spot_img
19 C
Vietnam
Thứ năm,19 Tháng chín
spot_img

‘Luận ngữ cùng bàn tính’ giành thiên hạ, nửa bộ Luận ngữ trị thiên hạ

Luận ngữ và bàn tính đều là sản phẩm cổ xưa của Trung Hoa. ‘Cha đẻ doanh nghiệp Nhật’ –  Shibusawa Eiichi đã kết hợp “Luận ngữ cùng bàn tính”, cuối cùng đã đem đến công hiệu gì? Trung Hoa cổ đại có câu rằng “Nửa bộ luận ngữ thống trị thiên hạ”, câu nói này bắt nguồn từ đâu?

Trong nền văn hóa Á Đông có một cuốn sách tên là ‘Luận ngữ và bàn tính’ được coi là thánh kinh thương nghiệp làm thay đổi nước Nhật thời cận đại. “Luận ngữ” là nói về cuốn sách ghi lại lời dạy của Khổng Tử, “Bàn tính” chính là nói về đạo lý kinh doanh. Đạo đức kinh doanh là một trong “đạo đức làm người”. Điều mà ‘Luận ngữ’ chỉ ra là đạo đức làm người, làm thế nào lại phát huy sở trường trong thế giới kinh doanh?

“Luận ngữ cùng bàn tính” – cuốn kinh điển đạo đức về cách kinh doanh của người Nhật

Shibusawa Eiichi, tác giả của cuốn “Luận ngữ cùng bàn tính” là người như thế nào? Trước tiên đề cập đến một sự việc nhỏ: Từ năm 2024, chân dung của Shibusawa Eiichi sẽ xuất hiện trên tờ tiền 10.000 Yên, tờ tiền có mệnh giá lớn nhất của Nhật Bản. Chắc hẳn ông ấy phải có ảnh hướng rất to lớn đến thành tựu của nước Nhật thời hiện đại.

Một là, Shibusawa Eiichi đã đem ‘Bàn tính’ thương nghiệp của Nhật Bản phát huy ảnh hưởng cực lớn, những điểm mạnh của nó lại dựa trên nền tảng cuốn ‘Luận ngữ’ của Trung Quốc. Ông đề xướng “Một tay cầm ‘Luận ngữ’, một tay cầm ‘bàn tính’, đồng thời quan tâm đến nghĩa và lợi để phát triển kinh tế Nhật Bản. Shibusawa Eiichi nói: “Tôi luôn nghĩ rằng, bàn tính cần nhờ vào lực đẩy của ‘Luận ngữ’. Đồng thời, ‘Luận ngữ’ cũng cần dựa vào bàn tính mới có thể tác động đến hoạt động kinh doanh làm giàu”. Ông đã vận dụng tư tưởng của ‘Luận ngữ’ với tư cách xí nghiệp kinh doanh học để chỉ đạo thành công.

Trong cuốn sách “Luận ngữ cùng bàn tính”, Shibusawa Eiichi đã tổng kết kinh nghiệm thành công của bản thân, nói người ‘cầu lợi’ thực ra cũng không phạm vào giáo huấn của bậc thánh hiền đời trước, nhưng đừng thực hiện truy cầu lợi ích ‘đen tối’ mà chỉ khi kiếm tìm tài phú thích hợp thông qua thành tín, ôm ấp tinh thần “Lợi ích công đứng trước lợi ích cá nhân”, mới có thể giúp cho công việc kinh doanh hoạt động lâu dài và mãi mãi. Ông nhấn mạnh, lấy phẩm đức, đạo đức và lý tưởng của ‘Sĩ’, cùng tài năng ‘kinh doanh’ và việc thực tế, bồi dưỡng ‘tinh thần kinh doanh của sĩ’, mà tinh thần của ‘sĩ’ chính là tinh thần đạo đức của phần tử trí thức được ‘luận ngữ’ khởi xướng. Ông phát hiện ra nguyên lý ‘bản chất của quản lý kinh doanh chính là trách nhiệm’ sớm hơn bất kỳ ai. Việc thiết lập đạo đức kinh doanh cả đời trong các công ty Nhật cũng là sự phát triển của tinh thần này.

‘Luận ngữ cùng bàn tính’ được tôn coi là “kinh thánh kinh doanh” hiện đại của Nhật Bản. Giới tinh anh Nhật Bản coi cuốn sách này như một tác phẩm kinh điển về “nghĩa lợi song toàn” và là cẩm nang chỉ dẫn vượt thời đại về nhân sinh, đạo đức và sự giàu có. Shibusawa Eiichi là một nhân vật huyền thoại được mệnh danh là “Cha đẻ của Doanh nghiệp Nhật Bản”.

Cha đẻ của doanh nghiệp Nhật Bản

Shibusawa Eiichi (1840-1931) sinh vào cuối thời Mạc phủ Tokugawa ở Nhật Bản và trải qua các thời kỳ Minh Trị, Đại Chính và Chiêu Hòa. Mặc dù đã qua đời nhưng thanh danh của ông vẫn nổi tiếng như khi còn sống. Ông sinh ra trong một gia đình nông thương giàu có, cha ông ngoài việc trồng dâu nuôi tằm còn kiêm việc mua bán nguyên liệu nhuộm chàm.

Cuộc đời của Shibusawa Eiichi, từ một nông dân trở thành một võ sĩ hoạt động mạnh mẽ cho chế độ Mạc chúa, quan lại thiết thực, đã trở mình thành một nhà phát triển công nghiệp, đạt được khen tặng nhiều danh hiệu cao quý như ‘Cha đẻ của doanh nghiệp Nhật’, ‘Cha đẻ của ngành tài chính Nhật’, ‘Người sáng lập nên nền văn minh hiện đại của Nhật’, … là nhân vật quan trọng giúp nước Nhật trở nên nổi trội trên trường quốc tế.

Năm ông lên 6 tuổi, cha ông dùng cuốn ‘Tam Tự kinh’ làm sách vỡ lòng dạy cho ông, đồng thời cũng dạy ông học tập chữ Hán, đọc các sách chữ Hán. Năm ông 7 tuổi thì bắt đầu chính thức bái sư, năm 10 tuổi đã đọc thông ‘Tứ thư’ ‘hiếu kinh’ và những kinh điển khác của Trung Quốc. Những thứ ông học tập lúc còn nhỏ đã đặt nền móng nuôi dưỡng tư tưởng đạo đức cùng luân lý, khai sáng cuộc đời ông sau này, cũng là chuẩn tắc doanh nghiệp mà ông cả đời nỗ lực thực hiện. Ông từng nói: “Đạo xử thế làm người tuy rằng vô cùng gian nan, nhưng nếu có thể đọc thuộc lòng ‘Luận ngữ’, liền sẽ có nhiều lĩnh ngộ. Vì vậy tôi cả đời tôn tín những dạy bảo của Khổng Tử, đồng thời lấy ‘Luận ngữ’ làm khuôn vàng thước ngọc, không rời khỏi tay”.

Khi còn trẻ, ông từng là tướng quân của Mạc phủ Tokugawa cùng phái đoàn đi tham quan Hội chợ quốc tế tổ chức tại Pháp, sau đó ông lưu lại ở châu âu một năm rưỡi, ông học được tiếng Pháp và tham gia tìm hiểu về mô hình cũng như hệ thống hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước cũng như tư nhân lãnh đạo tại Châu Âu. Chuyến đi này giúp ông thể nghiệm sâu sắc và thôi thúc ông giới thiệu các doanh nghiệp kiểu phương Tây và hệ thống thương mại quốc tế vào Nhật Bản. Trong tay của mình, ông đã tạo ra hơn 500 doanh nghiệp và hơn 600 công ty tiện ích công cộng, đồng thời chủ trì việc thiết lập hệ thống cùng quy phạm chế độ ngân hàng, công thương, giáo dục cùng các lĩnh vực khác ở Nhật Bản cận đại.

Trong quá trình điều hành công ty, Shibusawa Eiichi không hoàn toàn Tây hóa mà dùng ‘một tay cầm ‘Luận ngữ’ và một tay cầm ‘bàn tính’ để thiết lập một bộ hoàn chỉnh đạo đức kinh doanh cùng các chuẩn tắc quản lý doanh nghiệp kiểu Nhật Bản. Tư tưởng chỉ đạo của ông về quản lý kinh doanh không chỉ tồn tại trong các doanh nghiệp do ông thành lập, mà còn thúc đẩy tiến trình hiện đại hóa nền kinh tế Nhật Bản bước nhanh trên con đường tăng trưởng.

Phần “Chỉ có vương đạo” trong cuốn sách của mình, ông viết: “Nếu như người giàu có (nhà tư bản) và người nghèo (người lao động) có thể hành động theo vương đạo (đạo của bậc đế vương), nghĩa là căn cứ làm việc theo chuẩn tắc hành vi của nhân loại, tôi nghĩ điều này sẽ tốt hơn nhiều so với một trăm điều luật và một ngàn quy tắc”. “Đôi bên chủ thợ hòa hợp êm thấm”, đúng là ông đã dùng luân lý đạo đức để kiến tạo mối quan hệ giữa chủ và nhân viên mà đem lại hiệu quả thiết thực.

id13367527 eiichi shibusawa in his final days
Shibusawa Eiichi, tác giả cuốn ‘Luận ngữ cùng bàn tính’ và các con cháu (ảnh chụp ngày 6/9/1931). (phạm vi công cộng)

Văn hóa Trung Hoa đặt nền móng cho văn hóa Nhật Bản

Chúng ta cùng truy ngược về nguồn gốc văn hóa Nhật và Luận ngữ. Từ thời Mạc phủ Tokugawa ở Nhật Bản trở lại thời đại Asuka của Nhật Bản vào thế kỷ thứ sáu và thứ bảy, văn hóa Thần Châu Trung Quốc chẳng khác gì với cung điện học vấn đương triều, dựa vào đâu để khẳng định điều này?

Vào thời điểm đó, Thái tử Shotoku (574-622 sau Công nguyên) của Nhật Bản đã nhiều lần phái sứ thần đến học kinh điển, chế độ chính trị văn hiến và kinh Phật thời nhà Tùy, trở thành nhân vật tiên phong “Khiển đường sứ” (tức là cử các phái đoàn sứ thần đến nhà Đường học tập 20 năm một lần). Hiến pháp sớm nhất của Nhật Bản – ‘Hiến pháp 17 điều’, do Thái tử Shotoku viết, không phải là một điều luật, mà là dùng lý niệm đạo đức đến làm thước đo cho bậc quân vương cùng thần dân, phần lớn nội dung là nho gia và pháp gia của Trung Quốc, kinh điển Mặc gia, hết mức ứng dụng kinh điển nho gia, đương nhiên là ‘Luận ngữ’ cũng ở trong đó. Tục lệ này đã dẫn hướng bước đi cho thời đại Nara và Heian thực hiện Đường hóa sau đó, và đẩy văn hóa Nhật Bản cổ đại đạt được đến thời kỳ hoàng kim.

Vào đầu thế kỷ XVII, ‘Luận ngữ’ cùng Khổng Tử được đánh giá cao trong thời đại Mạc phủ Tokugawa, tại học giả Nho gia Tokugawa, đại sư phái cổ học Itō Jinsai (1627 – 1705 sau công nguyên) tôn sùng ‘Luận ngữ’ thành “cuốn sách đệ nhất cao nhất rộng lớn nhất của vũ trụ”, ai ai cũng biết. Itō Jinsai nhận thức rằng, ‘Luận ngữ’ là quy luật đạo đức thiết thực, chủ trương của ông đã làm cho ‘Luận ngữ’ của Khổng Tử phù hợp hơn với định hướng phát triển tư tưởng phong trào “Thực học” của Nhật Bản, mở đường cho Nho giáo phát triển và hiện đại hóa nước Nhật.

Vị thế của ‘Luận ngữ’ trong văn hóa truyền thống Trung Hoa

Chúng ta hãy cùng nhìn lại địa vị và triển hiện của “Luận ngữ” trong văn hóa truyền thống Trung Quốc. “Luận ngữ” là một tác phẩm kinh điển về tư tưởng của Nho giáo, nội dung lấy đạo “Nhân” của Khổng Tử làm tư tưởng cốt lõi, chính là bao dung tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ ….làm kim chỉ nam về mọi mặt của cuộc sống. Thời Xuân Thu chiến quốc, trăm trường phái tư tưởng tranh giành nhau, từ thời hậu Hán, Hán Vũ đế đã tôn vị thế của ‘Luận ngữ’ là học thuật Nho gia chính thống lần đầu tiên.

Hán Vũ đế nghe theo lời khuyên của Đổng Trọng Thư là trục xuất Bách gia, độc tôn học thuật Nho gia, với tư cách tư tưởng chỉ đạo thực thi các biện pháp chính trị, hơn nữa còn phong chức tiến sĩ Ngũ kinh. Nhà Tùy, triều đại thống nhất sau nhà Hán, cùng với văn hóa Trung Hoa đạt tới đỉnh cao có nguồn gốc sâu xa, cũng một mạch nối tiếp nhau dùng tư tưởng của Khổng Tử và Đổng Trọng Thư về văn hóa giáo dục làm chỉ đạo. Tiến sĩ Ngũ kinh sử dụng những tri thức cần thiết qua suốt chiều dài lịch sử cổ đại đem vào ứng dụng thực tế ở xã hội hiện tại.

“Tân Đường thư” ghi lại rằng vào năm Võ Đức thứ 2 của hoàng đế Đường Cao Tổ, ông đã ra lệnh thành lập Chu Công, miếu Khổng tử tại trường Quốc tử. Năm Trinh Quán thứ 2, Đường Thái Tông đã tôn Khổng Tử thành Tiên thánh, đồng thời thúc đẩy Nho học, lấy tư tưởng đạo đức của Nho giáo làm tiêu chuẩn cai trị thiên hạ. Theo “Cựu Đường thư” ghi lại, Đường Thái Tông “đã trưng cầu nho sĩ trong thiên hạ, dùng làm quan học sĩ”, học sinh trường Quốc tử chỉ cần học thông một loại đại kinh điển liền có thể được ra làm quan, do vậy “Nho gia hưng thịnh tới mức chưa từng có từ xưa đến nay”, nhân tài đông đúc, hơn 8 vạn người được thăng tiến giảng dạy. Ngẫm lại cổ kim nội ngoại, có bao nhiêu khí phách to lớn về “Đại học” như vậy. Vào thời điểm đó, nhiều nước lân bang vì ái mộ danh tiếng mà đến, như Cao Ly, Bách Tể, Tân La, Cao Xương, dân tộc Thổ Phiên, các tù trưởng đều gửi học trò tới Đại Đường học tập. Dựa vào nền tảng của Nho giáo thực hiện các biện pháp chính trị, Đường Thái Tông Trinh Quán chi trị đã tạo lập công đức to lớn, có thể so với Thành Khang chi trị, chiếu rọi lấp lánh cổ kim, người người ngưỡng mộ.

Nửa bộ ‘Luận ngữ’ trị thiên hạ

Khi nhà Tống được thành lập, Triệu Phổ dựa vào nửa bộ ‘Luận ngữ’ trợ giúp Tống Thái Tổ và Tống Thái Tông bình định, thống trị thiên hạ. Theo ghi chép của “Tống sử”, Triệu Phổ là người trầm tĩnh ít nói, lúc tuổi còn trẻ ông đã học kiến ​​thức thực tế về luật pháp, phán án, hình phạt, điều tra, ôm lòng nhân ái mà cứu sống nhiều phạm nhân bị phán án tử hình, nhưng đối với tư tưởng học thuật lại ít quan tâm hơn. Triều đại Bắc Tống mở ra, Triệu Phổ phụng mệnh phò tá có công, được Tống Thái Tổ trọng dụng, được thăng chức từ Gián nghị đại phu, đến Mật phó sứ trụ cột rồi tới chức Tể tướng. Khi còn làm Tể tướng, Thái Tổ thường khuyên ông nên đọc nhiều sách.

Vì vậy,  sau khi Triệu Phổ từ trong triều trở về nhà, liền đóng cửa không tiếp khách rồi lấy sách ra chuyên tâm học tập. Ông càng đọc càng thấy điều tâm đắc, cuốn sách nào ông yêu thích thì có thể đọc cả đêm không ngủ. Ngày hôm sau bắt đầu xử lý chính vụ, giống như được Thần trợ giúp, xử lý việc rất nhanh, hiệu quả cũng đặc biệt cao. Đến lúc ông qua đời, người nhà mở những cuốn sách ông đã đọc, phát hiện cuốn sách ông cất giữ cẩn thật như châu báu chính là 20 bộ ‘Luận ngữ’. Từ đó về sau, người đời mới lưu truyền câu nói “Nửa bộ Luận ngữ trị thiên hạ”.

Trong lịch sử Trung Quốc, có một nhân vật tiêu biểu “Ở nhà đạt đến thiên kim, ở cửa quan thì có thể làm tới Tể Tướng”. Người đó chính là Phạm Lãi sống vào thời Xuân Thu, cũng là Thiên Kim Cổ Đào Chu Công. Ông ước chừng sống cùng thời với Khổng Tử. Tuy nhiên ông lại không thuộc về Nho gia, nhưng là người điển hình về người có đức hạnh tốt mà giàu có, đồng thời ông cũng là tấm gương sáng về việc chuẩn hóa lối sống gắn liền với đạo đức và được coi trọng nhất trong nền văn hóa Trung Quốc.

“Nửa bộ ‘luận ngữ’ trị thiên hạ quả thật không phải là lời nói hàm hồ”. “‘Luận ngữ’ và bàn tính cai trị thiên hạ” cũng được thực tế chứng minh. Cuốn sách lấy đạo đức dẫn đường, mỗi lời đều là đại đạo, nơi nào cũng hiểu được. Nếu dựa vào hại người mà đắc được, khiến phúc đức tổn hại khắp nơi, thì ở đó sẽ không thể phát triển, cũng chẳng thể tiến xa, phải vậy không? Bởi vì giành lấy lợi ích trước mắt làm sao có thể bù đắp được phúc đức đã đánh mất?

Theo Epoch Times
San San biên dịch

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều