Hầu hết trẻ em đều từng nói dối, nhưng điều quan trọng là cần dạy chúng lĩnh hội giá trị của sự trung thực. Bài viết này dành cho trẻ mẫu giáo và học sinh tiểu học, nói về cách làm thế nào để động viên cổ lệ con bạn nói ra lời thật.
Trẻ em nói dối là chuyện thường thấy. Một số nghiên cứu cho thấy, trẻ 4 tuổi nói dối trung bình hai giờ một lần!
Tiến sĩ Richard Gallagher, một nhà tâm lý học lâm sàng và là giám đốc của Viện Chăm sóc Trẻ em tại Trung tâm Nghiên cứu Trẻ em NYU cho biết: “Tất cả trẻ em đều thỉnh thoảng nói dối,… Thực tế, đó là một tình huống bình thường xuất hiện trong quá trình phát triển của trẻ.” Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn nên coi thường mà bỏ qua hành vi này.
Tiến sĩ Joseph Di Prisco, tác giả của cuốn sách “Đúng và Sai: Khơi dậy ý thức thành tín trong con bạn”, cho biết: “Cha mẹ cần giáo đạo con về sự trung thực”, “Khi bạn phát hiện trẻ nói dối, hãy coi đó là một cơ hội để nói cho con bạn biết vì sao sự thành thực lại trọng yếu đến vậy.”
Để làm được điều này, cũng cần lý giải nguyên nhân vì sao con bạn nói dối, và những nguyên nhân này tùy theo độ tuổi mà tăng trưởng và biến hóa. Tại đây chúng tôi cung cấp cho bạn sách lược tốt để giúp bạn xử lý tình huống trẻ nói dối ở mỗi lứa tuổi, cũng như giáo dưỡng con bạn hiểu được giá trị của sự thành thực một cách trí huệ.
Trẻ mới biết đi và trẻ mẫu giáo nói dối
Tiến sĩ Gallagher nói: “Trẻ mẫu giáo còn quá nhỏ, không cách nào có thể lý giải một cách chuẩn xác rằng nói dối là gì.” “Trẻ thơ không cố ý uốn cong sự thực. Chúng chỉ thích phóng đại, biên tạo một câu chuyện, nhưng những câu chuyện đó là biểu đạt của lực tưởng tượng phong phú của trẻ, chứ không phải là nói dối.”
Đôi khi trẻ ba hoặc bốn tuổi gặp khó khăn trong việc phân biệt giữa kỳ vọng và thực tế. Tiến sĩ Gallagher nói: “Trong quá trình phát triển, trẻ chưa đủ thành thục, chúng chưa ý thức được sự tình nào là hy vọng nào đó, và chuyện nào là thực tế.”
Đó là lý do tại sao con bạn có thể ngồi trên sàn nhà với một chiếc cốc rỗng trong tay, sữa nhỏ giọt trên đùi và nói với bạn rằng một con quái vật đã làm đổ sữa. Tư duy mà bé thực sự muốn biểu đạt là hy vọng bé không phải là người làm đổ sữa, vì bé có thể nhìn thấy rằng bạn đang tức giận.
Sách lược ứng đối:
Đầu tiên, đừng phản ứng thái quá.
Jane Kostelc, một chuyên gia về phát triển trẻ em của “Trung tâm Quốc gia về Cha mẹ là Giáo viên”, một nhóm giáo dục phụ huynh ở St. Louis, cho biết: “Đừng bao giờ gọi bất cứ một đứa trẻ nào trong độ tuổi này là đồ nói dối.”
Nếu bạn biểu hiện ra sự tức giận, bạn sẽ chỉ đặt trẻ vào thế phòng thủ, và khiến trẻ có nhiều khả năng tiếp tục nói dối để tránh bị quở trách. Trái lại, hãy tập trung vào sự việc đã xảy ra, bình tĩnh nói: “Mẹ thấy sữa bị đổ rồi”, và sau đó đưa ra giải pháp cho vấn đề: “Chúng ta hãy đi lấy khăn giấy và cùng nhau dọn dẹp nhé.”
Nếu con bạn đang bịa ra một câu chuyện kỳ lạ, hãy dùng một phương thức vui vẻ để thử thách chúng – nhà khoa học hành vi Wendy Gamble, Tiến sĩ, phó giáo sư nghiên cứu về gia đình và phát triển con người tại Đại học Arizona, khuyên.
Bạn có thể hỏi trẻ: “Đây là một câu chuyện chân thật hay một câu chuyện hư cấu?” Rất có thể, con bạn sẽ thừa nhận rằng chúng đã nghĩ ra, và hai có thể cùng nhau cười.
Hãy thử đọc cuốn “Hippo Owns Up” của Sue Graves, cuốn sách dạy trẻ em thành thật thừa nhận việc nói dối.
Trẻ 5 đến 7 tuổi nói dối
Trẻ em lứa tuổi bắt đầu đi học thường nói dối để trốn tránh trách nhiệm hoặc hình phạt.
Tiến sĩ Joseph Di Prisco cho biết trẻ em tuổi này cũng có thể nói dối để đạt được điều chúng muốn, như đi ngủ muộn hoặc được phép xem một tiết mục truyền hình chúng thích, nhưng chúng sợ làm bạn thất vọng.
Nếu con bạn nghĩ rằng bạn sẽ thất vọng vì bé không học được cách đánh vần các từ, bé có thể nói dối trong bài trắc nghiệm hôm đó. Khi bạn bè ngày một trở nên quan trọng hơn, một đứa trẻ cảm thấy bị bạn bè lãnh đạm có thể nói dối để đề cao thanh danh của mình, chẳng hạn như nói: “Mẹ tớ sẽ làm giám khảo cho American Idol vào năm tới.”
Sách lược ứng đối:
Hãy thử tìm ra động cơ khiến con bạn nói dối. Bắt đầu bằng suy nghĩ về cách bạn phản ứng với những sai lầm của bé. Có phải vì kỳ vọng của bạn quá cao, hay là tác phong kỷ luật của bạn quá hà khắc? Con bạn có thể cảm thấy lo lắng, vì vậy bé nói dối để tránh bị quở trách và trừng phạt. Hãy cho bé biết bạn lý giải được nỗi sợ hãi, bối rối và xấu hổ mà bé cảm thấy khi làm điều gì đó sai. Sau đó nói với bé rằng mỗi cá nhân kể cả bản thân bạn đều có thể phạm sai lầm, nhưng dù bé có làm gì đi nữa thì bạn vẫn yêu bé.
Bạn cũng cần nói rõ rằng bạn sẽ rất vui nếu bé nói sự thật với bạn, ngay cả khi điều đó không dễ chịu. Nếu con bạn về nhà với một món đồ chơi mà bạn chưa bao giờ nhìn thấy, và bạn biết bé đã lấy nó khi đang chơi với người khác, đừng cưỡng bức bé thừa nhận điều đó. Trái lại, hãy đưa ra nhận xét trung lập như: “Mẹ thấy con đã mang găng tay của Billy về nhà”, và nói về việc mang đồ mà không được phép về nhà là không tốt như thế nào. Sau đó, tập trung vào các phương án, chẳng hạn như con có thể gọi cho Billy, xin lỗi bạn, và thu xếp hoàn trả bạn.
“Hãy coi mình như thể một giáo viên, không phải một vị cảnh sát”, Kostelke nói. Đừng trừng phạt con bạn quá mức. Nếu con bạn nói dối về điều gì đó hàng ngày, chẳng hạn như chúng không tắt TV, thì dùng một ánh mắt không tán thành, cộng với lời nhắc nhở rằng bạn muốn bé nói lời thật là đủ để truyền tải thông điệp của bạn.
Trẻ từ 8 tuổi trở lên
Ở độ tuổi 8 trở lên, trẻ em nói dối có chủ ý hơn. Trẻ có thể cố tình “quên” nói với bạn những điều nhất định hoặc bỏ sót một số chi tiết nhất định. Giống như trẻ nói không có bài tập về nhà, nhưng lại có một bài kiểm tra toán.
Ngoài ra, bạn bè và địa vị xã hội cũng rất quan trọng đối với trẻ, đừng ngạc nhiên nếu trẻ nói dối để tạo ấn tượng với bạn cùng lớp. Khi tuổi lớn hơn, trẻ em có lúc sẽ phóng đại sự thật để bảo vệ sự riêng tư và cường điệu tính độc lập tự thân của chúng.
Sách lược tìm sự thật
Đối với trẻ tuổi này, “không cần cố chất vấn bọn trẻ”, Kostelc nói, nhưng cần nói rõ khi bạn biết chúng không trung thực. Bỏ qua thuyết đạo, bạn có thể nói: “Điều này nghe có vẻ không thật. Con có muốn nghĩ lại cho kỹ rồi nói không?” Nếu bạn sử dụng thanh âm điềm tĩnh thay vì khẩu khí mỉa mai, trẻ sẽ càng nguyện ý chân thành tương đãi – lúc này trẻ đã minh bạch chân tướng, thừa nhận nó và tiến về phía trước.
Nếu bạn tình cờ nghe thấy con mình nói chuyện với một người bạn về điều gì đó chưa bao giờ xảy ra hoặc sẽ không bao giờ xảy ra, chẳng hạn như một chuyến đi đến Super Bowl, đừng làm trẻ khó xử trước mặt bạn bè. Hãy để điều đó trôi qua cho đến khi bạn có thời gian ở một mình với con, lúc đó bạn có thể nói rõ cho con, điều bạn bè con yêu quý là bản thân con, do đó con không cần dùng phương thức nói dối để đả động người khác. Tiến sĩ DiPrisco nói: “Tụi trẻ không dễ dung nhẫn trước những lời nói dối của những đứa trẻ khác.”
Cuối cùng, hãy nhớ rằng con bạn đang lớn lên và chúng có quyền riêng tư nội trong phạm vi hợp lý. Nếu bạn tiến hành do thám hoặc thẩm vấn từng cuộc gọi hoặc email của chúng, chúng sẽ lại nói dối chỉ để bạn rút lui.
Quan trọng nhất là sáng tạo ra một hoàn cảnh bồi dưỡng tại nhà. Nếu một đứa trẻ, dù là 6 hay 16 tuổi, biết rằng chúng có thể nói chuyện với bạn về bất cứ điều gì vào bất cứ lúc nào, thì chúng sẽ ít có khả năng nói dối hơn.
Bí quyết để bồi dưỡng trẻ trung thực
Cho dù con bạn đang học mẫu giáo hay tiểu học, những bí quyết sau có thể động viên cổ lệ sự trung thực về lâu dài.
a) Bạn hãy là một tấm gương tốt
Trẻ em học được nhiều điều từ những gì chúng ta làm hơn những gì chúng ta bảo chúng làm, vì vậy chúng ta cần làm gương tốt cho chúng. Thay vì trốn vé giữ xe bằng những lời ngon ngọt, hãy thừa nhận lỗi lầm của mình và nộp phạt. Khi mẹ chồng gọi điện, bạn đừng giả vờ đang ở ngoài để tránh nghe máy.
b) Trung thực với cảm xúc của bạn
Nếu con bạn thấy bạn đang buồn hoặc lo lắng, đừng nói với chúng rằng “Không sao đâu, mẹ rất ổn.” Trẻ cần biết rằng việc chôn giấu những cảm xúc tiêu cực vào bên trong, và giả vờ như mọi thứ vẫn ổn là điều không lành mạnh.
c) Bồi dưỡng lòng tự tôn
Những đứa trẻ tự tin rất ít có khả năng mỹ hóa chân tướng. Hãy nghĩ đến biện pháp giúp con bạn thiết lập sự tự tin. Dành nhiều thời gian riêng tư hơn để tiến hành giao tiếp với con, giúp con tìm kiếm những thiên phú mới của chúng, và cổ vũ cho thành tựu của chúng.
d) Dạy trẻ nói có thiện ý
Nói năng có thiện ý, tránh nói sự thật đau lòng, theo một cách nào đó là tốt, nhưng đừng để trẻ mẫu giáo lý giải những thứ này. Tiến sĩ Richard Gallagher nói: “Trẻ thơ vô cùng chân thực, và có thể nhanh chóng phát hiện ra thật giả”. “Nếu bạn nói với con mình rằng: ‘Gia đình này không bao giờ nói dối!, thì một đứa trẻ 4 tuổi sẽ nói: ‘Vậy sao mẹ không nói với dì Susie rằng con thích món quà này?’ – đứa trẻ sẽ cảm thấy bối rối và đặt câu hỏi cho bạn.”
Khi được sáu hoặc bảy tuổi, trẻ em có thể hiểu rằng đôi khi việc làm sai lệch sự thật có thể khiến một người không bị tổn thương tình cảm. Nhưng hãy giúp con bạn tìm ra phương pháp để vừa có thể lịch sự, vừa bảo trì sự trung thực. Nếu chúng đã bớt hưng phấn với món quà, vậy có thể nói: “Cảm ơn vì con đã nghĩ đến mẹ”.
Khi nào cần gọi cho bác sĩ nhi
Nói dối đôi khi không phải là vấn đề lớn, nhưng nếu con bạn hình thành thói quen nói dối, đó có thể là dấu hiệu tồn tại một vấn đề sâu xa hơn. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào dưới đây, hãy nói chuyện với bác sĩ nhi khoa, cố vấn học đường, nhà tâm lý học trẻ em hoặc mục sư của bạn.
a) Một loại mô thức lừa dối cả ở nhà, ở trường và với bạn bè.
b) Hành vi chống đối xã hội khác như ăn cắp hoặc bắt nạt.
c) Không cảm thấy đau buồn, hối hận khi lời nói dối bị vạch trần.
Theo The Epoch Times
Hương Thảo/ĐKN biên dịch
Xem Thêm:
Những lễ nghi bị lãng quên: Hành vi chừng mực chứa đựng trí tuệ của Thần
Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*