Tân Thế Kỷ – Hôm 25/8, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa ra tuyên bố ca ngợi các thủ tục xả nước thải hạt nhân của Nhật Bản là “an toàn, minh bạch và dựa trên cơ sở khoa học”. Trong khi đó, Trung Quốc đã phản đối việc xả thải và tuyên bố cấm nhập khẩu thủy sản Nhật Bản với lý do lo ngại “nguy cơ ô nhiễm phóng xạ”.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ra tuyên bố ủng hộ Nhật Bản
Hôm thứ Sáu (25/8), Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết trong một tuyên bố – quy trình xả nước đã qua xử lý từ Fukushima của Nhật Bản là “an toàn, minh bạch và dựa trên cơ sở khoa học”. Hoa Kỳ bày tỏ “sự hài lòng” trước động thái này của Nhật Bản.
Nhà máy điện hạ nhân Fukushima Daiichi Nhật Bản đã bị phá hủy trong trận động đất vào ngày 11/3/2011, khiến ba lò phản ứng tan chảy.
Theo tuyên bố của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ – Sau thảm họa, Nhật Bản đã duy trì thái độ cởi mở và minh bạch, quản lý có trách nhiệm đối với nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi cũng như tìm cách xử lý nước thải hạt nhân, đồng thời Nhật Bản đã chủ động phối hợp với các nhà khoa học, đối tác trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế của Liên hợp quốc (IAEA).
Tuyên bố cũng trích dẫn kết luận của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) rằng – quy trình xử lý nước thải hạt nhân của Nhật Bản là an toàn và phù hợp với các tiêu chuẩn an toàn hạt nhân được quốc tế công nhận.
Theo kết quả kiểm tra của Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) hôm 24/8, lượng nước thải đã qua xử lý chứa khoảng 63 becquerel tritium mỗi lít, thấp hơn giới hạn trong nước uống của Tổ chức Y tế Thế giới là 10.000 becquerel mỗi lít. Becquerel là một đơn vị đo độ phóng xạ, trong đó đề cập đến lượng bức xạ ion hóa được giải phóng.
Nhật Bản chính thức xả nước nhiễm phóng xạ đã qua xử lý tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi ra biển vào ngày 24/8, và dự kiến việc xả thải sẽ hoàn thành sau 30 năm.
Bộ trưởng môi trường Nhật Bản cho biết họ sẽ tiến hành giám sát xung quanh khu vực xả nước và công bố kết quả hàng tuần.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hoan nghênh tính minh bạch và cam kết liên tục của Nhật Bản với IAEA cùng các bên liên quan trong khu vực.
Báo cáo của IAEA cũng liệt kê 11 “chuyên gia độc lập ” đã tham gia đánh giá, từ Argentina, Quần đảo Marshall, Việt Nam, Australia, Canada, Pháp, Hàn Quốc, Nga, Anh, Mỹ và Trung Quốc.
Tiến sĩ Lin Jixing, một nhà khoa học nổi tiếng ở Đài Loan và là trợ lý giáo sư phụ trợ tại Trung tâm Giáo dục Tổng hợp của Đại học Thanh Hoa, đã viết một bài báo đồng tình với báo cáo của IAEA. Ông nói với giới truyền thông: “Chúng tôi nói về khoa học dưới góc độ khoa học”.
Tuy nhiên, khác với sự ủng hộ của Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế, Trung Quốc tuyên bố nước thải hạt nhân do Nhật Bản thải ra là nguy hiểm, đồng thời gọi kế hoạch của Nhật Bản là vô trách nhiệm, không được lòng dân và mang tính đơn phương.
Trung Quốc phản đối việc Nhật Bản xả nước thải hạt nhân – Các chuyên gia tiết lộ lý do đằng sau
Hôm thứ Năm (24/8) – Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tuyên bố sẽ đình chỉ hoàn toàn việc nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản và có hiệu lực ngay lập tức.
Các phương tiện truyền thông của nhà nước Trung Quốc cũng đăng tin tức rằng – nước thải hạt nhân của Nhật Bản có thể gây ung thư, gây quái thai và thậm chí phá vỡ DNA của con người. Cùng lúc đó, một lượng lớn người dùng Internet ở Trung Quốc đã kêu gọi tẩy chay hàng hóa Nhật Bản.
Tuyên truyền sai sự thật của ĐCSTQ về việc Nhật Bản xả nước thải hạt nhân đã gây hoang mang cho người dân Trung Quốc.
Simon Leplâtre, phóng viên tờ báo Pháp Le Monde ở Thượng Hải cho biết – trong nhiều tuần qua, các phương tiện truyền thông chính thức của ĐCSTQ đã thổi phồng chủ đề này, khi đăng tải một số lượng lớn video, bài báo hoặc phim hoạt hình cáo buộc Nhật Bản gây ô nhiễm đại dương.
Triệu Thông (Tong Zhao), một thành viên tại “Quỹ Carnegie vì hòa bình quốc tế” ở Washington, đã viết trên Twitter: “hầu hết những người (Trung Quốc) tham gia cuộc tranh luận thậm chí không nhận ra rằng họ đang truyền bá thông tin sai lệch”.
Hôm thứ Tư (23/8) – Lý Kiếm Mang (Li Jianmang), chuyên gia năng lượng hạt nhân Trung Quốc sống ở Hà Lan, đã trích dẫn một số dữ liệu khoa học và đăng trên weibo, cho thấy nước thải hạt nhân của nhà máy Fukushima là không đáng lo ngại.
Trong bài đăng, ông Lý cho biết – tổng lượng tritium tương đương hiện được lưu giữ trong nước thải Fukushima là dưới 900Tbq (Baker), và theo lượng xả thải tương đương trong 30 năm, lượng tương đương thải ra biển mỗi năm là dưới 30Tbq.
Ông cũng cho biết, nhà máy điện hạt nhân Vịnh Daya của Trung Quốc, có giới hạn phát thải do Cơ quan An toàn Hạt nhân Quốc gia Trung Quốc đặt ra là 225Tbq, cao gấp 8 lần so với lượng phát thải của Fukushima. Vì vậy, tổng lượng thải tritium hàng năm của Fukushima là “không đáng lo ngại”.
Tuy nhiên, bài đăng trên weibo của Lý Kiếm Mang đã bị xóa bỏ chỉ trong 3 giờ sau khi đăng tải.
Theo nhiều chuyên gia phân tích, ĐCSTQ đã phong toả sự thật và lan truyền các thông tin sai lệch để đánh lạc hướng người dân Trung Quốc.
Trần Khuê Đức (Chen Kuide), chủ tịch điều hành của Viện Princeton Trung Quốc, nói với The Epoch Times rằng: ĐCSTQ hiện đang phải đối mặt với những khó khăn cả trong lẫn ngoài nước, trong khi nền kinh tế trong nước đang suy thoái và những thảm họa liên tiếp xảy ra như lũ lụt, động đất… Trước những thách thức lớn khó giải quyết như vậy, ĐCSTQ hy vọng có thể dẫn dắt dư luận khỏi các vấn đề trong nước, thông qua việc kích động tinh thần chống Nhật của người dân Trung Quốc.
Tuy nhiên, ông Trần cho biết chuyện này sẽ sớm qua đi – “Sự việc này cũng sẽ giống như khi (ĐCSTQ) phát động làn sóng chống Nhật và tẩy chay hàng Nhật, hàng Hàn. Nó sẽ biến mất sau một thời gian và trở thành nỗi xấu hổ trong lịch sử, đó là điều chắc chắn.”
Tuần trước, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã thành lập liên minh để chống lại mối đe dọa từ ĐCSTQ, và Trung Quốc đã bày tỏ sự không hài lòng.
Stefan Angrick, nhà kinh tế cấp cao tại Moody’s Analytics, nói với Reuters rằng – động thái này của Trung Quốc có ý nghĩa chính trị và môi trường, hơn là tác động đối với nền kinh tế Nhật Bản.
BBC đã dẫn lời nhiều nhà quan sát quan hệ quốc tế cho biết – Trung Quốc trong vấn đề xả nước thải hạt nhân Fukushima, thì yếu tố chính trị không thể rõ ràng hơn.
Tiến sĩ Krovchek của Đại học Auckland cũng cảm thấy khó hiểu trước sự bất mãn mạnh mẽ đối với kế hoạch thoát nước của Nhật Bản tại các quốc gia có nhà máy điện hạt nhân như Trung Quốc. Đặc biệt, ông cảm thấy rằng cuộc tranh luận về tritium là mang tính chính trị cao nhất.
Ông nói: “Tôi nghĩ những bất bình về chính trị và lịch sử giữa các quốc gia này đã làm lu mờ các điểm khoa học trong cuộc thảo luận về tritium. Hải sản ở Fukushima vẫn phải được thử nghiệm phân hạch và các quốc gia sẽ tự quyết định mức độ an toàn của chính họ”.
Hoàng Dung (t/h)
Theo NTDTV, The Epoch Times
Xem Thêm:
Mỹ-Hàn-Nhật lên án Trung Quốc, nhất trí tăng cường quan hệ quân sự
Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*