Trên bến đò Côn Lăng, Bảo Ngọc cúi lạy cha rồi khoác lên mình chiếc áo choàng đỏ đi vào trong mưa tuyết. Hình ảnh Bảo Ngọc xuất gia cũng tựa như chiếc áo choàng đỏ này, tuy là một biểu tượng đẹp đẽ, nhưng vẫn gợi lên cảm giác không chân thành…
Hai hồi cuối của Hồng Lâu Mộng kể rằng, Bảo Ngọc và cháu trai là Giả Lan cùng tham gia thi Hương Khôi, hai chú cháu nộp xong bài đi ra thì không may lạc mất nhau. Người nhà đi tìm khắp nơi cũng không hỏi được tin tức, chỉ riêng cha của Bảo Ngọc là Giả Chính mới là người duy nhất gặp lại chàng. Trong truyện viết:
Một hôm đi đến trạm Côn Lăng, trời rét, tuyết xuống, thuyền đậu ở chỗ vắng vẻ. Giả Chính sai người lên bộ, đưa danh thiếp đi từ tạ bầu bạn, nói thuyền sẽ đi ngay, không dám phiền ai đến thăm hỏi. Khi ấy đầu thuyền chỉ để lại một đứa nhỏ để hầu. Giả Chính ở trong thuyền viết thư, định cho người đi bộ đem về nhà trước. Khi viết đến việc Bảo Ngọc, liền dừng bút lại, ngẩng đầu lên, bỗng thấy đầu thuyền lờ mờ có dáng một người trong bóng tuyết, đầu trọc chân trần, mình khoác chiếc áo đi mưa bằng lông vượn màu đại hồng, ngoảnh vào Giả Chính và sụp xuống lạy. Giả Chính chưa nhìn được rõ, vội ra đầu thuyền, muốn đến đỡ dậy để hỏi. Người ấy lạy bốn lạy, rồi đứng dậy chào theo lối nhà Phật. Giả Chính còn muốn vái đáp, chợt nhìn thấy trước mặt mình không phải ai lạ mà chính là Bảo Ngọc. Giả Chính kinh ngạc vô cùng, vội hỏi:
– Có phải Bảo Ngọc không?
Người ấy không nói gì, như mừng như tủi. Giả Chính lại hỏi:
– Nếu là Bảo Ngọc, thì sao lại ăn mặc như thế mà đến chỗ này?
Bảo Ngọc chưa kịp trả lời, bỗng thấy một nhà sư, một đạo sĩ đến đầu thuyền. Hai người nắm tay Bảo Ngọc nói:
– Tục duyên đã hết, không đi nhanh lên à?
Tuy nhiên theo thời gian, nguồn gốc của những nền văn minh này cũng dần dần bị lãng quên, hậu thế chỉ coi đó như một loại truyền thuyết xa vời gọi là “Thần thoại”, cho rằng không liên quan đến hiện thực của nhân loại ngày nay. Kiếp nhân sinh chỉ ngắn ngủi trong mấy chục năm, khiến người ta không có cơ hội nhìn thấy sự biến đổi của thiên địa. Hơn nữa trí tuệ con người lại bị giới hạn trong những gì tai nghe mắt thấy, nên những kỳ tích trong quá khứ dễ dàng trở thành thần thoại và truyền thuyết.
Tại một tầng Thiên ý, hai vị Không Không đạo nhân và Diểu Diểu chân nhân dưới chân núi Thanh Ngạnh, sau khi vân du bốn cõi hồng trần rồi lại quay về tiên giới, họ lại lần nữa mang theo Thông Linh Bảo Ngọc hạ thế. Màn kịch này cũng không phải chỉ có một mình Bảo Ngọc. Ngay từ đầu tác phẩm đã nói rõ có một bản án phong lưu cần chấm dứt, sẽ có “bọn oan gia phong lưu” đổi kiếp đầu thai xuống trần. Đó không phải chỉ là những nam thanh nữ tú ở Đại Quan viên, mà trên mảnh đất trung nguyên phồn hoa cũng không biết có bao nhiêu nơi như vậy.
Một tăng nhân, một đạo sĩ an bài cho Thông Linh Bảo Ngọc hạ thế, đi giữa cõi hồng trần không nơi nào không tới, khi thì đưa ra lời cảnh báo, khi lại cứu khổ cứu nạn. Họ đã an bài trọn vẹn cho viên Thông Linh Bảo Ngọc, ví như: đầu thai vào nhà ai, sẽ gặp gỡ những ai trong cuộc sống, mỗi quyết định trong cuộc đời đều phù hợp với sự hưng thịnh thăng trầm của gia tộc, phù hợp với những bình sinh đời người tại thế gian, gặp phải những cảnh ngộ để có thể cảm thụ, cuối cùng mới có được nguyện vọng muốn phản bổn quy chân… Tất cả đều nhịp nhàng ăn khớp. Điều này cũng giống như một thiết bị chính xác được tạo ra chỉ bởi một ý nghĩ. Trong không gian này, trong trường thời gian đặc định này mà khởi tác dụng, tất cả các bánh răng đều có thể ăn khớp với nhau và hoạt động bình thường.
***
Như đã nói, dưới ngòi bút của Tào Tuyết Cần, Thiên giới chia thành các tầng thứ khác nhau triển hiển tại thế gian. Cảnh Ảo tiên tử nắm giữ chuyện tình duyên tại đây cũng là một trong những tầng thứ đó, cô chỉ quản nam nữ si tình tại thế gian, điều chỉnh nhân duyên này dệt thành tình thiên hận hải.
Tình duyên dù chỉ như gió xuân thổi hoa, như cỏ cây đua nhau khoe sắc, nhưng phải chính xác đến từng người, từng giọt lệ. Cũng giống như Đại Ngọc hoàn trả hết món nợ nước mắt cho Bảo Ngọc rồi sớm ra đi khi vẫn còn xuân trẻ, nhìn từ một phương diện thì chính là “kim thiền thoát xác” mà rời khỏi thế gian. Nước mắt bao nhiêu, khi nào rơi lệ, có lẽ đều có một sự sắp đặt bài bản từ trước rồi.
Trong cõi phàm trần, xuân hoa thu nguyệt nơi Đại Quan viên, một niệm của người con gái khi suy nghĩ tới tâm can đầu óc, ý muốn nhất thời có thể khóc một trận. Trên thực tế, thúc đẩy cơ duyên của một trận nước mắt đều là những sự việc đã an bài từ trước. Vì vậy, thoáng nhìn thì tưởng chừng như tản mạn vụn vặt, mỗi ngày dài như vô biên vô tận, nhỏ tới những giọt nước mắt rơi vì tình lang dưới giàn cây tường vi, lớn đến sự hưng suy của một triều đại, một tòa vương phủ thịnh vượng 500 năm cuối cùng cũng tan thành mây khói… hết thảy đều là tiền duyên thiên định.
Thế hệ đầu tiên của hai phủ Ninh và phủ Vinh đều mang theo mong muốn đơn giản chất phác, mang theo nguyện vọng tốt đẹp cho gia tộc họ Giả, đó chính là Vinh Quốc Công và Ninh Quốc Công. Họ dù đã khuất nhưng anh linh vẫn còn, và đều nhìn thấy kết cục hoại diệt của gia tộc mình. Vì vậy, trong cảnh giới Thiên – Nhân này, họ đã nhờ Cảnh Ảo tiên tử dẫn dắt chỉ bảo cho Bảo Ngọc, bởi theo nhìn nhận của họ thì trong rất nhiều con cháu ở phủ Ninh Vinh chỉ có Bảo Ngọc là nhân tài duy nhất có thể đào tạo.
Duyên đến duyên đi cứ bình thản mà đón nhận, vạn sự trên đời ông Trời đã tự có an bài
Đại nạn đã định sẵn, chỉ người thiện lương mới thoát được tai ương
Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*