spot_img
19 C
Vietnam
Thứ ba,17 Tháng chín
spot_img

Hội nghị thượng đỉnh G7 nhắm vào ‘sự ép buộc kinh tế’ của Trung Quốc

Tân Thế Kỷ (TTK)Reuters đưa tin, theo một quan chức Hoa Kỳ, các lãnh đạo của Nhóm G7 sẽ thảo luận về mối quan ngại từ việc Trung Quốc sử dụng “sự ép buộc kinh tế” trong các giao dịch ở nước ngoài của họ. Và dự kiến đây sẽ là một phần trong tuyên bố chung của họ vào tuần tới.

Hội nghị thượng đỉnh G7 nhắm vào 'sự ép buộc kinh tế' của Trung Quốc
Cảnh sát tuần tra gần địa điểm tổ chức cuộc họp của Bộ trưởng Tài chính G7 và Thống đốc Ngân hàng Trung ương, ở Niigata, Nhật Bản, ngày 11/5 /2023. Ảnh: Issei Kato/Reuters

Trong hội nghị thượng đỉnh diễn ra từ ngày 19 /5 đến 21/5 tại Hiroshima, Nhật Bản – dự kiến một phần trong tuyên bố mà các lãnh đạo G7 đưa ra,  ​​sẽ được kết hợp với một đề xuất về cách 7 nền kinh tế tiên tiến sẽ cùng nhau hợp tác nhằm chống lại sự ” cưỡng chế kinh tế” từ bất kỳ quốc gia nào.

Hôm thứ Sáu, vị quan chức Hoa Kỳ này cho biết – tuyên bố chính được thiết lập của G7 sẽ bao gồm “một phần dành riêng cho Trung Quốc”, với một danh sách các mối bận tâm bao gồm “sự ép buộc kinh tế” và các hành vi khác từ Trung Quốc.

Vị quan chức cho biết thêm – Trong một tuyên bố an ninh kinh tế riêng biệt – các công cụ được sử dụng để chống lại nỗ lực “cưỡng chế kinh tế” từ bất kỳ quốc gia nào – sẽ được đề cập nhiều hơn, bao gồm việc lập kế hoạch và điều phối. Trong mỗi trường hợp, các tuyên bố dự kiến ​​sẽ đi xa hơn so với các tuyên bố trước đó của G7.

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden coi Trung Quốc là trọng tâm trong chính sách đối ngoại của mình, đồng thời nỗ lực giữ cho mối quan hệ căng thẳng và cạnh tranh không chuyển thành một cuộc xung đột công khai, bao gồm cả vấn đề Đài Loan.

Các nước G7, bao gồm Canada, Pháp, Đức, Ý và Vương quốc Anh, đều có mối quan hệ kinh tế chặt chẽ với Trung Quốc – nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới và là thị trường trọng điểm của nhiều công ty trong nhóm G7.

Tháng trước, Trung Quốc đã nhận xét về một tuyên bố của các ngoại trưởng G7 đề cập đến các chủ đề tương tự là “đầy kiêu ngạo và có thành kiến ​​với Trung Quốc”, đồng thời gửi khiếu nại tới nước chủ nhà G7 năm nay là Nhật Bản.

Tuyên bố chung do tất cả các nhà lãnh đạo G7 đưa ra hàng năm, nhằm báo hiệu rằng các cường quốc đang liên kết với nhau trong một loạt vấn đề chính trị và kinh tế.

Các thành viên G7 cũng sẽ đưa ra triển vọng hợp tác nhiều hơn với Trung Quốc trong các lĩnh vực như khí hậu.

Vị quan chức Hoa Kỳ nói: “Chúng tôi không ủng hộ việc tách rời nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc, chúng tôi ủng hộ việc loại bỏ rủi ro, chúng tôi ủng hộ việc đa dạng hóa. Nguyên tắc đó rất thống nhất”.

Hiện tại, các cuộc đàm phán chung về ngôn từ chính xác được sử dụng trong tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo, vẫn còn tùy thuộc vào cơ chế ngoại giao và phải điều chỉnh trước khi chúng được đưa ra trong hội nghị thượng đỉnh.

BN 3 jpeg 1

Liên minh G7 đứng trước thử thách về vấn đề Trung Quốc

Cuộc họp G7 sẽ là một bài kiểm tra xem các thành viên đến từ nền dân chủ giàu có, có thể đồng ý đến mức độ nào về cách tiếp cận chung đối với Trung Quốc – nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Các điều khoản của Trung Quốc là một chủ đề chính trong các cuộc đàm phán đang được tiến hành bởi các nhà lãnh đạo tài chính G7 ở Niigata, Nhật Bản. Các cuộc đàm phán này chủ yếu tập trung vào việc giảm “sự phụ thuộc quá mức” vào chuỗi cung ứng của Trung Quốc, và sẽ thay bằng đề xuất hợp tác với các nhà sản xuất đến từ các nước có mức thu nhập trung bình.

Ông Josh Lipsky – Giám đốc Trung tâm Địa kinh tế của Hội đồng Đại Tây Dương, cho biết: “Mỹ muốn đạt được một điều gì đó rõ ràng bằng thỏa thuận trên văn bản, và các quốc gia khác cũng quan tâm, nhưng họ không quá quan tâm đến việc đưa ra chi tiết quá cụ thể trên văn bản về các công cụ quản lý kinh tế khác nhau này”. 

Đặc biệt, một số thành viên G7 tỏ ra nghi ngờ về đề xuất kiểm soát đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc của Hoa Kỳ.

Các chính sách đang được soạn thảo là một phần nhằm ngăn chặn quân đội Trung Quốc tiếp cận các công cụ mà họ có thể sử dụng để đạt được ưu thế về công nghệ. Nhiều quan chức trong chính quyền Biden coi các chính sách này là phần bổ sung cho các biện pháp nhằm kiểm soát xuất khẩu và hạn chế quyền tiếp cận đối với một số chất bán dẫn của Trung Quốc.

“Tất nhiên, mỗi thành viên của G7 ở một mức độ nào đó sẽ vạch ra con đường riêng của họ đối với Trung Quốc, tuy nhiên cũng có một bộ nguyên tắc thống nhất G7 về cách tiếp cận chung đối với Trung Quốc” – vị quan chức Hoa Kỳ cho biết.

Trong chuyến công du để tham dự cuộc họp tài chính G7 tại Nhật Bản, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen hôm thứ Năm cho biết Trung Quốc rõ ràng đã sử dụng biện pháp “cưỡng chế kinh tế” với Úc và Litva.

Chủ đề phủ trùm lên cuộc họp kỳ này là sự bế tắc trong việc giải quyết trần nợ công của Mỹ. Cuộc họp dự kiến ​​vào thứ Sáu giữa Biden và các nhà lập pháp hàng đầu đã bị hoãn lại cho đến đầu tuần tới, trong khi Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa đang cố tìm kiếm một thỏa thuận để tránh một vụ vỡ nợ thảm khốc.

Tuy nhiên, các quan chức Hoa Kỳ mong đợi tổng thống Joe Biden sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh G7 kéo dài hai ngày theo kế hoạch. Sau đó là các chuyến đi tới Papua New Guinea và Úc nhằm củng cố cách tiếp cận của Washington đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương – nơi mà Trung Quốc đang bành trướng sức ảnh hưởng.

Hoàng Dung biên dịch

Theo Reuters

Xem Thêm:

Trung Quốc và Khủng hoảng nợ Hoa Kỳ có thể chi phối các cuộc đàm phán tài chính của G7

Đàm phán bế tắc, Tổng thống Biden kêu gọi tăng trần nợ vô điều kiện

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều