spot_img
19 C
Vietnam
Thứ sáu,22 Tháng mười một
spot_img

Ghé thăm 5 địa điểm đẹp nhất của xứ hoa ban

Tân Thế KỷĐiện Biên là một vùng đất có ngành du lịch ngày càng phát triển nhờ vào các di tích lịch sử, cảnh đẹp nên thơ, khí hậu ôn hoà, quanh năm mát mẻ và là nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số.

Tổng quan về tỉnh Điện Biên
TTK – Điện Biên mùa hoa ban (Ảnh Internet)

Hầu như người Việt chúng ta đều nghe không ít về tên gọi của vùng đất này. Nhưng không phải ai cũng đã đặt chân ghé thăm. Nhắc đến Điện Biên, nhiều người có thể hình dung đó là một tỉnh đầu miền đất nước, thuộc Tây Bắc Việt Nam. Nơi đây có núi non hiểm trở, có rừng, có đồi,… Nhưng không chỉ vậy, Điện Biên là một địa danh với nhiều điểm đến thú vị, đáng để chúng ta ghé thăm ít nhất một lần trong đời.

Vẻ đẹp của mảnh đất Điện Biên oai hùng.
Vẻ đẹp nên thơ của Điện Biên (Ảnh Internet, ttk)

1. A Pa Chải

Nằm ở phía Tây Bắc, bản A Pa Chải đi khoảng 8km theo đường thẳng là đỉnh Khoan La San cao 1864 m so với mực nước biển. Đây đồng thời cũng là điểm đặt cột mốc biên giới của 3 nước Việt Nam, Trung Quốc và Lào (cột mốc số 0). Vì vậy đây được mệnh danh là nơi mà “một tiếng gà gáy ba nước cùng nghe“. Cột mốc này cách thành phố Điện Biên Phủ khoảng 250km.

Nơi đây chủ yếu là người Hà Nhì (hay còn gọi là Ha Ni, U Ní, Xá U Ní) – một dân tộc sống ở Đông Nam Á và lân cận bên Trung Quốc. Họ cùng chung sống với các dân tộc thiểu số khác ở A Pa Chải. Cái tên A Pa Chải trong tiếng Hà Nhì có nghĩa là vùng đất bằng phẳng và rộng lớn.

A Pa Chải được bao quanh bởi những ngọn núi cao hùng vĩ và những ruộng bậc thang trồng lúa.

.
A Pa Chải được bao quanh bởi những ngọn núi cao hùng vĩ và những ruộng bậc thang trồng lúa.

Để có những khoảnh khắc tuyệt vời nhất khi trải nghiệm A Pa Chải, bạn nên đến đây vào giữa tháng 1, tháng 2 để có thể ngắm nhìn hình ảnh những người nông dân bên cánh đồng mạ non xanh rờn. Hoặc ghé thăm vào tháng 9 đến tháng 12, thời điểm A Pa Chải đắm chìm trong sắc vàng tươi của những đồng lúa chín, cũng là mùa hoa dã quỳ bắt đầu nở rộ.

2. Hồ Pá Khoang – hồ nước có chiều rộng lớn nhất ở Điện Biên

Hồ Pá Khoang thuộc ranh giới giữa hai xã Mường Phăng và Pá Khoang, nằm cách thành phố Điện Biên Phủ 8km về phía Tây.

Hồ Pá Khoang xinh đẹp
TTK – hồ Pá Khoang có chiều rộng lớn nhất ở Điện Biên

Xung quanh hồ được kiến tạo bởi hơn 300 loài động vật và 700 loài thực vật, nên bầu không khí ở đây vô cùng trong lành và mát mẻ, thích hợp với những buổi dã ngoại cùng gia đình và người thân.

Nhờ sở hữu vẻ đẹp hữu tình và làn nước xanh biếc, hồ Pá Khoang còn được mệnh danh là “Vịnh Hạ Long trên cạn”.

3. Cao nguyên đá Tủa Chùa

Cao nguyên đá Tủa Chùa tọa lạc cách trung tâm thành phố Điện Biên khoảng 130 km. Tọa lạc ở huyện Tủa Chùa, có độ cao 1400m so với mực nước biển. Đây là cao nguyên đá vôi đầu tiên, là điểm nhấn tạo nên vẻ đẹp độc đáo riêng cho địa phương này.

dulich-4-5445-1589520552.jpg
Rừng đá tua tủa bên sườn núi (Ảnh doanhnhansaigon/ ttk)

Xen lẫn với cao nguyên là nương rẫy, nếp nhà và bản làng của cư dân tạo nên một nét đặc trưng riêng chỉ có ở các điểm du lịch vùng núi.

Gần như 100% cư dân sống trên vùng cao nguyên đá vôi này là đồng bào H’Mông. Có mặt ở Tủa Chùa cả nghìn năm trước, người H’Mông đã đặt cho vùng núi đá vôi bao la này những cái tên rất ấn tượng, như núi đá Tò Cu Nhe, bãi đá Chung Khóa, núi đá Chung Si Seng…

dulich-6-1901-1589520552.jpg
TTK – Người H’Mông đi chợ phiên ở Tủa Chùa

Nằm giữa những vùng đá vôi bao la, người H’Mông từ bao đời nay đã biết chọn mảnh đất bằng phẳng để dựng nhà sàn. Những hốc đá xen kẽ giữa bãi đá được đổ đất trồng ngô, rau xanh hay trồng cỏ cho trâu, bò. Xung quanh nhà, người H’Mông trồng cây ăn quả và cây lấy bóng mát.

4. Đèo Pha Đin

Đèo Pha Đin có chiều dài 32km, nối liền 2 tỉnh Điện Biên – Sơn La với điểm cao nhất là 1.648m so với mực nước biển. Tên gọi đèo Pha Đin xuất phát từ tiếng dân tộc Thái là “Phạ Đin”, trong đó Phạ nghĩa là “trời”, Đin là “đất”, hàm ý chỗ tiếp giáp giữa trời và đất.

Đèo Pha Đin
Đây là một trong “Tứ đại đỉnh đèo Tây Bắc” – Ảnh internet/ttk

Đây là một trong “Tứ đại đỉnh đèo Tây Bắc” nổi tiếng hiểm trở với những khúc cua uốn lượn theo núi đồi mang đến vẻ đẹp hùng vĩ nhưng cũng đầy thơ mộng, quyến rũ.

Ve dep hung vi cua deo Pha Din (Dien Bien) hinh anh 2
Đường cong uốn lượn quanh núi đồi. Ảnh TTXVN/TTK
Ve dep hung vi cua deo Pha Din (Dien Bien) hinh anh 4
Những đường cong đầy quyến rũ trên đèo Pha Đin (Ảnh TTXVN/TTK)
Ve dep hung vi cua deo Pha Din (Dien Bien) hinh anh 7
Những đường cong uốn lượn trên đèo Pha Đin luôn thử thách các tài xế. Ảnh– TTXVN/TTK

Tương truyền rằng nơi đây được vạch định là điểm ngăn cách giữa Điện Biên và Sơn La. Thời đó, người và ngựa của hai tỉnh đều cùng xuất phát trong cuộc đua. Hai bên ngang tài ngang sức, khó phân thắng bại. Đến phút cuối, ngựa của Điện Biên nhanh hơn nên đèo Pha Đin ở địa phận Điện Biên dài hơn chút.

5. Suối nước nóng U Va

Nằm cách thành phố Điện Biên khoảng 15km, suối nước nóng U Va sở hữu tổng diện tích lên đến 73.000 m2 với dòng suối khoáng nóng tự nhiên, nhiệt độ trung bình từ 76- 84 độ C. Tương truyền rằng suối nước nóng này chính là một cái nôi được bà tiên nằm trên đó.

Tham Quan Suối Khoáng Nóng U Va Điện Biên

Phong cảnh UVa trên là đồi núi, dưới là sông, suối, hồ. Trước năm 2002, toàn bộ khu vực xã Noọng Luống – nơi có dòng suối khoáng nóng UVa chảy qua là một bãi cỏ. Sau khi khảo sát, tỉnh Điện Biên đã tận dụng nguồn suối nước khoáng thiên nhiên, đưa lên khu vực trên đồi cao.

Suối nước nóng U Va
Khung cảnh huyền ảo tại suối nước nóng U Va Ảnh. internet/ttk

Nghi Vân (t/h)

Banner Visaoconhanloai Footer 5 1920x466 3

Xem thêm:

Thăm vùng trà Việt trong những ngày nghỉ dài

11 cung đường hoa mùa hè đẹp như mơ trên thế giới

Khám phá đỉnh núi “3 cá voi” 75 triệu năm tuổi tại Thái Lan

Làng Suloszowa đẹp như tranh vẽ nhưng chỉ có duy nhất một con đường

Tân Thế Kỷ Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều