spot_img
20.9 C
Vietnam
Chủ Nhật,24 Tháng mười một
spot_img

Khát vọng cuộc sống: “Việt Nam – quê hương thứ hai của tôi”

Mỗi dịp tới kỳ nghỉ Giáng sinh và Tết dương lịch, nhiều người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam lại có dịp trở về quê hương của họ để thăm gia đình. Nhưng trong tim họ, Việt Nam đã trở thành quê hương thứ hai sau những tháng ngày làm việc và gắn bó.

viet nam 1
Nhưng trong tim họ, Việt Nam đã trở thành quê hương thứ hai sau những tháng ngày làm việc và gắn bó. (Ảnh. Elead)

Anh William là một tín đồ Cơ đốc giáo, người Úc đã sống ở Việt Nam gần 10 năm. Anh đã lập gia đình với người vợ Việt. Anh William dạy tiếng Anh tại các trường học tại TP. HCM và luôn yêu thích văn hóa truyền thống của Việt Nam. Anh có thể nghe cải lương hàng giờ, và luôn yêu quý người Việt.

Lập gia đình với người Việt, giúp anh có cơ hội thưởng thức nhiều hơn các món ăn và tham quan nhiều nơi ở Việt Nam. Chuyến đi về nước của anh lần này mang theo cậu con trai gần 3 tuổi rất kháu khỉnh. “Tuy gia đình bên Úc vẫn trò chuyện với nhau qua Facebook, nhưng tôi vẫn muốn trở về Úc thăm gia đình dịp này, và ôm chặt cha mẹ tôi”. Anh chia sẻ.

“Tôi đến Việt Nam dạy tiếng Anh cũng rất tình cờ. Tuy ban đầu là đi du lịch, nhưng vì cảm mến con người nơi đây và quyết định ở lại. Đất nước Úc chúng tôi rất hiện đại, là nơi tôi có rất nhiều ước mơ. Tôi cũng yêu quý con người quê tôi, nhưng với Việt Nam, tôi lại có cơ duyên đặc biệt. Tôi coi 2 đất nước đều là quê hương của mình. Tôi muốn con cái của tôi được trải nghiệm cả hai nền văn hóa. Lần này tôi trở về để nghỉ ngơi, cũng như muốn gia đình tôi ở Úc được thưởng thức các món ăn Việt Nam do vợ tôi nấu”.

viet nam
“Ban đầu tôi đến Việt Nam du lịch. Nhưng vì có cảm tình với vùng đất này nên quyết định ở lại đây” (Ảnh. Elead)

Còn anh Huang 30 tuổi, một người Đài Loan, đã sống ở Việt Nam được 6 năm. Anh là trợ lý cho một công ty Đài Loan trong lĩnh vực xây dựng. Việt Nam đã trở nên thân thuộc với anh, vì nơi đây cũng có nhiều người cùng quê đã tới và làm việc. Những món ăn Đài Loan cũng xuất hiện nhiều tại Việt Nam, khiến cho anh vơi bớt đi phần nào nỗi nhớ nhà.

Sau hai năm bệnh dịch chưa được về Đài Loan, hiện nay các chuyến bay đã được nối lại, anh Huang đã trở lại Đài Loan thăm gia đình. Niềm vui hân hoan không thể diễn tả thành lời. Cứ ngỡ dịch bệnh không biết đến khi nào kết thúc, nhưng giờ đây cả anh và gia đình bên Đài Loan đều vượt qua được đợt dịch bệnh đầy khó khăn, điều đó quả là may mắn. “Tôi thật hạnh phúc khi lần này được trở về nơi tôi đã sinh ra”, anh nói.

Người Đài Loan là dân tộc tín Thần linh, sống chân thành, thiện lương. Anh Huang tin rằng, Việt Nam và Đài Loan đều có điểm tương đồng như vậy. Với anh, Việt Nam đã trở thành một phần kỷ niệm trong tuổi trẻ của mình. Về quê thăm gia đình tại Đài Loan lần này, cũng sẽ là những trải nghiệm đáng nhớ, Huang được gặp lại nhiều bạn bè cũ, hàn huyên và chia sẻ thêm về công việc. Đây cũng là lúc anh lấy lại năng lượng để bắt đầu một năm mới còn nhiều thử thách phía trước.

c70anh chi so phat trien con nguoi
Con người Việt Nam chân thành, thiện lương (Ảnh. khoahocphattrien)

Khác với hai nhân vật nói trên, ông Kim một người Hàn Quốc đã kinh doanh ở Việt Nam trên 20 năm. Ông là giám đốc một công ty dệt may. Ông đã cùng gia đình mình tới Việt Nam khi đứa con đầu của mình còn rất nhỏ. Ông nhớ mãi thời kỳ đầu còn rất khó khăn: “Việt Nam khi đó còn chưa phát triển, mọi thứ rất thiếu thốn. Nhưng tôi vẫn quyết định ở lại Việt Nam kinh doanh vì thấy được tiềm năng và tình cảm con người nơi đây. Người Việt Nam rất nhiệt tình, sống vì người khác. Hàn Quốc là đất nước trọng lễ nghi truyền thống, tôi thường có gắng những dịp lễ tết sẽ trở về thăm gia đình và họ hàng”.

Dịp nghỉ lễ trở về Hàn Quốc, ông có dịp nán lại Hàn Quốc lâu hơn để thăm gia đình, cũng như có dịp hàn huyên với bạn bè, chia sẻ về cơ hội đầu tư tại Việt Nam với họ. “Khi đi xa tôi cũng rất nhớ gia đình tại Hàn Quốc, mặc dù có vợ con ở bên cạnh. Tôi hy vọng hai nước hợp tác càng bền lâu, và tôi luôn có dịp qua lại hai nước để thăm tất cả mọi người”, ông Kim chân thành.

Việt Nam, đất nước có bề dày 4.000 năm lịch sử, nơi tự hào là nòi giống tiên rồng. Đất nước chúng ta cũng được thiên nhiên ưu đãi bởi rất nhiều cảnh đẹp và tài nguyên. Nếu nền văn hóa, và những điều tốt đẹp của Việt Nam đã khiến những người nước ngoài cảm mến thì chúng ta càng phải trân trọng, giữ gìn văn hóa truyền thống mà cha ông đã để lại.

Liên Tịnh

Theo “Khát Vọng Cuộc Sống

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều