spot_img
19 C
Vietnam
Thứ ba,17 Tháng chín
spot_img

Long Mạch Trung Hoa và cái kết nào khi phá huỷ Long Mạch?

dufs2jhw4acyqee
Long Mạch Trung Hoa rất được coi trọng – Ảnh minh hoạ: Tinh Hoa

Mảnh đất Thần Châu đại địa nơi đã nuôi dưỡng dân tộc Trung Hoa là một vùng đất “Phong thủy bảo địa”. Trên vùng bảo địa này, trong 5000 năm mưa mưa gió gió các triều đại nối tiếp nhau thay đổi, thai nghén ra nền văn minh Trung Hoa 5000 năm rực rỡ huy hoàng. Theo truyền thuyết, một gia tộc nào đó nếu tìm Long mạch, đắc được Long huyệt trên Long mạch đó thì sẽ làm Vua thống trị thiên hạ. Vậy Long mạch này rốt cuộc là thế nào?

Long mạch là gì? 

Trong《Địa lý Đại Thành-Sơn Pháp toàn thư》viết rằng: “Long là gì? Là mạch của núi. Đất là thịt của Rồng, đá là xương của Rồng, và cỏ là lông của Rồng. “Không phải tất cả các mạch núi đều có thể gọi là Long mạch, ngọn núi chỗ có Long mạch phải có thủy có chung, có gốc có nguồn, có sinh khí chạy khắp bên trong, ngoại hình của những mạch núi kiểu này thường là quanh co uốn lượn và tràn đầy sức sống. Đương nhiên, muốn phân biệt ra được Long mạch cũng không phải chuyện dễ dàng, cần phải thông qua trường kỳ tu luyện, cho nên có câu “biết núi thì dễ, biết mạch mới khó”. Thành ngữ Trung Quốc có câu “Lai Long khứ mạch” (1) là có nguồn gốc từ Phong Thủy học. Ngay cả những người Trung Quốc không hiểu về Phong Thủy cũng đã ít nhiều nghe nói đến thành ngữ này.

347c 700x366 1
Long Mạch được nhiều người biết đến – Ảnh: Internet

Giới Phong thủy đều công nhận rằng tất cả Long mạch của Trung Hoa đại địa đều bắt nguồn từ dãy núi Côn Luân. Núi Côn Luân được mệnh danh là “Vạn Sơn chi Tông”, “Long mạch chi tổ”, “Tây Sơn Kinh” của “Sơn Hải Kinh” gọi nó là “Thực duy đế chi hạ đô”, tạm dịch là Kinh đô dưới hạ giới của Thiên đế, địa mạch vươn đi tám phương, có tám Thiên long vươn đi các phương, trong đó có 3 đại Long mạch ở Trung Quốc ngày nay, được gọi bằng các tên lần lượt là: 1.Bắc Can Long: đi đến khu vực rộng lớn phía bắc sông Hoàng Hà; 2.Trung Can Long: đi về phía nam sông Hoàng Hà và phía bắc sông Trường Giang; 3.Nam Can Long: Đó là vùng rộng lớn phía nam sông Trường Giang. Ba đại Can Long này trên tổng thể đều bắt nguồn từ phía Tây Bắc và chảy hướng về Đông Nam. Hình thành địa hình Trung Quốc với địa thế cao ở phía Tây Bắc và thấp ở phía Đông Nam.

Các khu vực Long mạch Trung Hoa

Mảnh đất Trung Hoa đại địa được chia thành ba khu vực chủ yếu bởi bốn thủy vực lớn là Nam Hải, Trường Giang, Hoàng Hà và sông Áp lục, mạch núi của ba khu vực lớn này được gọi là Tam Đại Can Long. Ba Long mạch chính này sinh ra các mạch nhánh, và các mạch nhánh lại sinh ra các mạch nhánh nữa, giống như huyết quản và kinh lạc của thân thể người, phân bố khắp Trung Hoa đại địa.

photo 2023 04 25 18 24 47
Sông Trường Giang được coi là 1 phần của Long mạch Trung Hoa – Ảnh: Internet

Bắc Can Long: Khí mạch của Bắc Long bắt nguồn từ núi Kỳ Mạn Tháp Cách, xuôi theo sông Hoàng Hà đi qua các khu vực phía bắc Thanh Hải, Cam Túc, Sơn Tây, Hà Bắc và ba tỉnh phía đông, và kéo dài đến Bán đảo Triều Tiên. Trên thực tế thì Bắc Long không phải kết thúc ở Triều Tiên mà nó được tiếp nối với núi Bạch Đầu ở Triều Tiên. Cũng chính là nói Long mạch của Triều Tiên bắt nguồn từ núi Bạch đầu, nhưng nó không dừng lại ở đó, nó chỉ là ẩn nhập vào trong biển, và cuối cùng liên kết với quần đảo Nhật Bản. Bắc Kinh, Thiên Tân… là các thành phố nằm ở phía trên Bắc Long.

Trung Can Long: Khí của Trung Long bắt đầu từ núi A Nê Mã Khanh, đi qua khu vực giữa sông Hoàng Hà và Trường Giang, bao gồm cả Tứ Xuyên, Thiểm Tây, Hà Bắc, Hồ Bắc, An Huy, Sơn Đông và kết thúc ở biển Bột Hải; Tây An, Lạc Dương, Tế Nam, v.v. đều là nơi linh khí của Trung Long tụ hội.

Nam Can Long: Khí của Nam Long bắt nguồn từ bên trong núi Khả Khả Tây, người đời sau gọi là núi Ông, xuôi theo Trường Giang đến các khu vực phía nam của Vân Nam, Quý Châu, Quảng Tây, Hồ Nam, Giang Tây, Quảng Đông, Phúc Kiến, Chiết Giang, Giang Tô, v.v. và đi ra biển mới dừng lại, thường thì các thành phố như Hương Cảng, Quảng Châu, Phúc Châu, Nam Kinh, Thượng Hải được phân vào phạm vi của Nam Long.

Đối với mấy nhánh Can Long khác, trong lịch sử, cổ nhân cho rằng nó có nguồn gốc từ dãy núi Côn Luân, nhưng không tiết lộ phương hướng các mạch khí của chúng. Một số học giả đã xác minh được mỗi hướng Tây Bắc, Đông Bắc có một nhánh Can Long, chúng tôi không biết trong nghiên cứu đó có đúng hay không, nhưng chúng tôi cũng liệt kê ra đây cùng quý độc giả:

Con Rồng Tây Bắc: Khí của núi Côn Luân bắt đầu biến hóa là ở phía Bắc dãy núi Thiên Sơn (2) vùng Tân Cương ngày nay. Ở phía Tây Bắc dãy Thiên Sơn sinh xuất ra hai dãy núi là Mộ Sỹ Tháp Cách Sơn (tiếng Uyghur là Muztagh, cao 7.546 m) và Công Cách Nhĩ Sơn (tiếng Uyghur là Kongur Tagh, cao 7.649 m). Hai dòng khí này nhập vào Tajikistan, sinh ra hai núi mà Liên Xô trước đây gọi là Đỉnh Cộng sản chủ nghĩa và Đỉnh Lê-nin, qua dãy núi Alai (3), lại sinh ra dãy kyrgyzstan (thuộc dãy Thiên Sơn), rồi lại sinh tiếp dãy núi Chu Yili (4). Sau khi tràn đến Kazakhstan và Turkmenistan thì hình thành dãy Caucasus (Kavkaz). Mạch núi này đi vào Romania sinh ra núi Karpat (Carpat) (5), rồi từ dãy Karpat vắt qua dãy Alps thuộc Pháp, Thụy Sĩ, Áo, cho đến các nước châu  u, nhánh Can Long này cuối cùng đi qua Anh quốc đến Tây Ban Nha mới dừng lại.

Con rồng Đông Bắc: Theo hướng Đông Bắc của dãy Thiên Sơn, có dãy núi Beita (6) ở Mông Cổ, từ những ngọn núi này sinh ra dãy núi Khan Huhe (7) và dãy núi Hangai, sau khi nhập vào Liên Xô (nước Nga), dãy núi Đường nữ (8) và dãy núi Sayan (9) ra đời. Nhánh mạch khí này đi qua Ulan Bato sinh ra Núi Yablonov (10), rồi lại sinh ra núi Stanov (11), rồi sinh núi Thượng Yansk (12) và núi Chersky (13). Khí này đi qua eo biển Bering đến Hoa Kỳ và tạo ra dãy núi Alaska (14), đi vào Canada tạo ra dãy núi Duyên Hải (15) và dãy núi Rocky (16); tiếp tục kéo dài đến Mexico để tạo ra dãy núi Mã Đức Tuyết Sơn (17), rồi theo Panama đến Châu Nam Mỹ, bao trùm toàn bộ các mạch núi lớn của Nam Mỹ.

Xây đập, chặt đứt long mạnh, Võng lượng xoay mình?

Suốt lịch sử các triều đại ở Trung Nguyên, các bậc Thánh hoàng minh quân thường xuyên thờ phụng các vị Thần, trong đó có cả Thần sông và Thần núi. Hoàng đế luôn khiêm tốn và biết ơn các vị Thần đã ban tặng cho con người một môi trường tự nhiên vô giá để sinh tồn. Mấy ngàn năm qua, người dân Trung Quốc vẫn luôn tôn kính vào Thần, sống hài hòa cùng thiên nhiên.

Nhưng năm tháng trôi qua, lòng người thay đổi, thời mạt Pháp cuối cùng cũng đến, đạo đức con người trượt dốc mỗi ngày, không còn kính ngưỡng vào Thần Phật, ma vương xuất thế gây họa loạn thế gian, không chỉ phá hoại văn hóa Thần truyền, mà còn phá hủy đi hoàn cảnh sinh tồn mà Thần đã khai sáng cho con người.

Thuyết vô Thần ở phương Đông không tin vào “Thiên – Nhân hợp nhất”, còn ở phương Tây gọi là sự thâm nhập khoa học. Dựa trên học thuyết này mà phát động mọi người “đấu với Trời, đấu với Đất”, “mắng Trời, rủa Đất”.

Trải theo năm tháng dài đằng đẵng, trên sông Trường Giang đã xây lên một con đập lớn mang tên đập Tam Hiệp. Điều này chẳng khác gì việc chặt đứt thân rồng, tạo cơ hội cho Võng lượng xoay mình. Đồng thời, chính quyền Trung Quốc lấy lý do an toàn mà cấm người dân đốt pháo dây. Loại âm thanh này theo phong thủy mà nói là có thể trừ tà, xua đuổi yêu quái. Như vậy, dịch độc của quỷ đã trỗi dậy rồi, thậm chí có người còn bị hàng vạn oan hồn khống chế – chính là “Yểm”.

Lịch sử giống như đang luân hồi lặp lại, nhưng kết cục liệu có giống với năm xưa?

Trung Quốc có câu thành ngữ: “Thủy trích thạch xuyên”, nghĩa là nước chảy đá mòn. Những thứ nhân tạo làm sao có thể trường tồn cùng với thời gian được chứ? Làm sao có thể sánh được với thiên nhiên do Thần tạo ra?

Rồi cũng sẽ đến ngày điều gì đến sẽ đến, cái giá phải trả sẽ thật đắt nhường nào. Chẳng phải đây chính là đưa con cháu đời sau đi vào chỗ nguy hiểm hay sao?

Các vấn đề an toàn của đập Tam Hiệp được thế giới bên ngoài rất quan tâm và giả thuyết về việc vỡ đập đã trở nên rất phổ biến. Mặc dù chính quyền Trung Quốc bác bỏ mạnh mẽ, nhiều chuyên gia thủy lợi đã cảnh báo rằng một trong những nguyên nhân có thể khiến đập Tam Hiệp bị vỡ là những trận động đất. Và bây giờ, khi những trận động đất đang xảy ra liên tiếp ở Tứ Xuyên, điều mà các chuyên gia lo lắng nhất dường như đã bắt đầu.

8acea7de d20d 405b 8556 7339de 4341 6223 1604288073
Đạp Tam Hiệp chặn đứng Long mạch – Ảnh: Xinhua.

Tất cả những gì đã, đang và sắp xảy ra đều đang đe dọa sự an toàn cho đập Tam Hiệp, đe dọa tính mạng của nhân dân, bách tính Trung Hoa, cũng như uy hiếp trực tiếp đến sự tồn vong của ĐCS Trung Quốc.

Tử cổ chí kim, đã có biết bao những lời tiên tri cảnh tỉnh con người tránh xa cái ác, làm người lương thiện, được trời xanh bảo hộ.

The Call to Glory được xuất bản bởi nhà tiên tri hiện đại nổi tiếng người Mỹ Jenny Dixon vào năm 1971 viết rằng: “Trận chiến cuối cùng giữa thiện và ác trong thời kỳ Tận thế (Armageddon) sắp diễn ra vào năm 2020, khi ấy, quỷ sa tăng (Satan) sẽ chiến đấu với Thần, đối đầu với nhân loại”.

Đối mặt với cuộc chiến chính tà, cả tam tài Thiên – Địa – Nhân đều sẽ bị lay động. Vậy thì Thiên Long và Hoàng Long liệu có thể không làm gì? Hơn nữa, ngoài hai con sông lớn Trường Giang và Hoàng Hà ra, còn có vô số những con sông nhỏ khác, Long tộc sẽ “tái chiến giang hồ”, cùng nhau trỗi dậy tương chiến với “Rồng lửa”. 

Trong quá khứ, Thanh Long và Hoàng Long vì cứu lấy nhân loại mà tạo lập vô lượng công đức. Thiên Địa sẽ không để cho bất cứ điều gì hủy hoại họ. Nếu vậy thì tương lai của chính quyền Trung Quốc sẽ đi về đâu?

Chân Tâm (t/h)
Tham khảo: Chánh Kiến, DKN

Xem thêm:

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều