spot_img
19 C
Vietnam
Thứ ba,17 Tháng chín
spot_img

Mối quan hệ giữa ngũ hành, ngũ đức, ngũ tạng và thảm hoạ

photo 2023 04 19 18 46 01
Mối quan hệ giữa ngũ đức và ngũ tạng – Ảnh: Youtube

 Văn hóa Trung Hoa bác đại tinh thâm, đặc biệt là trong học thuyết âm dương ngũ hành nói ngũ hành gồm Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ; và ngũ tạng của cơ thể người gồm Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận; cùng với ngũ đức gồm Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín là có quan hệ tương ứng. Hơn nữa mối liên hệ này còn liên quan đến những thảm hoạ con người đang gặp phải.

Kim tương ứng với Phế

Kim trong ngũ hành tương ứng với Phế (phổi) trong ngũ tạng và đối ứng với Nghĩa trong ngũ đức. Kim loại có thể phát ra âm thanh mỹ diệu, phổi là trung tâm trao đổi khí trong cơ thể con người, con người phát ra âm thanh là phụ thuộc vào phổi, do đó ngoài việc sử dụng phổi để thở, còn phải phải sử dụng nội lực để cất tiếng nói ủng hộ công lý và chính nghĩa. Tính chất của Kim là cứng rắn và mạnh mẽ, vì vậy khi đối mặt với cái ác, tiếng nói chính nghĩa cần phải quyết đoán và mạnh mẽ. 

Mộc tương ứng với Can

Mộc trong ngũ hành tương ứng với Can (gan) trong ngũ tạng và đối ứng với Nhân trong ngũ đức. “Mộc” có chức năng điều tiết, gan là trung tâm giải độc của cơ thể, các vật chất độc hại được sinh ra trong quá trình trao đổi chất từ bên ngoài vào hoặc trong cơ thể được gan giải độc rồi đào thải khỏi cơ thể, do đó gan tương ứng với Mộc. Khi xảy ra mâu thuẫn giữa người với người thì phải dùng thiện tâm và lòng nhân ái để xử lý, không thể cố chấp giải quyết vấn đề bằng đấu tranh.

Thủy đối ứng với Thận

Thủy trong ngũ hành đối ứng với Thận trong ngũ tạng và đối ứng với Trí trong ngũ đức. Trung Y cho rằng thận chứa tinh khí tiên thiên, có chức năng điều tiết nước, tương ứng với Thủy. Tinh khí tiên thiên trong thận sẽ dần dần chuyển thành các tinh khí hậu thiên theo sự trưởng thành của con người để duy trì chức năng sinh sản, vì vậy khi phải đối mặt với ham muốn tình dục, nhất định phải lý trí, không được bị dục vọng khống chế, không được hoang dâm vô độ.

Hỏa tương ứng với Tâm

Hỏa trong ngũ hành tương ứng với Tâm (tim) trong ngũ tạng và đối ứng với Lễ trong ngũ đức. Trung Y cho rằng “Tâm vi quân chủ chi quan, thần minh xuất yên” (Tim là bộ phận chủ quản của các cơ quan trong cơ thể, tinh thần và trí tuệ xuất phát từ đây), cũng có nghĩa là tim làm chủ tư duy, giới tu luyện cho rằng nguyên thần có lúc thực sự ngụ tại tim, vì vậy có khi tim thực sự đang làm chủ tư duy, vậy tại sao nó tương ứng với Hỏa?

Lấy một câu chuyện trong Kinh Thánh có lẽ có thể giúp chúng ta lý giải được điều này: Sau khi chạy trốn khỏi Ai Cập, chàng trai trẻ Moses trở thành một người chăn cừu trên đồng cỏ rộng lớn, một ngày nọ, anh nhìn thấy một bụi gai bén lửa mà không bị cháy rụi, tiếp đó Thiên Chúa lại xuất hiện trong lửa và ra lệnh cho Moses dẫn người dân Israel ra khỏi Ai Cập, đây là sự khởi đầu của câu chuyện chạy thoát khỏi Ai Cập.

Trong câu chuyện phương Tây này Thiên Chúa hiện ra trong lửa, người phương Đông nói rằng nguyên thần ngụ tại tim, vì vậy tim tương ứng với Hỏa. Tính chất của “Hỏa” là phát sáng, vì vậy lòng dạ của con người cũng phải trong sáng, hàm nghĩa nguyên sơ của “Lễ” là sự kính lễ của con người đối với Thần, cho nên trong tâm của con người phải có Thần, người ta nên tín Thần và kính lễ Thần, đây là đạo lý hiển nhiên, phù hợp với đặc trưng của cơ thể con người.

Thổ tương ứng với Tỳ 

Thổ trong ngũ hành tương ứng với Tỳ (lá lách) trong ngũ tạng và đối ứng với Tín trong ngũ đức. “Thổ” có đặc tính là nuôi dưỡng và giáo dục, vì vậy Trung y cho rằng Tỳ và Vị (lá lách và dạ dày) cùng nhận được đồ ăn thức uống, vận chuyển các vi chất, là nguồn động lực cho sinh mệnh, do đó thời xưa gọi là nguồn gốc hậu thiên và nguồn sinh khí huyết.

Tính chất của “Thổ” là khoan dung, nhân hậu, có thể bao dung, có thể chịu đựng, có thể gánh vác trọng trách. Chúng sinh trên mặt đất đều sinh ra từ đất, do đó Thổ chính là yếu tố cơ bản nhất và cũng trân quý nhất trong ngũ hành, cho nên Thổ đối ứng với Tín trong ngũ đức, đây cũng chính là phẩm chất cơ bản nhất của con người.

Tín ngưỡng của con người đối với Thần là nguồn gốc của đạo đức, nếu con người không có chính tín, con người không tin Thần thì con người sẽ biến thành tà ác, giữa người với người nếu không có sự thành tín với nhau thì xã hội sẽ sụp đổ. Vì con người có chính tín với Thần, có thành tín giữa người với người, nên khi cần thiết có thể chịu được những áp lực từ bên ngoài.

Mối quan hệ giữa ngũ hành, ngũ đức, ngũ tạng và thảm họa dành cho con người

Trong quá khứ tại sao rất ít thiên tai dịch họa, nhưng hiện nay lại rất nhiều? Bởi vạn sự vạn vật xung quanh chúng ta đều cấu thành từ ngũ hành, nên những thảm hoạ liên quan đến ngũ hành cũng không hề ngẫu nhiên. Trong đó phải kể đến mối quan hệ giữa ngũ hành với: phương hướng, tình cảm, các mùa, các vì tinh tú và các vị trong thức ăn.

  • Ngũ hành: Kim – Mộc – Thuỷ – Hỏa – Thổ
  • Ngũ  âm: Thương – Giốc – Vũ – Chủy – Cung
  • Phương hướng: Tây – Đông – Bắc – Nam – Trung tâm
  • Các mùa: Thu – Xuân – Đông – Hạ – Lúc giao tiếp các mùa
  • Tinh Tú: Venus – Jupiter – Mercury – Mars – Saturn
  • Tình cảm: U buồn – Giận dữ – Sợ hãi – Vui mừng – Lo lắng
  • Các vị: Cay – Chua – Mặn – Đắng – Ngọt

Trong quá khứ, thiên tai dịch họa không phải không có nhưng là rất ít, trong khi hiện nay lại diễn ra liên tiếp đó là do đạo đức bị suy đồi, trượt dốc. Cũng là do con người không còn coi trọng Nhân – Nghĩa – Lễ – Trí – Tín. 

ngong ping thumb 4 700x366 1
Thiên tai dịch bệnh có liên quan đến ngũ đức – Ảnh: Internet

Trong quá khứ, người ta có thể quan sát thiên tượng mà biết được Thiên ý. Khi thiên tai dịch họa xảy ra đều ngẫm lại bản thân đã sai ở đâu để nhanh chóng quy chính lại, ngay cả Thiên tử cũng không ngoại lệ. Trong lịch sử, mỗi khi có thiên tai nhân họa lớn phát sinh, các bậc đế vương trước tiên đều tự kiểm điểm bản thân: “Ta đã làm sai điều gì? Vì sao Trời cao giận dữ?”. Sau đó, họ tắm rửa trai giới, bái lạy cầu khấn Trời Đất, thậm chí còn công bố “Tội kỷ chiếu” (tức là “Chiếu thư tự trách tội mình”) trước Thiên hạ, công khai kiểm điểm và sám hối những lỗi lầm và thất bại của bản thân. Họ hướng về Thiên thượng và tất cả người dân, hứa nhất định sẽ sửa chữa sai lầm, tự đôn đốc bản thân, mong được Thiên thượng tha thứ, không trách tội nữa, trăm họ cũng không phải chịu khổ.

Năm Trinh Quán thứ hai (năm 630) triều Vua Đường Thái Tông xuất hiện hạn hán lớn, châu chấu hoành hành, nông sản chịu thiệt hại thảm trọng. Đường Thái Tông đã viết chiếu thư tự trách tội, trong đó viết: “Nếu như chúng sinh thiên hạ có làm sai điều gì thì tội lỗi đó một mình trẫm nhận lấy”.

Đường Thái Tông tâm tình vô cùng nặng nề, lúc nhìn thấy châu chấu bay ở khắp nơi, ông đã vơ tay bắt lấy vài con châu chấu thật to và nói với chúng: “Nếu như châu chấu các ngươi thật sự có linh tính thì các ngươi đừng ngại đến ăn tim của ta, không cần các ngươi phải làm hại đến bách tính!”.

Thái Tông nhân từ đối đãi với bách tính, tự mình thành tâm gánh nhận tội lỗi đã làm cảm động Thượng Thiên. Không lâu sau đó, đoàn quân châu chấu rợp trời dậy đất đã biến mất và nạn côn trùng cũng không còn nữa.

Về sau, Đường Thái Tông đã nói với các quan Đại thần: “Tấm lòng nhân nghĩa và thiện lương nhất định cần phải có tâm ý chân thật, mọi lúc khắc ghi trong tâm, không được phóng túng yêu cầu đối với bản thân. Cũng giống như việc ăn cơm vậy, chỉ có không ngừng cung cấp đồ ăn dinh dưỡng mỗi ngày thì mới có thể duy trì cuộc sống bình thường”.

Bậc Thiên tử cũng cuối mình nhận sai, tìm lỗi ở bản thân để sửa đổi thì mới mong được quốc thái dân an. Mỗi người chúng ta lại càng nên thế. Nói về mối quan hệ đối ứng này, vì ngũ tạng có quan hệ với ngũ đức, vậy nếu cải thiện được đức hạnh thì có thể cải thiện được tình trạng của ngũ tạng tương ứng. 

Đặc biệt, không phải để đến khi tai hoạ xảy ra rồi mới nhìn lại bản thân mà nên thời thời khắc khắc sửa đổi bản thân, bồi dưỡng đạo đức theo lời Thần Phật, Thánh nhân. Như thế, nhỏ thì có được thân thể khỏe mạnh, lớn thì tránh được thiên tai, thảm họa.

Chân Tâm biên tập

Tham khảo: Chánh Kiến

Banner Visaoconhanloai Footer 4

Xem thêm:

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều