“Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên” , câu nói đã nói rõ ra huyền cơ ẩn sau sự thành công nơi thế gian. Mọi việc đều không phải là ngẫu nhiên, vô duyên vô cớ. Mỗi một sự việc thành công đều không phải do sự cố gắng nhiều ít hay mong muốn của một người mà quyết định được. Con người có trăm ngàn suy tính nhưng ông trời chỉ có một suy tính là dựa vào “Đức” mà thôi, nhưng một suy tính này lại quyết định kết quả cuối cùng.
Những người tu hành, bậc quân tử, cao nhân thời xưa đều hiểu mệnh. Họ tin rằng mọi sự đều đã được an bài. Bất luận sự tình gì đều ẩn chứa thiên ý. Họ chọn cách sống thuận thiên ý, thích ứng với mọi hoàn cảnh. Họ không cưỡng cầu để đạt được những thứ không thuộc về mình. Cảm ơn cuộc đời nên luôn ung dung thản đãng, tự do tại tại.
Bối cảnh câu nói “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”
“Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên” là câu nói nổi tiếng của Gia Cát Lượng trong tác phẩm nổi tiếng Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung. Bối cảnh khi ông nói ra câu này đã khiến cho hậu thế có nhiều cách nhìn nhận khác nhau. Tuy nhiên, xuất phát từ cơ điểm tín ngưỡng nhìn nhận, vấn đề vô cùng đơn giản.
Đây là câu nói ẩn chứa triết lý thâm sâu xuất phát từ điển cố trong Tam Quốc. Trong hồi thứ 103, Gia Cát Lượng lao tâm khổ tứ dùng mọi cách dẫn dụ cha con Tư Mã Ý vào Thượng Phương Cốc để dùng hỏa công thiêu chết họ.
Mọi việc tưởng chừng đã xong xuôi, không ngờ khi cha con họ sắp bị lửa thiêu chết thì đột nhiên trời nổi cơn giông, sét đánh ầm ầm, mưa to như chút nước. Nhờ đó cha con Tư Mã thoát nạn. Nhìn thấy kẻ thù sắp phải bỏ mạng trong biển lửa lại được thoát thân, Gia Cát Lượng đau khổ ngửa mặt lên trời than: “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”.
Hàm nghĩa chân thực của câu nói “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên” là gì?
Gia Cát Lượng là quân sư túc trí đa mưu. Tuy thân trong lều cỏ nhưng lại hiểu biết thế trận cách xa nghìn dặm. Khi ông nói ra câu này, rất nhiều người cho rằng, con người nên cố gắng hết sức mà làm việc, cuối cùng không thành công đó là Thiên ý. Như vậy cũng không có gì phải hối hận bởi bản thân đã cố gắng nỗ lực phấn đấu. Kỳ thực cách suy nghĩ này là hoàn toàn sai lầm.
Kỳ thực, điều Gia Cát Lượng muốn nói với thế nhân chính là sự thành bại của sự việc thực sự do Thượng Thiên quyết định. Vậy muốn thành công cần phải phù hợp với Thiên ý. Cũng chính là muốn nói Thuận Thiên ý mà hành sự mới có thể thành công. Câu chuyện về Túc Tông được ghi chép trong Liễu Thị sử dưới đây chính là minh chứng chân thực như thế.
Câu chuyện Túc Tông được Thần bảo hộ
Nồi thuốc phá thai 3 lần bị đổ
Khi Đường Huyền Tông ở tại Đông Cung, Thái Bình công chúa có tính cách rất đố kỵ. Vì thế, họ cử người theo dõi nhất cử nhất động của vua xem thái độ của vua thế nào. Chỉ cần phát hiện một chút sơ hở nhỏ sẽ bẩm báo với Hoàng thượng. Những người trong hậu cung và bên cạnh ông đều âm thầm có hai loại thái độ. Bởi thế lực của Thái Bình công chúa rất lớn, nên cuối cùng mọi người đều đứng về phe đó.
Khi đó Nguyên Hiến hoàng hậu đang mang thai. Huyền Tông vì sợ Thái Bình công chúa nên muốn bảo hoàng hậu bỏ thai. Khi đó, có một người tên Trương Thuyết vào cung thái tử với thân phận người hầu. Huyền Tông nói với Trương Thuyết về ý định của ông là muốn hoàng hậu bỏ thai. Trương Thuyết hứa sẽ giúp.
Mấy ngày sau, Trương Thuyết lại vào cung hầu hạ Huyền Tông. Anh ta lén mang ba thang thuốc phá thai đưa cho ông. Có được thuốc Huyền Tông vô cùng vui mừng, liền đuổi những người hầu bên cạnh đi.
Ông đích thân châm lửa sắc thuốc trong điện. Khi thuốc chưa xong, cảm thấy mệt mỏi. Ông chợp mắt nghỉ ngơi. Đột nhiên, ông cảm thấy như có vị Thần linh xuất hiện. Ông ngẩng đầu lên là một vị Thần tiên cao hơn một trượng cùng một con ngựa xuất hiện. Vị Thần khoác kim giáp, tay cầm giáo mác dài, quay ba vòng quanh nồi thuốc và đổ hết thuốc trong đang sắc.
Thuận theo ý trời, thai nhi không thể bỏ
Huyền Tông vội vàng chạy lại xem,thì không còn chút thuốc nào trong nồi nên cảm thấy vô cùng kỳ lạ. Ông lại châm lửa cho thang thuốc thứ hai vào sắc và nằm trên giường. Một lát lại chạy lại xem thuốc. Cũng như lần trước, vị Thần Linh nọ lại xuất hiện là đổ hết thuốc trong nồi. Cứ như vậy cả ba thang thuốc của Huyền Tông đều bị đổ hết nên chỉ còn cách ngừng lại.
Ngày hôm sau Trương Thuyết lại tới, Huyền Tông liền kể lại sự tình với Trương Thuyết. Vừa nghe thấy Trương Thuyết vội quỳ xuống bậc thềm nghiêm túc chúc mừng ông và nói: “Đây là ý trời, thai nhi này không thể bỏ”.
Sau đó, Nguyên Hiến hoàng hậu muốn ăn đồ chua, Huyền Tông liền đem sự việc kể lại cho Trương Thuyết. Trương Thuyết nhân cơ hội vào cung dạy Huyền Tông, liền dấu đu đủ trong tay áo dâng lên cho ông.
Vì vậy vào năm Khai Nguyên, ân đức của ông đối với hoàng gia đã được ghi nhận. Sau này con trai của Huyền Tông là Túc Thông đã thân thiết với con trai của Trương Thuyết là Trương Quân, Trương Ký như anh em ruột.
Tiểu hòa thượng và vườn cỏ nơi thiền viện
Một câu chuyện Phật giáo kể rằng, cỏ trong thiền viện héo úa cả một vùng. Tiểu hòa thượng sốt sắng, nói với sư phụ của mình : “Sư phụ, chúng ta mau rắc thêm hạt giống đi thôi”. Sư phụ nói với cậu rằng: “Con đừng vội, lúc nào gieo cũng được, cứ để tự nhiên!”.
Mùa thu đến, sư phụ mua hạt giống cỏ về đưa cho tiểu hòa thượng đi rắc. Gió thu nổi lên, hạt giống rắc tới đâu gió thổi bay tới đó. Tiểu hòa thượng vô cùng sốt sắng hét lên: “Sư phụ, không hay rồi, rất nhiều hạt giống đã bị gió thổi bay đi mất”. Sư phụ rất điềm tĩnh nói: “ Những hạt bị thổi bay đa phần đều là hạt lép. Cứ để tự nhiên đi!”.
Gieo xong, tiểu hòa thượng ρhát hiện có rất nhiều chú chim nhỏ bay đến ăn hạt giống. Cậu vô cùng ʜoảng hốt nói với sư phụ: “Hạt cỏ đều bị lũ chim ăn hết rồi, lần này hết thật rồi!”. Sư phụ vẫn rất bình thản: “không sao, hạt giống nhiều thế, làm sao ăn hết được? Cứ để tự nhiên!”.
Đến nửa đêm trời lại đổ một trận mưa rào xối xả. Mới sáng tinh mơ tiểu hòa thượng đã xông vào thiền phòng: “Sư phụ, rất nhiều hạt giống đều bị nước mưa cuốn đi!”. Sư phụ nói: “Nước cuốn đến đâu cỏ sẽ nảy mầm đến đó. Cứ để tùy duyên!”.
Một tuần lại qua đi, mảnh đất trơ trọi đã được bao phủ bởi rất nhiều mầu xanh. Mọi việc chẳng phải là thuận theo tự nhiên sao?
Mưu sự tại nhân, hành sự tại thiên
Trong xã hội bận rộn luôn có những điều dù có lao tâm khổ tứ, suy tính trước sau nhưng không được như ý. Người xưa có câu: “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên” ý chỉ người tính không bằng trời tính. Thiên ý trong câu nói đó sâu thẳm khôn lường. Con người vĩnh viễn không có cách nào tranh sức mạnh với Trời được.
Cổ nhân giảng: “Người thuận theo đất, đất thuận theo Trời, Trời thuận theo Đạo, Đạo Thuận theo tự nhiên”. Trong kiếp nhân sinh, quan trọng không phải ta nỗ lực mà chính là nhân phẩm. Đạo đức của bạn có đủ hay không. Mọi sự hãy để thuận theo tự nhiên. Khi người nhất tâm hướng thiện, trời cao tất sẽ có an bài.
Con người là một phần của thiên nhiên nên cũng phải tuần hoàn theo quy luật tự nhiên. Vì để đạt được lợi ích vật chất của bản thân mà phá hoại tự nhiên. Kết quả nhất định là ngày càng xa rời Thiên đạo. Dù tính toán rất nhiều mà không nhận ra rằng “thành sự tại Thiên”.
Theo Zhengjian