng là do Thiên Thượng ban cho. Thế nên hoàng đế phải tuân theo Thiên mệnh, tôn trọng và chăm lo cho con dân. Chỉ khi thực hiện như vậy, mới có thể đạt được quốc thái dân an, thái bình thịnh trị.

Kết quả hình ảnh cho Trinh Quán thời Đường Thái Tông.
Người xưa tin rằng hoàng đế là Thiên tử, ngai vàng là do Thiên Thượng ban cho. Thế nên hoàng đế phải tuân theo Thiên mệnh, tôn trọng và chăm lo cho con dân. (Ảnh ĐKN)

Đứng trước thảm họa bậc Vua chúa thường làm gì?

Trong lịch sử, mỗi khi có thiên tai nhân họa lớn phát sinh, các bậc đế vương trước tiên đều tự kiểm điểm bản thân: “Ta đã làm sai điều gì? Vì sao Trời cao giận dữ?”. Sau đó, họ tắm rửa trai giới, bái lạy cầu khấn Trời Đất, thậm chí còn công bố “Tội kỷ chiếu” (tức là “Chiếu thư tự trách tội mình”) trước Thiên hạ, công khai kiểm điểm và sám hối những lỗi lầm và thất bại của bản thân. Họ hướng về Thiên thượng và tất cả người dân, hứa nhất định sẽ sửa chữa sai lầm, tự đôn đốc bản thân, mong được Thiên thượng tha thứ, không trách tội nữa, trăm họ cũng không phải chịu khổ.

Không có mô tả ảnh.
Khi xưa, lúc xảy ra thiên tai nhân họa, vua chúa thường tự trách tội mình và sám hối với Trời, với Thần

Việc tự trách phạt những sai phạm của bản thân, đối với người có lương tri mà nói, ấy là chuyện thường tình. Nhưng thân làm một đế Vương, đứng đầu thiên hạ, có thể nhận sai, hối lỗi và tỉnh ngộ thì thực sự là điều không hề dễ dàng. Nhưng vì sao các bậc Vua chúa xưa kia, vốn là “Thiên tử” (con trời), cao quý nhường ấy, lại luôn sám hối lỗi lầm và thất bại của mình một cách công khai như vậy? Muốn hiểu được điều đó chúng ta cần phải truy nguyên tới truyền thống văn hóa cổ đại Á Đông.

Thời Trung Quốc cổ đại, Thiên thần (tức là Thượng đế hay Thiên đế) là chúa tể tuyệt đối của Trời Đất. Còn bậc đế Vương lại chính là “Phụng thiên thừa vận, thụ mệnh vu thiên” (Tuân phụng Trời thuận theo vận Trời, vâng theo mệnh lệnh từ Trời), là người thống trị mà Thiên thượng phái xuống nhân gian, chính vì thế mà gọi là “Thiên tử”.

Theo cách nhìn của người xưa mà xét, “Hoàng thiên vô thân, duy đức thị phụ; dân tâm vô thường, duy huệ chi hoài” (Tạm dịch: Trời xanh không kể thân thích, chỉ trợ giúp người có Đức, lòng người thay đổi vô thường, chỉ ban ân huệ cho người có tấm lòng). Sự quan tâm của Thiên thượng có quan hệ mật thiết với phẩm chất đạo đức của “Thiên tử”.

Mệnh trời sẽ chỉ chiếu cố những vị Vua có đức, một khi “Thiên tử” thất đức ắt sẽ ảnh hưởng đến sự thịnh suy của vương triều. Vua mà thất đức cuối cùng đều sẽ bị mệnh Trời vứt bỏ. Do đó, bậc vua chúa nếu muốn giang sơn bền vững, thì phải tu đức để xứng đáng với Trời. Thiên tai nhân họa chính là sự thể hiện của “ý Trời”. Các bậc quân vương thời cổ đại phần lớn đều xem đó như là “lời cảnh báo của Thiên thượng”. 

Nếu lũ lụt, hạn hán, dịch châu chấu, động đất, thiên thạch, sao chổi, nhật thực hay sụt lở đất xảy ra, hoàng đế phải tự kiểm điểm mình hành vi của mình như thế nào để đến mức Thiên thượng cảnh báo như vậy. Hoàng đế sẽ nhanh chóng tìm ra lỗi sai và ban bố “Tội Kỷ Chiếu”, tức chiếu thư tự trách tội, để chuộc lỗi, cầu xin Thiên thượng tha thứ cho mình và chấm dứt tai họa.

Trong lịch sử Trung Quốc, từ thời Đại Vũ, hầu hết các vị Vua và hoàng đế đều ban bố “chiếu thư tự trách tội”, ngoại trừ Tần Thủy Hoàng và Tùy Dạng Đế.

Theo sử sách, Trung Quốc có 89 hoàng đế đã viết chiếu thư tự trách tội, có vị còn viết nhiều lần. Ví dụ, Chu Thành Vương viết 260 chiếu, Đường Thái Tông viết 28 chiếu. Ngay cả Sùng Trinh, hoàng đế cuối cùng của nhà Minh, cũng viết 6 chiếu. Chỉ có điều lần cuối cùng, ông lại quy tội cho các quần thần về sự sụp đổ của triều đại.

Từ Hy Thái Hậu vì hậu thuẫn cho khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn mà dẫn đến Liên minh 8 Quốc gia xâm lược Trung Quốc, khiến bách tính lầm than. Bà cũng ban bố chiếu thư tự trách tội nhân danh Quang Tự Đế, nhưng trong đó lại đẩy trách nhiệm cho quần thần trong triều và dân chúng.

Nhìn vào kết cục của Vua Sùng Trinh và Từ Hy Thái Hậu, có thể thấy nếu không thành tâm trước Thiên thượng về thiếu sót của mình kết quả sẽ vô ích thậm chí còn có kết thúc thảm hại.

Vua Thang Triều Thương: Mình trẫm là kẻ có tội

Vào thời đầu vua Thành Thang mới lập nên nhà Thương, đã có một trận hạn hán nghiêm trọng kéo dài tới mấy năm, bách tính rơi vào cảnh lầm than. Vua Thành Thang cắt tóc và móng tay, nhận hết tội về mình mà cầu khẩn: “Mình trẫm là kẻ có tội, xin Thượng Thiên chớ trách trăm họ. Bách tính có phạm lỗi cũng đều do mình Trẫm vì tội bất kính, xin Thượng Thiên, quỷ thần xót thương dân chúng”. 

king tang of shang
Thương Thang qua nét vẽ của Mã Lân (馬麟), một họa sĩ đời Tống (nguồn: Wikipedia).

Mọi người vô cùng biết ơn hoàng đế vì những gì ông đã làm, chẳng mấy chốc, những cơn mưa cứu mạng đã trút xuống. 

Vua Đường Thái Tông: Nếu như châu chấu các ngươi thật sự có linh tính thì các ngươi đừng ngại đến ăn tim của ta

Năm Trinh Quán thứ hai (năm 630) triều Vua Đường Thái Tông xuất hiện hạn hán lớn, châu chấu hoành hành, nông sản chịu thiệt hại thảm trọng. Đường Thái Tông đã viết chiếu thư tự trách tội, trong đó viết: “Nếu như chúng sinh thiên hạ có làm sai điều gì thì tội lỗi đó một mình trẫm nhận lấy”.

Đường Thái Tông nói một câu, nạn châu chấu lập tức biến mất (ảnh 1)

Đường Thái Tông tâm tình vô cùng nặng nề, lúc nhìn thấy châu chấu bay ở khắp nơi, ông đã vơ tay bắt lấy vài con châu chấu thật to và nói với chúng: “Nếu như châu chấu các ngươi thật sự có linh tính thì các ngươi đừng ngại đến ăn tim của ta, không cần các ngươi phải làm hại đến bách tính!”.

Thái Tông nhân từ đối đãi với bách tính, tự mình thành tâm gánh nhận tội lỗi đã làm cảm động Thượng Thiên. Không lâu sau đó, đoàn quân châu chấu rợp trời dậy đất đã biến mất và nạn côn trùng cũng không còn nữa.

Về sau, Đường Thái Tông đã nói với các quan Đại thần: “Tấm lòng nhân nghĩa và thiện lương nhất định cần phải có tâm ý chân thật, mọi lúc khắc ghi trong tâm, không được phóng túng yêu cầu đối với bản thân. Cũng giống như việc ăn cơm vậy, chỉ có không ngừng cung cấp đồ ăn dinh dưỡng mỗi ngày thì mới có thể duy trì cuộc sống bình thường”.

Hoàng Đế Đường Đức Tông: Trẫm đã không tỉnh ngộ khi Trời trách phạt Trẫm

Không lâu sau khi Đường Đức Tông lên ngôi, một số tướng lĩnh đã nổi dậy. Vào năm 783, quân nổi loạn đã đột nhập vào Thủ phủ Trường An. Đường Đức Tông chạy trốn đến thành phố Phụng Thiên. 

Mùa xuân năm sau đó, ông đã viết một chiếu thư dài tự trách tội. Ông kể ra hết những việc làm sai trái của bản thân và nói: “Trẫm đã không tỉnh ngộ khi Trời trách phạt Trẫm, không biết khi bách tính quở trách Trẫm. Trẫm đã mang lại nỗi sỉ nhục cho tổ tiên của Trẫm, và làm mất lòng dân. Trẫm vô cùng hổ thẹn, quả đáng bị trừng phạt”.

Chiếu thư chân thành của hoàng đế đã khiến binh lính cảm động rơi lệ, khiến tinh thần binh lính và bách tính lên cao, cuộc nổi loạn liền bị dập tắt không lâu sau đó.

Hoàng Đế Khang Hy Triều Thanh

Vào triều Thanh, lúc Khang Hy Đại Đế tại vị có một năm Bắc Kinh xảy ra trận động đất. Khang Hy nói với các Đại thần: “Trẫm tự mình khiếm khuyết đức hạnh, có thiếu sót về mặt chính sự nên ông Trời giáng xuống động đất để cảnh báo. Trong lòng trẫm vô cùng bất an, nôn nóng tìm ra nguyên nhân dẫn đến tai họa này.”

Hoàng đế nói tiếp: “Phải chăng là quan viên bòn rút tiền tài của bách tính để khoe khoang bản thân? Hay là các quan Đại thần kết bè kết phái vì tư lợi cho riêng mình? Hay là quan viên thống lĩnh binh mã mặc sức cướp bóc tàn bạo không kiêng nể gì? Hay là việc miễn trừ tô thuế và lao dịch chưa được thực hiện? Trẫm tự hỏi quan chấp pháp xử lý tố tụng có oan khuất gì cho bách tính không? Hay là Vương công Đại thần không thể quản lý thuộc hạ để cho họ ăn hiếp bách tính? Chỉ cần một trong các việc này phát sinh thì đã đủ để dẫn đến tai họa rồi. Coi trọng luật pháp căn bản của triều đình thì phải liêm khiết từ những chuyện nhỏ, chính trị thái bình thì mới không có oan khuất, như vậy mới có hy vọng cảm động đến Thượng Thiên mà tiêu trừ được tai họa. Cho nên, Trẫm đã viết chiếu thư thổ lộ những trăn trở trong lòng mình, mong rằng các khanh dốc sức cùng với Trẫm”.

Chế độ cắt đứt liên hệ với Thần, thay bằng chủ nghĩa giết chóc

Mối liên hệ tâm linh sâu sắc giữa dân tộc Trung Hoa với Thần, vốn được truyền thừa qua các thế hệ suốt 5.000 năm văn minh đã bị cắt đứt sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nắm quyền vào năm 1949.

Thay vì thuận theo truyền thống tâm linh và cai trị đất nước bằng nhân nghĩa, thiện lương, ĐCSTQ lại cai trị Trung Quốc bằng chủ nghĩa vô Thần và chủ nghĩa duy vật. Khi rũ bỏ mọi tín ngưỡng vào Thần và trấn áp mọi tôn giáo, ĐCSTQ đã tự coi mình là đấng tối cao, vượt khỏi mọi ràng buộc về pháp lý và đạo đức.

ntdvn ntdvn dap pha tuong khong tu cach mang van hoa trung quoc
ĐCSTQ phá hoại chùa chiền, huỷ hoại tín ngưỡng vào Thần – Ảnh: NTDVN

Lời thề trong văn hóa truyền thống vốn không thể coi nhẹ nhưng ĐCSTQ lại yêu cầu người dân Trung Quốc thề, hơn nữa là lời thề độc hiến dâng sinh mệnh? ĐCSTQ đã trộm dùng sự trang trọng và thần thánh của lời thề trong văn hóa truyền thống để đạt được mục đích hủy diệt nhân loại. 

Hơn nữa nội dung lời thề là phản trời đất, Thần Phật, đặt đảng tính tà ác cao hơn nhân tính, cao hơn cả Thần Phật, hơn nữa còn muốn người ta hiến dâng sinh mệnh cho ĐCSTQ. 

ĐCSTQ không cắt lá bẻ cành, cũng không tế “súc vật” để “thề” theo truyền thống, mà bắt người sống hiến dâng sinh mệnh của mình làm đồ cúng tế. Đây chính là khiến con người trong vô tri mà ký kết giao ước bán thân với ĐCSTQ. Hơn nữa người ta chỉ được gia nhập đảng mà không được ra khỏi đảng, đó là sự trói buộc trắng trợn. Trong mắt của Thần Phật, đây chính là “ấn thú”.

Sự tà ác và đáng sợ của ĐCSTQ nằm ở chỗ một mặt nó phá hủy văn hóa truyền thống, mặt khác nó trộm dùng và bóp méo văn hóa truyền thống để đạt mục đích phá hoại nhân tâm. Từ đó làm bại hoại đạo đức nhân loại, giết hại người dân Trung Quốc và toàn thế giới.

ĐCSTQ đi ngược lại Thiên lý và đạo đức căn bản của con người. Dán nhãn cho các yếu tố căn bản của văn hóa truyền thống Trung Hoa là quan niệm triết học về mối liên hệ giữa nhân loại và tự nhiên là “mê tín”, cần phải lên án và cấm đoán. ĐCSTQ coi hết thảy cảnh báo từ Thiên Thượng là “thảm họa tự nhiên”, chứ không liên quan gì đến việc cai trị của mình.

Mao Trạch Đông đã phát động hết chiến dịch chính trị này đến chiến dịch khác như “Cải cách Ruộng đất”, “Trấn áp phần tử phản cách mạng”, “Tam phản”, “Ngũ phản”, “Đại nhảy vọt” và “Cách mạng Văn hóa”.

Các chiến dịch và phong trào này đã dẫn đến các cuộc thanh trừng, giết chóc, bắt bớ hàng loạt những người vô tội, thậm chí cả những người tu hành lương thiện. ĐCSTQ khuyến khích người dân phỉ báng Thần Phật, cho phá hủy tượng Phật và hàng chục nghìn đền chùa. 

ĐCSTQ còn huênh hoang về sự “vô pháp vô thiên” của nó, xúi giục nhân dân Trung Quốc “Đấu với Trời, đấu với Đất, đấu với người”. Mao và thuộc hạ của y đã giết khoảng 80 triệu người thuộc mọi giai tầng xã hội trong thời kỳ ông ta nắm quyền.

Bước vào thế kỷ 21, và cùng với việc Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2001, thế giới hy vọng ĐCSTQ sẽ thay đổi sau khi tiếp xúc với nền văn minh và dân chủ phương Tây. Thế nhưng, hai thập kỷ đã trôi qua nhưng tham vọng quyền lực và kiểm soát của ĐCSTQ chưa bao giờ thay đổi. Chỉ là trở nên bí mật và gian xảo hơn.

Từ “Cộng đồng Chung Vận mệnh” cho đến “Sáng kiến Vành đai và Con đường”, ĐCSTQ còn muốn truyền bá hệ tư tưởng Mác-Lênin ra thế giới và thiết lập một mô hình mới về quan hệ quyền lực và trật tự kinh tế toàn cầu.

Chế độ chưa bao giờ biết thành tâm nhận lỗi

Với vô số lỗi lầm ĐCSTQ gây ra cho người dân Trung Quốc, chưa bao giờ ĐCSTQ cho rằng mình có lỗi. Ngay cả hiện tại, khi đối với dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán ĐCSTQ cũng không chịu quay đầu nhận lỗi. 

tai
Chế độ Trung cộng hủ bại, không bao giờ biết nhận lỗi – Ảnh: Internet

Đối với sự bùng phát dịch viêm phổi Vũ Hán, mặc dù các ca nhiễm bệnh đã được báo cáo từ đầu tháng 12 năm 2019, nhưng ĐCSTQ đã che giấu thông tin và đàn áp bất cứ ai tiết lộ thông tin trên phương tiện truyền thông xã hội.

Mãi đến ngày 20 tháng 1 năm 2020, Tập Cận Bình mới đưa ra thông báo công khai đầu tiên về dịch bệnh. Đến tận sáu hôm sau, mới thành lập nhóm ứng phó với dịch bệnh do Thủ tướng Lý Khắc Cường đứng đầu. Tiếp đó là việc quan chức các cấp tiếp tục che đậy sự thật về dịch bệnh và trốn tránh trách nhiệm khi mọi việc đã vượt quá tầm kiểm soát.

Thay vì chịu trách nhiệm về dịch bệnh, ngày 23 tháng 2, Tập Cận Bình lại tự ca ngợi bản thân trong một cuộc họp qua video với hơn 170.000 người trên khắp Trung Quốc. Tập tâng bốc về việc ông ta có những hành động đầu tiên vào ngày 17 tháng 1, đã tổ chức nhiều cuộc họp và thực hiện các biện pháp hiệu quả để kiểm soát virus.

***

Kỳ thực, dù là Đế Vương thời xưa hay người đứng đầu một tổ chức, quốc gia, dân tộc nào ở thời nay, nếu để lòng người oán hận, nhân dân lầm than đau khổ, đất nước điêu tàn, đó là lỗi thuộc về người lãnh đạo. Một gậy, hai gậy của Thiên thượng gõ xuống là quở trách, nhắc nhở, nếu còn không mau tỉnh ngộ, thì họa diệt thân, vong quốc nào có xa!

                                                                                                          Chân Tâm (t/h)

Nguồn tham khảo Minghui.org, ĐKN

TTK 4 01

 

 

 

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều