Trong quá khứ, mỗi thời kỳ khác nhau đều xuất hiện những cuốn sách kinh điển về phát triển bản thân hoặc dạy làm giàu. “Bí mật Luật hấp dẫn” là một trong số đó. Charles Haanel từng mô tả “Luật hấp dẫn” là “Luật vĩ đại và chắc chắn nhất mà vạn sự vạn vật đều phải tuân theo”. Tuy nhiên, những bằng chứng lịch sử và những phân tích dưới đây cho thấy, “Luật vĩ đại nhất” ấy thực ra lại là cú lừa lớn nhất lịch sử nhân loại.
Nguồn gốc “Bí mật Luật hấp dẫn”
“Bí mật Luật hấp dẫn” đơn giản là “Luật hấp dẫn”. Về cơ bản, “Luật hấp dẫn” cố gắng truyền đạt rằng, “khi bạn khao khát điều gì đó, cả vũ trụ sẽ cùng hợp lực để bạn đạt được điều đó”, theo Paulo Coelho. “Luật hấp dẫn” là một thuật ngữ phổ biến trong suốt 15 năm qua, xuất hiện sau khi sách “Bí mật Luật hấp dẫn” của Rhonda Byrne được xuất bản. “Bí mật Luật hấp dẫn” được xếp vào loại sách phát triển bản thân, được tô vẽ thêm các tông màu tâm linh, triết học đã nhanh chóng lan rộng khắp phương Tây.
“Luật hấp dẫn” được cho là xuất hiện từ “Phong trào Tư tưởng Mới”. Phong trào này là kết quả từ một loạt các bài viết của Phineas Quimby – người đàn ông từng được chẩn đoán mắc bệnh lao. Khi thuốc đã không còn tác dụng đối với căn bệnh của ông, Phineas Quimby đã thực hiện một điều không tưởng, đó là tự chữa lành thông qua suy nghĩ tích cực. Điều đáng lưu ý là, các ‘xã hội bí mật’ đầu tiên xuất hiện sau các cuộc Thập tự chinh. Khi đó, quân Thập tự chinh tiếp cận với nhiều “tư tưởng mới” ở Trung Đông. Những “tư tưởng mới” này đến từ những cuộc chạm trán với sứ giả Hy Lạp, Ấn Độ, Ai Cập .v.v. Từ đó, họ đã dựng lên một câu chuyện hoàn toàn khác về Ác quỷ dẫn dụ Eva. Chẳng hạn như Lucifer mới chính là Thần, ban cho Eva “tri thức chân chính” và được coi là Vị thần mang đến ánh sáng. Còn Thiên Chúa trong Kinh thánh chỉ là một vị Thần già yếu.
Khi quân Thập tự chinh trở về, họ biết rằng họ sẽ bị xử tử nếu đề cập đến những “tư tưởng mới”. Vì vậy, họ đã tạo ra một số hội kín – nơi các thành viên phải tuyên thệ giữ bí mật, và nếu như ai tiết lộ bất cứ điều gì thì họ sẽ phải đối mặt với nỗi đau chết chóc. Có thể kể đến một số hội kín như Hiệp sĩ Dòng Đền, Hội Hồng Hoa Thập Tự và Hội tam điểm. Mãi đến năm 1888, H. P. Blavatsky mới xuất bản một cuốn sách có tên là “Học thuyết bí mật” để công khai tất cả những giáo lý huyền bí này. Chính Blavatsky đã tạo ra Hội Thông Thiên Học – một tôn giáo dạy cách thờ cúng Lucifer.
Từ hình ảnh, có thể thấy tên một người soạn thảo trên tiêu đề là Mabel Collins – một trong số 13 gia tộc huyết thống của hội kín Illuminati. Mabel Collins có quan hệ mật thiết với Hội Thông Thiên Học và Jack Phanh thây (kẻ giết người hàng loạt). Blavatsky cũng nói rằng, bà biết Jack là ai và anh ta có sức mạnh ma thuật tuyệt vời chừng nào. Bên cạnh đó, Aleister Crowley (còn được biết đến với tên gọi Giáo chủ giáo phái Argenteum Astrum, “Kẻ đại chống Chúa” hay “Kẻ đồi trụy nhất thế giới”) cũng có mối liên hệ mật thiết với Blavatsky. Crowley sau đó tiếp tục đảm nhận vị trí của Blavatsky và tạo ra một số nhánh của xã hội và tôn giáo như Hội kín Bình Minh Vàng, Dòng Đền Phương Đông (OTO) và Thelema. Cả OTO và Thelema đều là chi nhánh và kết nối chặt chẽ với Hội Tam điểm. Một phát hiện khá thú vị là, Charles Haanel (người được trích dẫn nhiều nhất trong “Bí mật Luật hấp dẫn”) chính là một thành viên Tam Điểm, và cũng là thành viên của Hiệp hội Hồng Hoa Thập Tự.
Như vậy, những nhân vật có liên quan đến “Luật hấp dẫn” đều có một lịch sử khá đen tối.
“Luật hấp dẫn” mâu thuẫn với những luật vũ trụ khác
Một đoạn trích từ cuốn “Bí mật Luật hấp dẫn” viết: “Đó là luật xác định trật tự chuẩn mực trong Vũ trụ, mọi khoảnh khắc và mọi thứ ta trải nghiệm trong cuộc sống. Không quan trọng ta là ai, dù ta ở đâu, “Luật hấp dẫn” đang hình thành toàn bộ kinh nghiệm sống của ta. Luật toàn năng này đang làm điều đó thông qua suy nghĩ của ta. Chính chúng ta là người đưa luật vào thực tiễn thông qua suy nghĩ của mình”. Tuy nhiên, trong khoa học, các tuyên bố hoặc định nghĩa tuyệt đối sẽ hạn chế những bước đột phá tiếp theo. Đó là lý do mọi thứ thường đều được nêu dưới dạng lý thuyết bởi nó vẫn có những chỗ cần cải thiện.
Trên thực tế, “Luật hấp dẫn” chứa đựng nhiều mâu thuẫn so với những luật vũ trụ luôn hiện hữu khác.
“Luật hấp dẫn” mâu thuẫn với Luật nhân quả
Cuốn sách “Bí mật Luật hấp dẫn” viết rằng: “Luật hấp dẫn là một quy luật tự nhiên. Nó không mang tính cá nhân và cũng không phân biệt tốt hay xấu. Nó chỉ tiếp nhận những suy nghĩ của ta và phản ánh lại như kinh nghiệm sống của bản thân”. Tuy nhiên, điều này lại không hoàn toàn phù hợp, bởi vũ trụ có thể phân biệt rạch ròi giữa cái tốt và cái xấu. Đó là lý do tại sao “Luật nhân quả” luôn hiện hữu. Trong Kitô giáo gọi là tội. Nếu không có tội lỗi, thì con người sẽ không phải đau đớn hay chịu tội khổ. Người tu luyện trong Phật giáo cũng tin rằng, nếu không còn nghiệp lực thì con người có thể rời khỏi thế giới này. Vì vậy, các nhà sư luôn tập trung vào chịu khổ để trả nghiệp và tiến đến sự giải thoát.
Hiện nay, nhiều người sử dụng “Luật hấp dẫn” để có thể nhận được tiền tài hoặc đạt được thành công. Tuy nhiên, hãy thử nghĩ xem, nếu nhận được tiền thì bạn vẫn phải đánh đổi một thứ gì đó tương ứng như sức khỏe hoặc may mắn, và chắc chắn đó sẽ là nghiệp chướng vì vũ trụ luôn công bằng.
“Luật hấp dẫn” mâu thuẫn với Luật âm dương
Định luật III của nhà bác học Newton phát biểu rằng: “Đối với mọi tác động thì đều có phản ứng đồng đẳng và ngược chiều”. Trên thực tế, luật này không chỉ tồn tại trong khoa học. Hầu hết chúng ta đều đã nghe nói đến biểu tượng Âm – Dương. Biểu tượng này vô cùng quan trọng bởi nó còn tồn tại dưới dạng vật lý ở các không gian khác. Về cơ bản nó tượng trưng cho sự hài hòa giữa hai mặt tốt và xấu trong vũ trụ. Vì vậy, khi làm điều gì đó tốt thì sẽ nhận lại được thứ mà ta đã cho đi. Trái lại, khi làm một việc xấu thì cũng phải trả giá cho hậu quả mình gây ra.
Thêm nữa, Phật gia cũng giảng “Bất thất giả bất đắc, đắc tựu đắc thất”, có nghĩa là “Không mất thì không được, muốn được thì phải mất”. Vì vậy, chúng ta nên cẩn thận với những gì mình cầu, bởi vì một khi đạt được nó thì cũng có nghĩa là, bản thân sẽ bị tước đi một thứ gì đó tương ứng.
Mục đích thật sự của “Bí mật Luật hấp dẫn” là gì?
Trang đầu tiên của “Luật hấp dẫn” có viết “Trên sao dưới vậy, bên trong thế nào bên ngoài thế nấy”. Điều này cũng được cho là tiên đề lớn nhất của Hermetic (Tạm dịch: Triết học kỳ bí). Nó chính là nền tảng cho những tư tưởng đấu tranh đen tối như thuyết Hegelism, Chủ nghĩa Mác, Chủ nghĩa Cộng sản, ma thuật đen, Thông thiên học, Thelema, Hội Tam điểm, Hội Hồng Hoa Thập Tự .v.v. , và cũng chính là nền tảng cho nhiều tác phẩm được tạo ra bởi Marx, Engels, Blavatsky, Crowley .v.v. Trong khi đó, những người vận dụng triết học Thần bí cho rằng, nếu nắm được những quy luật này họ có thể thoát khỏi những quy luật và có thể vận dụng nó, thay vì bị nó chi phối. Một điểm đáng chú ý nữa là, Hội Tam Điểm đã cố gắng đưa ra kết quả tích cực cho thế giới thấy và thúc đẩy nó lan truyền trong xã hội.
Cách thức học thuyết Luciferian tiếp cận con người là, một khi tự cho mình là Chúa thì cuối cùng mỗi người sẽ chỉ có trách nhiệm với bản thân, phát triển tư tâm và vị kỷ. Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra sự thao túng của “Luật hấp dẫn” trong rất nhiều lĩnh vực, ví dụ như công nghiệp điện ảnh Hollywood. Rất nhiều cái tên nổi tiếng kèm theo những bằng chứng thuyết phục rằng họ đang nỗ lực thúc đẩy Luật này. Đơn cử là Harvey Weinstein, Allison Mack, NXIVM .v.v. và những ngôi sao trong ngành giải trí như Oprah, Katy Perry, Jay Z, Beyonce, Kanye West, Lady Gaga, Arnold Schwarzenegger, Steve Harvey và nhiều rapper khác.Những tín đồ “Luật hấp dẫn” giả định kiểu người mà họ mong ước trở thành – cố gắng nghĩ rằng họ giàu có, khỏe mạnh và thành công. Về cơ bản, “Luật hấp dẫn” đang nói với bạn hãy trở nên ảo tưởng một cách tích cực về bản thân đủ lâu để thiên kiến xác nhận (thiên lệch) tự nhiên của bạn hoạt động, và sau đó bạn sẽ chỉ tập trung vào những điều phù hợp với những niềm tin mới ấy. “Luật hấp dẫn” yêu cầu bạn tuyệt đối không được có ý nghĩ nghi ngờ bản thân, không bao giờ xem xét những hậu quả tiêu cực và không bao giờ được suy nghĩ tiêu cực. Đó là một dạng phóng đại thiên kiến xác nhận và điều đó sẽ vô cùng nguy hiểm. Hậu quả là, bạn sẽ mù quáng tham gia vào dự án kinh doanh hay đầu tư mạo hiểm, lờ đi những hành vi đáng cảnh báo từ người khác, phủ nhận các vấn đề về sức khỏe, không để tâm đến khả năng thất bại của các quyết định .v.v. Mặc dù kiểu ảo tưởng suy nghĩ tích cực này có thể khiến người ta cảm thấy thoải mái trong một vài (hay rất nhiều) tình huống, nhưng điều gì xảy ra nếu xảy ra suốt một thời gian dài? Chắc chắn sẽ là một thảm họa khôn lường.
Không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống, “Luật hấp dẫn” thậm chí còn có thể hủy hoại cả sinh mệnh chân chính của con người. Tôn giáo Tây phương và Đông phương đều giảng rằng, linh hồn của chúng ta đến với Trái đất này là để giải quyết nghiệp chướng hoặc hoàn thành sứ mệnh thiêng liêng nào đó trước khi trở về quê Trời. Mọi kinh sách trong tôn giáo chính thống đều cho biết con người được Thần tạo ra theo hình ảnh của các Ngài. Vì vậy, cơ thể của người ta có thể linh thông với vũ trụ và sở hữu một số khả năng đặc biệt. Lợi dụng điều này, học thuyết Luciferian đã tạo ra “Luật hấp dẫn” nhắm lôi kéo con người sa đà vào những thứ hiện hữu như thành công, giàu sang, quyền lực, danh vọng, từ đó khiến người ta quên mất mục đích chân chính của sinh mệnh là gì. Kết cục là bị buộc vào “Giao ước với quỷ dữ”.
Các Đại Giác Giả dạy chúng ta điều gì?
Suy nghĩ thực sự có sức mạnh vô hạn. Đức Phật từng giảng: “Bản thân chúng ta là kết quả của những gì chúng ta nghĩ”. Tuy nhiên, Phật gia còn giảng rằng, sự giàu có và quyền lực của một người chính là do bố thí mà được, càng bố thí càng giàu có. Có nghĩa là, khi bạn có phúc báo, thì không phải là bạn đi kiếm tiền nữa, mà tiền sẽ tự tìm đến bạn. Người xưa có câu: “Người đi kiếm tiền, đi bằng hai chân, tiền đi kiếm người, tiền có tám chân”, chính là đạo lý này.
Chúa Giêsu cũng từng phán cùng các môn đệ của Ngài rằng: “Hãy xin thì sẽ được, hãy tìm thì sẽ gặp, hãy gõ cửa thì sẽ mở cho. Vì bất cứ ai xin thì sẽ nhận được, ai tìm thì sẽ gặp, ai gõ cửa sẽ mở cho”. Tuy nhiên, Ngài cũng răn dạy rằng: “Vậy tất cả những gì các con muốn người ta làm cho mình, thì chính các con hãy làm cho người ta như thế: Ðấy là điều mà Lề luật và các tiên tri dạy”. Vì thế, vũ trụ ngoài kia sẽ giúp đỡ ta vượt qua khó khăn, nhưng phần còn lại vẫn phải dựa vào nỗ lực của bản thân mình.
Tóm lại, theo lời giảng của các Đại Giác Giả thì “Luật hấp dẫn” không phải “Luật vĩ đại nhất” như Charles Haanel từng mô tả, mà lại chính là cú lừa lớn nhất lịch sử khiến nhân loại tưởng rằng “Hãy xin thì sẽ được, không cần phải tích Đức, làm việc thiện. Hệ quả là, con người có thể vĩnh viễn hủy hoại đi sinh mệnh chân chính của mình!
Theo Nhân Sinh