spot_img
20 C
Vietnam
Chủ Nhật,24 Tháng mười một
spot_img

Nghệ thuật chân chính đang bị bóp méo như thế nào?

Nói đến nghệ thuật, nhiều người trong chúng ta chỉ hình dung tới lĩnh vực hội họa hay điêu khắc. Nhưng trên thực tế, nghệ thuật là một khái niệm rất lớn, nó liên quan đến rất nhiều điều chúng ta tiếp xúc được hàng ngày. 

Trong quá khứ, mọi người đều biết rằng nghệ thuật theo đuổi “sự thật, lòng tốt và vẻ đẹp”. Nghệ thuật trong tiếng Anh được gọi là Fine Arts (tiếng Pháp: Beaux Arts), trong đó từ “art” nghệ thuật có nguồn gốc từ chữ “ars” Latinh, có nghĩa là “kỹ thuật”, “thủ công”. “Fine” mang ý nghĩa là cái đẹp, tinh tế, tốt, vì vậy nghệ thuật hẳn là nhằm “tạo ra sản phẩm thủ công tinh xảo, đẹp đẽ”. 

Palace of Fine Arts 16794p
Cung điện Mỹ thuật (Fine Arts) là một công trình kiến ​​trúc hoành tráng nằm ở Quận Marina của San Francisco , California

Ngày nay, với sự xuất hiện của những thứ nghệ thuật hiện đại, nhiều điều đã thật sự vượt khỏi khả năng lý giải thông thường của con người. Cái đẹp trở thành những trường phái nghệ thuật kỳ quái, khó hiểu. 

Có những “tác phẩm” lợi dụng danh từ mỹ miều “Nghệ thuật sắp đặt” để đem rác thải lên sân khấu. Lại có cái gọi là “Nghệ thuật hành vi”, trong đó người ta ăn mặc quần áo quái dị lăn lộn trên sàn. 

Người bình thường về cơ bản đều cho rằng, chỉ có “nhân sĩ chuyên nghiệp” trong giới nghệ thuật mới hiểu và thích những cái này. Do đó người không làm nghệ thuật thì không tồn tại việc yêu thích trường phái kỳ lạ đó.

ntdvn sang tao adam cc
Tuyệt tác của Michelangelo: Sự phán xét cuối cùng

Nhưng thực tế, nghệ thuật ứng dụng trong đời thường cũng đang âm thầm trở nên biến tướng. Đã có những điều bắt nguồn từ nghệ thuật biến dị đang lẳng lặng dần thay đổi khẩu vị thẩm mỹ chân chính của con người ngày nay.

Ngày nay, nếu để ý, chúng ta có thể thấy trẻ em mang trên người những hình in kỳ dị với ý nghĩa xấu như: Đầu lâu, quái thú, yêu tinh,.. Đồ dùng học tập như cặp sách, hộp bút, nắp bút toàn in hình xác ướp, đầu lâu hoặc ác quỷ… 

AA1hVffU
Nhiều áo quần, đồ dùng học tập có in hình quái dị, ma mị

Một số khác mặc những trang phục rách nát không đủ che thân nhưng lại tưởng đấy là phong cách thẩm mỹ cao. Còn có những em cả kiểu tóc cũng chạy theo “cá tính” kỳ quái. 

Khi hàng ngày hàng giờ các em được tiếp xúc với những thứ này, dần dần các em đều đã xem những cái quái dị thành bình thường, trẻ em không có khả năng phân biệt, từ nhỏ đã bị nhồi nhét thị hiếu thẩm mỹ biến dị thì cơ hội phát triển quan điểm thẩm mỹ lành mạnh, trong sáng, hướng Thiện sẽ ít đi.

Những thứ vui chơi giải trí sinh hoạt ngoài giờ học của các em lại càng có vấn đề hơn nữa. Những đồ chơi có tạo hình giống chất thải người, rắn rết, côn trùng trông như thật bán đắt như tôm tươi. Các trang bị cho các nhân vật game trong các trò chơi điện tử càng lên cấp thì ngoại hình càng hoang dã, biến dị… 

Không chỉ vậy, ngày nay ngay cả truyện tranh hoặc hoạt hình xem ra có vẻ được vẽ rất đẹp, kỹ xảo cầu kỳ, cũng là thủ pháp xử lý tạo hình được xây dựng từ quan niệm thẩm mỹ lệch lạc, không hiện thực. 

Ví dụ làm mũi người co nhỏ lại, làm mắt biến hình và phóng đại đến kích thước 1/3 đến ½ khuôn mặt, làm bộ mặt và cặp mắt giống người ngoài hành tinh, mọi người xem còn cảm thấy là đáng yêu. Những người từ khi vừa sinh ra đến khi lớn lên trong các tranh ảnh biến dị này có lẽ sẽ mất đi năng lực thẩm mỹ bình thường.

Người sống ở thành phố khá hiện đại, ngày ngày đi trên đường sẽ không có cảm giác đặc biệt, nhưng giả sử có người sống một thời gian dài trong các kiến trúc cổ truyền thống đến thành phố hiện đại này, thì sẽ cảm thấy rất khó chấp nhận nổi. 

Vì thành phố về cơ bản là sự chồng chất các kiến trúc lai tạp, nửa Đông, nửa Tây, hoặc đơn giản chỉ là những khối hộp khô cứng, sần sùi… Nhưng một người từ khi mới ra đời đã sinh sống ở đó thì có lẽ sẽ hỏi: Thành phố chẳng phải đều là như thế sao?

Tại một số quảng trường tại nhiều quốc gia, có thể nhìn thấy rất nhiều các tượng điêu khắc hiện đại. Nhiều cái có hình dạng hình học biến dạng, hoặc thể hiện các đặc trưng hình thể trừu tượng kỳ quái. 

Nếu không giải thích bằng lý luận mỹ học đương đại khiên cưỡng phụ họa, về căn bản sẽ chẳng ai nhìn ra nổi tác phẩm đó là đang điêu khắc cái gì, cũng như tác giả muốn biểu đạt cái gì. 

Thậm chí, tại nhiều nơi, tranh tường thành phố còn thể hiện các chữ, từ… biến dạng đầy hơi thở đấu tranh, đề cao tính chiến đấu. Biểu hiện phản kháng tâm lý nghe thì là khẳng định tự do cá nhân nhưng lại với cách thức bất Thiện, hiện thực hóa tính “ác” của con người.

d
Trào lưu vẽ bậy lây lan khắp các thành phố

Đối với người từ nhỏ đã lớn lên trong môi trường này, họ sẽ cảm thấy tất cả là bình thường. Đặc biệt là ở nhiều quốc gia, trong sách giáo khoa ở trường học, rất nhiều các hình vẽ minh họa đủ loại trường phái hiện đại đã đi sâu vào trong các bộ não non trẻ vốn thuần khiết của trẻ em, làm cho các em hình thành quan niệm “Mỹ thuật phải như thế này”. 

Khi những người có uy tín cùng thống nhất tôn sùng “nghệ thuật” trừu tượng méo mó, tâm lý bầy đàn mù quáng trở thành chủ đạo thẩm mỹ của đại chúng. Những điều này đối với thanh thiếu niên và trẻ em thì ảnh hưởng càng lớn.

Những người không hoạt động nghệ thuật nào có biết, các nhà sưu tầm, nhà đấu giá, bình luận nghệ thuật đã phối hợp ăn ý như thế nào, đã dẫn dắt xu hướng dư luận xã hội, từ đó kiếm được lợi ích kinh tế từ đó ra sao.

Một bức tranh trừu tượng chỉ cần mấy phút là hoàn thành, giá thành rất thấp, nhưng trong nghề bán đấu giá thì rất nhiều bức được bán ra với mức giá có nhiều số 0 đằng sau tới không tưởng. 

number 5
Tác phẩm No. 5

Tác phẩm No. 5, Người đàn bà quý phái, sáng tác năm 1948 của Jackson Pollock (1912-1956) hơn chục năm trước được bán với giá 140 triệu USD. 

Người bình thường rất khó lý giải được thứ trông giống như tấm lụa bị em bé mấy tuổi quậy chơi này, dựa vào đâu mà lại bán được nhiều tiền như vậy. Hay bức tranh có tên Cam, Đỏ, Vàng của Mark Rothko sáng tác năm 1961 được bán với giá 90 triệu USD vốn chỉ là ba mảng màu theo thứ tự từ trên xuống là cam, đỏ, vàng. 

Chúng ta hẳn là không thể biết được nội dung cũng như giá trị nghệ thuật của nó nằm ở đâu nếu không được nghe những “chuyên gia hội họa” này giải thích.

Thực ra trong lòng các nhà kinh tế học rất rõ nguyên lý kinh tế để đẩy giá những “tác phẩm” như vậy. Đó là chỉ cần tập hợp các nhà kinh tế, nhà phê bình nghệ thuật, nhà sưu tập, người buôn tranh và hãng đấu giá cùng liên kết lại, trên sân khấu, dưới sân khấu, thông qua vận hành thị trường mà giành được con đường và hiệu quả kinh tế khổng lồ. 

Người tỉnh táo đều có thể nhìn ra, trong lý luận mỹ học hiện đại, có tỷ lệ rất lớn là xây dựng thuật lừa đảo phát triển trên cơ sở tư tưởng nổi danh kiếm tiền.

Do quan niệm nghệ thuật hiện đại đang ở vị trí thống trị trong giới mỹ thuật, rất nhiều học giả cho dù rất phản cảm với nghệ thuật hiện đại, nhưng do áp lực dư luận đã không thể biểu đạt quan điểm, vì sợ bị những đồng nghiệp đồng loạt chỉ trích, sau này sẽ không thể hành nghề trong giới nghệ thuật được nữa. 

Như một kẻ dơ bẩn, biến dị bệnh hoạn, nghệ thuật hiện đại đã đường hoàng bước vào cung điện đẹp đẽ của nghệ thuật chân chính và ngồi chễm chệ ở vị trí cao nhất.

Piero Manzoni (1933-1963) vào năm 1961 đã lấy thứ ông đại tiện ra bỏ vào 90 cái hộp nhỏ làm tác phẩm nghệ thuật để bán, đặt tên là “Phân nghệ sỹ” (Merda d’Artista) 

tai
Merda d’Artista

Năm 2015, một trong các hộp đó được bán ở Luân Đôn với giá 182.500 bảng Anh, tương đương với 203.000 Euro, gấp mấy trăm lần giá vàng với trọng lượng tương đương vào thời điểm đó. 

Năm 1963 người này đã bị bệnh tim phát tác nên mất sớm, nếu không thì không biết cái “vị” được gọi là “Nghệ sỹ” này còn chà đạp thẩm mỹ nhân loại như thế nào.

Trên thực tế thẩm mỹ biến dị của đại chúng và người làm nghệ thuật chuyên nghiệp có liên quan chặt chẽ đến tác dụng dẫn dắt xu hướng. 

Tiếc thay nghệ thuật “kinh dị” như trên không phải là cá biệt. Một số cái gọi là “Nghệ thuật hiện đại” từ lâu đã vượt quá giới hạn chịu đựng tâm lý của nhân loại.

Một số “nghệ thuật sắp đặt” cực đoan, khán giả xem xong đã phải lập tức đến khám bác sỹ tâm lý, nếu không sẽ bị tâm bệnh. Nhưng ngày nay, không ít trường đại học, học viên phương Tây lấy những thứ này làm môn học chính dạy cho sinh viên, học không đạt thì không được tốt nghiệp, đã rót vào người học thêm những tư tưởng càng biến dị, để họ sau khi tốt nghiệp, lại đem trở lại xã hội những tư tưởng biến dị này.

***

Nghệ thuật là sự biểu hiện cái đẹp, biểu hiện là cái thiện, sự thật phải được thể hiện, nó khiến người ta dễ chịu và thăng hoa, vì vậy nó có tác dụng giáo dục rất lớn.

Từ quy luật của vũ trụ, bất cứ điều gì phù hợp với quy luật của vũ trụ và tự nhiên đều sẽ có giá trị trường tồn, gọi là “thuận thiên giả xương, nghịch thiên giả vong” (Thuận ý trời người được thương, ngược ý trời người phải chết). 

Nghệ thuật cũng là một sản vật của văn hóa của con người trong vũ trụ, nên nghệ thuật cũng phải phù hợp với tự nhiên, và nó phải có thể tồn tại trong một thời gian dài.

nha nguyen sistine
Những tác phẩm  tại Nhà nguyện Sistine,  kiệt tác xuất chúng của đại danh họa Michelangelo

Từ những tác phẩm kinh điển được công nhận trong quá khứ, cho dù đó là đồ chạm khắc Hy Lạp cổ đại, tác phẩm thời kỳ Phục Hưng, hay các tác phẩm nghệ thuật truyền thống của Trung Quốc, chúng ta đều có thể tìm thấy những phẩm chất tương tự, có thể kể đến như:

  • Nghiêm ngặt, chính xác hoặc lý tính, logic.
  • Phù hợp với bản chất con người và cảm xúc được kiểm soát với mức độ thể hiện vừa phải.
  • Tuân thủ quy luật tự nhiên biểu hiện bằng sự hài hòa, thống nhất về nhịp điệu, cân bằng, cân đối về tỷ lệ….
  • Lý tưởng hóa, thiêng liêng, phản ánh sự thật, lòng tốt, vẻ đẹp của “chân, thiện, mỹ”.
  • Giàu ý nghĩa tâm linh và phản ánh sự tu dưỡng của bản thân nghệ sĩ.
  • Thanh lịch và phổ quát, ai ai cũng có thể hiểu và cảm nhận, bất kì độ tuổi hay giới tính, chẳng hạn tranh của Michelangelo,  thơ của Lý Bạch hay nhạc của Mozart. 
id5567059 R6A9984 edited
Bức tranh trung tâm thuộc Bộ ba tác phẩm “The Infinite Grace of Buddha” (Phật Ân Hạo Đãng) của họa sĩ Lý Viên. (Ảnh: Cuộc thi Vẽ tranh Nhân vật Quốc tế NTD)

Điểm qua những phẩm chất của nghệ thuật chân chính, đủ để thấy rằng nghệ thuật hiện đại đang biến dị và đi xuống như thế nào. 

Vẫn còn quá nhiều vấn đề chưa thể nói đến về sự bất cập của nghệ thuật hiện nay, nhưng suy cho cùng một tác phẩm nghệ thuật, một bài hát, một bộ phim, một bức tranh, một tác phẩm sân khấu, vở nhạc kịch hay một chiếc váy thời trang… thì trước hết nó phải mang lại cho người nhìn, người thưởng thức một cảm giác nhẹ nhàng, trong trẻo, yêu đời, hay một cảm nhận sâu sắc, một cảm hứng mới mẻ, gợi mở lạc quan, một hy vọng tích cực… Đó mới là nhiệm vụ của nghệ thuật chân chính.

Minh Đăng

 

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều