Vàng đã tăng 150 đô-la trong tháng 3 – tháng tốt nhất kể từ tháng 7/2020. Các nhà phân tích nhận thấy thị trường trái ngược với thông điệp của Fed, vàng có nhiều khả năng tăng giá hơn, bao gồm cả việc thử nghiệm và phá vỡ mức cao kỷ lục vào tháng 4, theo các nhà phân tích. Giá vàng leo thang bởi cuộc khủng hoảng ngân hàng cận kề, nơi các mà khoản cứu trợ có thể khiến các đồng tiền mạnh mất giá.
Thị trường vàng kết thúc tháng 3 chỉ dưới 2.000 đô-la/ounce. Con số này tăng 7% trong tháng và 9% từ đầu năm đến nay; mức tăng hàng tháng tốt nhất kể từ tháng 7/2020 và là kết quả hàng quý tốt nhất kể từ quý 2/2020.
Sự sụp đổ của Ngân hàng Thung lũng Silicon (SVB) ba tuần trước đã gây ra cuộc khủng hoảng ngân hàng, làm thay đổi triển vọng của Cục Dự trữ Liên bang trên thị trường từ tăng lãi suất nhiều hơn sang cắt giảm lãi suất.
“Điều này có thể biến thành một cuộc khủng hoảng tài chính. Tài sản trên sổ sách trong toàn ngành ngân hàng khu vực đã có sự sụt giảm lớn về giá trị thị trường của trong một môi trường thắt chặt hơn đáng kể. Không chỉ mất giá trị thị trường mà còn có một lượng lớn tiền gửi từ các ngân hàng ít hạn chế hơn chảy sang các ngân hàng hạn chế hơn”, ông Bart Melek, trưởng bộ phận chiến lược hàng hóa toàn cầu của TD Securities nói với Kitco News. “Fed ít có khả năng trở nên thắt chặt tiền tệ quá mức khi chúng ta bước sang năm 2023”.
Và ngay cả khi sóng gió lắng xuống, vàng vẫn được giao dịch ở mức cao hơn. “Vàng chưa quay trở lại quá xa mặc dù những lo ngại về ngân hàng đang giảm bớt vào thời điểm hiện tại. Đây là một dấu hiệu mạnh mẽ và rất đáng khích lệ đối với những người đầu cơ giá vàng”, chuyên gia kim loại quý Everett Millman của Gainesville Coins nói với Kitco News.
Mặc dù Fed không báo hiệu rằng họ đang tranh luận về việc cắt giảm lãi suất, nhưng các thị trường đang bắt đầu định giá điều đó. “Với sự hỗn loạn của không gian ngân hàng và lạm phát đang giảm xuống, tôi nghi ngờ rằng thị trường đang xem xét rất nhiều lời hùng biện thắt chặt tiền tệ của Fed và đang kêu gọi một sự xoay trục đi trước đáng kể so với các biểu đồ dot plots”, ông Melek chỉ ra.
Các nhà đầu tư nên chú ý đến dữ liệu sắp tới vì bất kỳ con số nào yếu hơn dự kiến đều làm tăng khả năng cắt giảm lãi suất trong năm nay.
“Với nguy cơ hạ cánh cứng đối với nền kinh tế đang gia tăng, điều này làm tăng khả năng lạm phát sẽ giảm nhanh hơn và cho phép Fed phản ứng bằng việc cắt giảm lãi suất trước cuối năm nay”, ông James Knightley, nhà kinh tế quốc tế trưởng của ING cho biết.
Sau các sự kiện vào tháng 3, TD Securities hiện đang dự đoán giá vàng trung bình là 1.975 USD trong quý 2; 2.050 USD trong quý 3; và 2.100 USD trong quý 4.
Tuần đầu tiên của tháng 4 của vàng
Ông Millman cảnh báo rằng không gian vàng có thể trải nghiệm một số tổn thất trong ngắn hạn. “Có một số rủi ro giảm giá. Một đợt tăng giá nhẹ trên thị trường chứng khoán có thể khiến một số tiền bị rút khỏi vàng”, ông nói.
Ông cho biết mức hỗ trợ vững chắc là khoảng 1.900 USD và 1.850 USD, và mức kháng cự ngay lập tức là 2.000 USD/ounce và sau đó là 2.060-70 USD.
“Khi bạn nhìn vào vị thế bán so với vị thế mua trong hợp đồng tương lai vàng, tâm lý vẫn khá trung lập. Nếu bạn nhận thấy một số thay đổi trong nhận thức của công chúng, điều gì đang xảy ra với đồng đô-la hoặc nền kinh tế Mỹ, thì điều đó có thể làm thay đổi tâm lý và vàng sẽ là phản ứng đầu tiên với điều đó”, ông Millman lưus ý, theo Kitco News.
Dự báo u ám ‘mẹ của các cuộc khủng hoảng’ có thể đẩy giá vàng lập kỷ lục
Không rõ liệu sự biến động trong lĩnh vực ngân hàng đã kết thúc hay chưa. Ông Marc Chandler, chiến lược gia trưởng thị trường ngoại hối toàn cầu của Bannockburn Global Forex cho biết rằng tất cả các khoản cho vay bổ sung do Fed giám sát vẫn chưa chậm lại.
“Căng thẳng ngân hàng làm sôi sục thị trường trong tháng này đã giảm bớt. Tuy nhiên, khoản cho vay khẩn cấp của Cục Dự trữ Liên bang, thông qua cửa sổ chiết khấu và Chương trình tài trợ có kỳ hạn ngân hàng mới hầu như chậm lại trong tuần qua (152,6 tỷ USD so với 163,9 tỷ USD)”, ông Chandler cho biết hôm thứ Sáu (31/3).
Barclays cảnh báo rằng cuộc khủng hoảng ngân hàng có thể còn lâu mới kết thúc, vì “làn sóng thứ hai” của dòng tiền gửi tháo chạy khỏi ngân hàng đang diễn ra.
“Chúng tôi cho rằng làn sóng rút tiền đầu tiên có thể sắp kết thúc… Nhưng sự hỗn loạn gần đây liên quan đến vấn đề an toàn tiền gửi có thể đã đánh thức những người gửi tiền ‘đang ngủ’ và bắt đầu điều mà chúng tôi tin rằng sẽ là làn sóng rút tiền gửi thứ hai với số dư sẽ chuyển vào các quỹ thị trường tiền tệ”, chiến lược gia Joseph Abate của Barclays cho biết trong một ghi chú.
Làn sóng rút tiền thứ hai có thể được kích hoạt bởi những người gửi tiền “đang ngủ”, họ sẽ chuyển tiền tiết kiệm của họ từ ngân hàng sang các quỹ thị trường tiền tệ để có được lợi nhuận tốt hơn và an toàn hơn, ông Abate làm rõ
“Thật khó để thay đổi số dư hoặc thiết lập mối quan hệ mới với một tổ chức khác trừ khi có một khoản thu lợi lớn và thuyết phục. Nhưng một số trong đó có thể phản ánh thực tế là sau 15 năm lãi suất gần bằng 0, người gửi tiền không ở trong thói quen quan tâm nhiều đến lợi tức trên số dư tiền mặt của họ”, ông Abate nói.
Một trong những nhà kinh tế học đáng kính nhất thế giới, ông Nouriel Roubini, giám đốc điều hành của công ty tư vấn Roubini Macro Associates, đã lập luận vào hôm 31/3/2023 vừa qua rằng hệ thống tài chính không thể đối phó với quy mô nợ công và tư khổng lồ đã được tích luỹ. Một bộ ba bất khả thi mới, theo phân tích của ông Roubini, là ổn định giá cả, tăng trưởng kinh tế và ổn định tài chính không thể xảy ra cùng một lúc.
Các phân tích chỉ ra rằng cuộc khủng hoảng ngân hàng thực sự của Mỹ đang ở phía trước. Ông cũng phản đối các nhà chức trách Hoa Kỳ và ECB đang “câu giờ” bằng các khẳng định rằng hệ thống ngân hàng “lành mạnh”.
Ông nói với Bloomberg Television: “Chúng ta không thể đạt được sự ổn định về giá cả, duy trì tăng trưởng kinh tế [và] ổn định tài chính cùng một lúc. Vì vậy, cuối cùng, chúng ta sẽ gặp phải sự sụp đổ về kinh tế và tài chính”.
Vấn đề ở các ngân hàng là các khoản đầu tư thiếu lành mạnh, các khoản đầu tư đó quá rủi ro với lãi suất. Mà lãi suất không thể không tăng sau khi lạm phát bùng nổ bởi suốt 13 năm Fed bơm tiền không giới hạn. Gần đây nhất, vào tháng 8/2021, như NTDVN đã đưa ra bài phân tích về việc chính sách tiền tệ của Fed vẫn là bơm tiền không giới hạn, có hiệu lực vĩnh viễn cho các ngân hàng Phố Wall; đảm bảo các ngân hàng của Mỹ thoải mái dùng tiền rẻ với bầu sữa không giới hạn từ Fed, đầu cơ và đầu tư tìm kiếm lợi nhuận ở bất kỳ tài sản rủi ro vào.
Khối tài sản rủi ro của các ngân hàng Mỹ đã nóng lên khi Fed xoay chiều tăng lãi suất chỉ sau đó vài tháng. Cho đến nay, các nhà chức trách của Mỹ ước tính, việc tăng lãi suất thêm 4,75% nữa của Fed trong hơn 1 năm qua khiến hệ thống ngân hàng mất 620 tỷ USD.
Nhưng dù vậy, chuyên gia kinh tế Roubini, Tiến sỹ Doom ở Phố Wall, đưa ra lời khuyên rằng Hoa Kỳ không chỉ nên tập trung vào khoản lỗ 620 tỷ USD từ các khoản mất mát trong tài sản tài chính nhạy cảm với lãi suất. Bởi vì, vấn đề của ngân hàng Hoa Kỳ lớn hơn như thế nhiều.
Chiến dịch tăng lãi suất của Fed trong 13 tháng qua có nghĩa là danh mục cho vay dài hạn của các ngân hàng vào thị trường bất động sản, chính là chứng khoán nợ có tài sản đảm bảo MBS, đã cạn kiệt. Giá trị của các loại chứng khoán nợ có tài sản thế chấp và lãi suất cố định ngày càng bị bào mòn, ít giá trị hơn.
Rủi ro này khi đưa vào phương trình tính toán, con số thiệt hại thực tế (nhưng chưa hạch trên sổ sách do chưa giao dịch) là 1,75 nghìn tỷ USD. Đây là một công cố đầu tháng 3/2023 từ Trường Kinh doanh Stern, Đại học New York, nơi ông Roubini là giáo sư danh dự.
Vốn chủ sở hữu cộng dồn của toàn bộ hệ thống ngân hàng Mỹ hiện là 2,1 nghìn tỷ USD. Khoản lỗ 1,7 tỷ USD nhìn thấy chiếm 80,9%.
Chuyên gia Roubini nói trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg: “Hàng trăm ngân hàng nhỏ thực sự mất khả năng thanh toán, đó mới là vấn đề mấu chốt. Khi lãi suất tăng cao hơn, giá trị của chứng khoán và các khoản vay thấp hơn, và sau đó chúng ta gặp vấn đề về thanh khoản và khả năng thanh toán hàng loạt”.
Theo Thuỷ Tiên, NTDVN
Xem thêm:
VIDEO CHỌN LỌC