spot_img
19 C
Vietnam
Thứ ba,17 Tháng chín
spot_img

Indonesia cấm sống thử trước khi kết hôn

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Mới đây, Quốc hội Indonesia đã thông qua Luật Hình sự mới có quy định cấm quan hệ tình dục ngoài hôn nhân với mức phạt tù tối đa một năm. Luật mới cũng cấm hành vi sống thử với cặp đôi chưa kết hôn...

Theo CNN, bộ luật đã được các nghị sĩ trong Quốc hội Indonesia thông qua. Tuy nhiên, bộ luật sẽ chưa có hiệu lực trong ba năm để cho phép soạn thảo các quy định về việc thực hiện.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Indonesia, Edward Omar Sharif Hiariej cho biết, Bộ luật Hình sự mới dự kiến được thông qua vào ngày 15/12 tới, được khẳng định phù hợp với các giá trị của Indonesia. Bộ luật mới, được áp dụng cho cả người Indonesia và người nước ngoài sống tại nước này, cũng sẽ cấm việc sống thử giữa các cặp đôi chưa kết hôn.

Phát ngôn viên của Bộ Tư pháp Indonesia Albert Aries cho biết với Bộ luật mới, chỉ một số chủ thể được phép tố cáo tội danh này, chẳng hạn cha mẹ, vợ/chồng hoặc con của những người bị tình nghi phạm tội. “Mục đích (của bộ luật mới) là bảo vệ thể chế hôn nhân và các giá trị của Indonesia, đồng thời bảo vệ quyền riêng tư của cộng đồng, phủ nhận việc các bên thứ ba tố cáo tội danh này hoặc ‘đóng vai thẩm phán’ nhân danh đạo đức”, ông nói.

158148448812
Cấm sông thử – một trong những điều khoản của bộ luật mới là nhằm bảo vệ thể chế hôn nhân và các giá trị của Indonesia (Ảnh. phunuhiendai)

Cụ thể, theo Điều 411 dự thảo luật hình sự mới:

(1) Quan hệ tình dục với người không phải là vợ hoặc chồng sẽ bị kết tội ngoại tình, có thể bị phạt tù tới 1 năm hoặc phạt tiền tới loại II là 10 triệu rupiah (khoảng 15,35 triệu VNĐ)

(2) Sẽ không bị truy tố đối với hành vi phạm tội được đề cập trong tiểu mục (1) ngoại trừ khiếu nại kiện cáo từ: a) Người chồng hoặc vợ của người bị ràng buộc bởi hôn nhân, b) Cha mẹ hoặc con cái của người liên quan không bị ràng buộc bởi hôn nhân.

Theo Điều 412 dự thảo luật hình sự mới:

(1) Chung sống ngoài hôn nhân sẽ bị phạt tù đến 1 năm hoặc phạt tiền đến loại II.

(2) Sẽ không bị truy tố đối với hành vi phạm tội được đề cập trong tiểu mục (1), ngoại trừ khiếu nại kiện cáo từ: a) Người chồng hoặc vợ của người bị ràng buộc bởi hôn nhân, b) Cha mẹ hoặc con cái của người liên quan không bị ràng buộc bởi hôn nhân.

Indonesia đã tìm cách sửa đổi bộ luật hình sự kể từ khi giành được độc lập từ Hà Lan vào năm 1945, mục đích ban đầu là loại bỏ luật hình sự mang tính chất thuộc địa đã được dùng lâu đời.

Bộ luật hình sự mới dài 200 trang và đã được soạn thảo trong nhiều năm. Dự thảo trước đó được cho là sẽ được thông qua vào năm 2019, nhưng cuộc bỏ phiếu đã bị trì hoãn sau khi hàng ngàn người biểu tình, chủ yếu là sinh viên, xuống đường yêu cầu Chính phủ rút lại dự thảo. Trong một bài phát biểu trên truyền hình vào thời điểm đó, Tổng thống Joko Widodo cho biết ông đã hoãn cuộc bỏ phiếu sau khi “xem xét nghiêm túc phản hồi từ các bên khác nhau bày tỏ phản đối một phần nội dung của bộ luật hình sự này”.

Một dự thảo trước đó của Bộ luật cũng đã được đưa ra để thông qua vào năm 2019 nhưng vấp phải các cuộc biểu tình trên toàn quốc. Trong những tháng gần đây, chính phủ Indonesia cũng tổ chức tham vấn người dân để cung cấp thông tin về những điểm sửa đổi. Một số sửa đổi đã được thực hiện trong dự thảo Bộ luật hình sự mới bao gồm điều khoản có thể cho phép giảm án tử hình thành tù chung thân sau 10 năm cải tạo tốt. Quy định hình sự hóa việc phá thai, ngoại trừ nạn nhân bị hãm hiếp, vẫn còn trong dự thảo Bộ luật.

Bộ luật Hình sự mới được thông qua với sự ủng hộ của tất cả các đảng phái chính trị của Indonesia. Tuy nhiên có rất nhiều ý kiến trái chiều đối với bộ luật này. Theo đó, một số người cho rằng, các luật mới có thể được sử dụng để kiểm soát đạo đức ở quốc gia có đa số người Hồi giáo lớn nhất thế giới, nơi đã chứng kiến sự gia tăng chủ nghĩa bảo thủ tôn giáo những năm gần đây.

T.H

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều