spot_img
24 C
Vietnam
Chủ Nhật,8 Tháng Chín
spot_img

Hang Mạc Cao: Báu vật giữa sa mạc và huyền cơ ẩn giấu

 

450px Dunhuang Mogao Ku 2013.12.31 12 30 18 1
Hang Mạc Cao được ví như báu vật giữa sa mạc – Ảnh: Internet

Tân Thế Kỷ – Có một hang động lưu giữ một số lượng tác phẩm nghệ thuật đáng kinh ngạc lớn nhất thế giới. Quần thể hang động này nằm trong bóng tối 900 năm. Nơi đây là một kho tàng báu vật với hơn 50.000 bức tranh và bản thảo Phật giáo. Nếu không được tình cờ khám phá bởi một đạo sĩ tò mò, có lẽ nó vẫn còn là bí ẩn với thế giới bên ngoài. Đó chính là hang Mạc Cao thuộc thành phố Đôn Hoàng.

Tại sao hang Mạc Cao lại được ví là kho báu vô giá giữa sa mạc?

Hang Mạc Cao là một hệ thống 492 ngôi đền cách trung tâm thành phố Đôn Hoàng tỉnh Cam Túc, Trung Quốc khoảng 25km về phía Đông Nam. Hang Mạc Cao còn được gọi là Thiên Phật Động, được xây dựng vào thời kỳ 16 nước, trước thời nhà Tần.  

photo 2023 04 28 11 16 22
Một góc của Hang Mạc Cao – Ảnh: Internet

Trải qua giai đoạn Thập lục quốc, Bắc Triều, Tùy, Đường, Ngũ Đại, Tây Hạ, Nguyên…, nơi đây hình thành nên quy mô vĩ đại với 735 hang động, 45.000m2 bích họa, 2.415 pho tượng đất sét. Đây được mệnh danh là vùng đất nghệ thuật Phật giáo có quy mô lớn nhất và nội dung phong phú nhất Trung Hoa còn tồn tại đến ngày hôm nay.

photo 2023 04 28 11 16 17
Một góc khác của Hang Mạc Cao – Ảnh: Internet

Hang đá Đôn Hoàng là kho báu nghệ thuật văn hóa Trung Quốc nổi tiếng thế giới. Ngày nay khi niềm tin tín ngưỡng dần bị phai nhạt đi, con người vẫn luôn khen ngợi thành tựu nghệ thuật này. Từ phong cách đơn giản sang trọng trong thời kỳ Thập lục quốc đến dung mạo thanh tao của thời kỳ Bắc triều, rồi đến phong cách tròn trịa đầy đặn của nhà Tùy và Đường, những tác phẩm nghệ thuật này ghi lại phương pháp nghệ thuật và thẩm mỹ của mỗi triều đại. Đối với việc nghiên cứu các phương diện văn hóa của nhiều triều đại như kiến trúc, thời trang, dân tộc v..v… những tác phẩm nghệ thuật này đều có những giá trị đáng quý. Tuy nhiên, giá trị đáng quý nhất của Hang Mạc Cao ở Đôn Hoàng nằm ở chỗ nó bảo tồn được giá trị tinh thần của Phật Pháp và minh chứng rằng Thần Phật thực sự có tồn tại. Bởi vậy có thể nói, nơi đây quả là kho báu vô giá giữa sa mạc.

Con đường tu hành Phật Pháp

Hơn hai nghìn năm trước đây, Vua Vũ Đế nhà Hán đã đặt ra quận Đôn Hoàng trên cả một dải hành lang ở tỉnh Hà Tây. Nhân dân các dân tộc vùng Trung Nguyên lục đục kéo nhau đến đây khai khẩn, kéo theo sự phát triển giao lưu văn hóa giữa Trung Quốc và nước ngoài. Đạo Phật của Ấn Độ đã thông qua hành lang này của tỉnh Hà Tây mà truyền nhập vào Trung Quốc. Vì thế Đôn Hoàng đã trở thành nơi thánh địa của đạo Phật.

chung ta la dang tu hanh hay dang tinh so cung phat to
Hang Mạc Cao gắn liền với con đường tu hành Phật Pháp – Ảnh minh hoạ: Tinhhoa

Về sau có một vị hòa thượng tên là Lạc Tôn đến Đôn Hoàng. Hòa thượng Lạc Tôn trông thấy trên đỉnh núi có phát luồn kim quang lóa mắt. Ông cho rằng đang có Thần hiển linh nên bèn khấu đầu bái lạy và quyết tâm bắt tay vào tạc những bức tượng trong động đá trên núi để thờ Phật.

Năm 366, hang Mạc Cao bắt đầu được đào. Tiếp theo sau suốt một thời gian dài từ thời kỳ “Tam thập lục quốc” đến đời Nguyên, việc đào hang đá đã kéo dài suốt 10 thời đại với khoảng 1.500 năm. Cho đến nay, chưa xác định được hang đá mà vị hòa thượng đầu tiên đã đào.

Một số ghi chép khác thì cho rằng, khi Đạo Phật truyền vào Trung Quốc, rất nhiều người giác ngộ được giáo lý của nhà Phật. Họ biết được đây chính là con đường tu luyện chân chính vào thời đó, nên đã đoạn tuyệt thế tục, vào núi sâu rừng già, để chuyên tâm tu tập, chịu khổ mà chuyên tu. Vì thế, rất nhiều hang đá được đào để sử dụng cho mục đích đó.

Tuy nhiên hành động của vị hòa thượng đã làm cho vô số các tín đồ của đạo Phật ùn ùn kéo nhau tới vùng sơn cương này để tạc tượng trong động đá. Sau đó người ta gọi động đá này là động Mạc Cao.

Bảo tàng “Louvre” của Trung Quốc

Có rất nhiều người gọi hang Mạc Cao là bảo tàng Louvre của Trung Quốc. Thật ra nơi đây có lịch sử lâu đời hơn bảo tàng Louvre rất nhiều với hơn 1.600 năm. Hang Mạc Cao là hang động lớn ẩn chứa sự kết hợp giữa hội họa, điêu khắc và kiến trúc nghệ thuật mà chủ yếu là bích họa và tượng. 

Bích họa trong hang Mạc Cao được bố trí theo bốn phía tường, đỉnh hang và am thờ Phật với nội dung vô cùng thâm sâu. Chủ đề được chung được miêu tả chủ yếu về Thần Phật, tiên giới với những tượng Phật, những câu chuyện, sự tích Phật Giáo, kinh Phật, người thờ cúng, v.v.. 

dat thieng Tuong Phat6
Rất nhiều tượng Phật tại hang Mạc Cao – Ảnh: Internet

Ngoài ra còn có rất nhiều bức tranh cho thấy nhiều mặt của đời sống xã hội đương thời như săn bắt, trồng trọt, may vá, giao thông, chiến tranh, xây dựng, nhảy múa, ma chay cưới hỏi, v.v..

Những bức tranh nơi đây rất hùng vĩ rộng lớn, nguy nga tráng lệ, thể hiện phong cách và đặc sắc nghệ thuật của những thời kỳ khác nhau. Nếu cẩn thận ngắm nhìn những bức bích họa này sẽ cảm thấy như đi vào đường hầm không gian và thời gian. Tập tục sinh hoạt và sáng tạo nghệ thuật của mỗi triều đại như hiện ra trước mắt. 

Cùng sự đổi thay triều đại, những bức tranh khác nhau đều ghi lại minh chứng lịch sử tại nơi đây. Quan sát cẩn thận từng hang đá chúng ta sẽ phát hiện kết cấu của chúng đa phần là không giống nhau. Từ đó có thể thấy rằng, hang Mạc Cao không phải là sản phẩm của cá nhân hay trường phái nhất định, mà là di sản văn hóa được tích lũy từ quan thuộc các triều đại.

1 26
Những bức tượng tại hang Mạc Cao có giá trị hiện vật và cả tinh thần – Ảnh: Internet

Không hề quá khi nói rằng: Đây là sân khấu nơi mà các nghệ nhân cách nhau hàng nghìn năm lại có thể cùng tranh minh. Chỉ ở hang Mạc Cao mới có được những việc thần kỳ như thế này.

Có ba dạng họa sĩ cổ đại đã tạo nên bích họa trong hang Mạc Cao: Một là nhà sư có địa vị nhất định, nhưng không nhiều. Thứ hai là họa tăng với số lượng nhiều hơn, họ vừa là nhà sư, vừa là họa sĩ. Cuối cùng là hoạ sĩ đơn thuần, họ đi khắp nơi không biết điểm dừng, họ sáng tác trong hang động và sống ở đây. Khi vẽ xong thì lại không thấy họ đâu nữa.

Một điều đáng tiếc là công nghệ bích họa trong hang Mạc Cao từ lâu đã bị thất truyền, đến nay cũng không có ai có thể vẽ nên những bức họa tuyệt đẹp của triều đại nhà Đường nữa. Một công trình hội họa to lớn như hang Mạc Cao nhất định đã khiến rất nhiều họa sĩ dùng hết sức lực cả đời của mình. Chính những nhân vật vô danh ưu tú và vĩ đại này đã để lại cho đời sau những hình ảnh thuộc nền văn minh trên con đường tơ lụa huy hoàng của nhân loại. Cũng chính là lưu lại cho con người những tác phẩm khiến con người gần hơn với tín ngưỡng Thần Phật.

Trong hang Mạc Cao người ta có thể tìm thấy rất nhiều hình mẫu thật của các nhân vật trong truyền thuyết như Hằng Nga thướt tha bay lên cung trăng, Thần hươu cửu sắc tạo phúc cho chúng sinh, hay Tôn Ngộ Không đi cùng Đường Tăng lên Tây Thiên thỉnh kinh.

***

Hang Mạc Cao mà chúng ta nhìn thấy ngày nay đã được trải qua trùng tu. Trải qua nhiều cuộc đại nạn, hang Mạc Cao như một báu vật giữa sa mạc được bảo tồn đến tận hôm nay. Đây là một minh chứng sống động gợi mở cho thế nhân về sự tồn tại của thế giới Thần Phật. 

Có lẽ như những văn vật quý giá này đã và đang đóng vai trò cầu nối cho đức tin, tín ngưỡng và niềm hy vọng của con người về một thế giới, nơi con người từng được sinh ra và thẳm sâu trong sinh mệnh đang mong ngóng trở về.

Chân Tâm (t/h)
Tham khảo: DKN, Epoch Times

Banner Visaoconhanloai Footer 5 1920x466 3

Xem thêm:

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều