spot_img
17 C
Vietnam
Thứ năm,21 Tháng mười một
spot_img

Ngôi làng 300 năm mới có một vụ ly hôn

Tân Thế KỷCâu chuyện về “ngôi làng 300 năm mới có một vụ ly hôn” đã trở thành một chuyện khó tin trong cuộc sống hiện đại này. 

Hôn nhân là một điều thiêng liêng nhất của đời người. Trong văn hóa truyền thống, con người rất coi trọng và giữ gìn các giá trị đạo đức tốt đẹp, theo đó họ cũng biết gìn giữ, trân trọng cuộc sống gia đình. Tỷ lệ ly hôn ngày xưa rất thấp.

Hôn nhân trong văn hóa truyền thống: Nghĩa tào khang cả đời không phụ
Người xưa rất coi trọng và giữ gìn hôn nhân nên tỷ lệ ly hôn rất thấp (Ảnh NTDVN)

Nhưng ngày nay, khi các giá trị đạo đức truyền thống bị phá bỏ, khi tự do cá nhân và bình đẳng giới được đề cao, thì tỷ lệ ly hôn cũng tăng theo mỗi ngày. Đặc biệt, có những bạn trẻ vừa kết hôn xong đã ra tòa một cách chóng vánh. Ly hôn đã trở thành chuyện bình thường. Thậm chí khi bạn lỡ than vãn với ai về chồng hay vợ mình, rằng anh/cô ấy tệ ra sao, thì lời khuyên trên miệng của người đời thường là “chịu khổ làm gì, tệ quá thì ly hôn cho rồi, ở một mình cho khỏe”. Nên việc một ngôi làng ở châu Âu 300 năm nay mới có một vụ ly hôn lại trở thành chuyện lạ. Sự việc này khiến nhiều người tò mò, tìm nguyên nhân vì chuyện này quả là khó tin quá.

Ngôi làng cổ đẹp nhất nhì châu Âu

Trong suốt nhiều năm, ngôi làng nhỏ thanh bình, yên tĩnh Biertan là một trung tâm làm nghề thủ công và trồng nho quan trọng ở vùng Transylvania (Romania), thậm chí các hoạt động buôn bán vẫn được duy trì cho đến ngày nay. Nơi đây nổi tiếng với các loại rượu vang được sản xuất theo cách truyền thống với hương vị tuyệt hảo.

Ngôi làng 300 năm mới có 1 vụ ly hôn, hỏi ra mới biết là nhờ nhà tù hôn nhân chuyên hòa giải kỳ lạ như thế này! - Ảnh 1.
Làng Biertan – ngôi làng 300 năm mới có một vụ ly hôn – đẹp như một bức tranh (Ảnh kenh14)

Tuy nhiên, điều làm cho Biertan trở nên hấp dẫn hơn chính là nhờ nhà thờ địa phương – một trong những công trình được gìn giữ tốt nhất ở Transylvania. Nó trở thành điểm thu hút khách du lịch quan trọng nhất của thành phố, với hàng nghìn lượt khách tới thăm mỗi năm.

Theo ghi chép lịch sử, vào thế kỷ 12, vua Hungary, Géza II, đã mời người Saxon đến định cư ở Transylvania để bảo vệ vùng đất này khỏi sự xâm chiếm của người Tatar và Ottoman, cũng như mang lại sự phát triển kinh tế cho khu vực. Biertan là một trong những khu định cư mà người Saxon thành lập.

Người ta tìm thấy tài liệu đầu tiên về ngôi làng Biertan cho thấy nó hình thành từ năm 1283, do chính người bản địa, người Saxon, ghi chép lại.

Ngôi làng 300 năm mới có 1 vụ ly hôn, hỏi ra mới biết là nhờ nhà tù hôn nhân chuyên hòa giải kỳ lạ như thế này! - Ảnh 3.

Thế kỷ 15, Biertan đã phát triển thành một thị trấn quan trọng, với dân số khoảng 5.000 người vào năm 1510. Tuy nhiên, sau thời kỳ Trung cổ, thị trấn bắt đầu suy tàn. Ngày nay, Biertan chỉ còn là một ngôi làng nhỏ với dân số dưới 2.000 người.

Ngôi làng 300 năm mới có 1 vụ ly hôn, hỏi ra mới biết là nhờ nhà tù hôn nhân chuyên hòa giải kỳ lạ như thế này! - Ảnh 4.

Từ năm 1397, Biertan được chứng nhận là một thị trấn sau khi cải tạo nhà thờ trong làng. Nhà thờ với lối thiết kế theo kiến trúc Gothic kết hợp vài nét thời Phục hưng đã được đưa vào Di sản của UNESCO năm 1993.

Tỷ lệ ly hôn trên toàn cầu đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Mặc dù ly hôn là quyết định riêng tư của mỗi cá nhân nhưng người ta coi đây là một vấn đề xã hội và các nhà chức trách cần có giải pháp nhằm hạ xuống thấp nhất có thể.

Nhưng ngôi làng nhỏ Biertan ở Romania có một phương pháp độc đáo để giải quyết vấn đề ấy. Họ làm theo một cách thức truyền thống được sử dụng từ thời Trung Cổ.

Ngôi nhà “nhỏ mà có võ”

Ẩn mình trong khuôn viên nhà thờ của ngôi làng Biertan, có một ngôi nhà nhỏ được gọi là “nhà tù hôn nhân”. Tại đây, các cặp vợ chồng gặp trục trặc trong hôn nhân được đưa đến đây để giải quyết các vấn đề của họ. Phương pháp này được cho là hiệu quả đến mức các ghi chép cho thấy chỉ có duy nhất 1 vụ ly hôn ở khu vực này trong vòng 300 năm qua.

Ngôi làng 300 năm mới có 1 vụ ly hôn, hỏi ra mới biết là nhờ nhà tù hôn nhân chuyên hòa giải kỳ lạ như thế này! - Ảnh 6.
“Nhà tù hôn nhân” thời trung cổ ở Biertan, Romania

Ngôi nhà nhỏ này có diện tích chỉ rộng hơn kho đựng thức ăn một chút. Các cặp vợ chồng đến gặp giám mục địa phương nhằm yêu cầu ly hôn đều bị đưa đến nhà tù hôn nhân trong ít nhất 2 tuần để cùng ngồi lại giải quyết vấn đề. Theo lời kể của một số người, thời gian thậm chí còn kéo dài 6 tuần.

Bên trong “Nhà tù hôn nhân” này chỉ có những vật dụng cần thiết, bao gồm: 1 cái bàn, 1 cái ghế, 1 cái rương đựng đồ và 1 chiếc giường nhỏ truyền thống của người Saxon.

Ngôi làng 300 năm mới có 1 vụ ly hôn, hỏi ra mới biết là nhờ nhà tù hôn nhân chuyên hòa giải kỳ lạ như thế này! - Ảnh 7.
Bức tranh “The Divorce” (Ly hôn) của Jan Hendrik van de Laar năm 1846

Mỗi món đồ chỉ có lẻ 1 chiếc và một cặp vợ chồng “bị cầm tù” buộc phải dùng chung. Theo nguyên tắc tôn giáo ở đây, khi cặp vợ chồng nào muốn ly dị, họ cần đến gặp giám mục địa phương. Lúc ấy, giám mục sẽ đưa họ đến “nhà tù hôn nhân”. Mục đích của việc “giam cầm” này là để cho cặp đôi có cơ hội tìm ra sự khác biệt của họ và hàn gắn. Sau đó, họ sẽ tự quyết định xem có ly hôn nữa hay không.

Theo Lutheranism, tôn giáo của Transylvanian Saxons, ly hôn được cho phép trong một số trường hợp nhất định, chẳng hạn như ngoại tình. Nhưng việc hòa giải, cứu vãn hôn nhân vẫn được ưu tiên hơn.

Trong trường hợp ly hôn được chấp thuận, người chồng buộc phải trả cho vợ cũ một nửa số tiền kiếm được. Trong một xã hội mà đàn ông đóng vai trò trụ cột trong gia đình, điều này nhằm đảm bảo rằng phụ nữ và trẻ em bị ảnh hưởng bởi vụ ly hôn sẽ được bảo vệ. Tuy nhiên, nếu người đàn ông tái hôn và lại ly hôn, người vợ thứ 2 sẽ không nhận được gì.

Ngôi làng 300 năm mới có 1 vụ ly hôn, hỏi ra mới biết là nhờ nhà tù hôn nhân chuyên hòa giải kỳ lạ như thế này! - Ảnh 8.
Người ta cho rằng các cặp vợ chồng bị áp lực phải hòa giải càng sớm càng tốt để có thể ra khỏi tù và trở lại làm việc

Cụ thể, việc bị cầm tù trong vài tuần như vậy có nghĩa là khoảng thời gian lẽ ra có thể được sử dụng để chăm sóc mùa màng đã bị lãng phí, điều này có thể dẫn đến tình trạng thiếu lương thực cho năm sau. Vì lẽ đó, các cặp vợ chồng bị áp lực phải hòa giải càng sớm càng tốt để có thể ra khỏi nhà tù và trở lại làm việc. Nếu hai vợ chồng thỏa hiệp thành công, họ có thể được tự do sau 2 tuần.

Điều thú vị là Mục sư Ziegler, mục sư hiện tại của Biertan, đã kiểm tra hồ sơ của nhà thờ và thấy rằng Biertan chỉ ly hôn một lần trong hơn 300 năm. Phải nói rằng “nhà tù hôn nhân” này thực sự đã đóng rất nhiều vai trò.

Đến tận bây giờ, nhà thờ vẫn nhận được nhiều yêu cầu sử dụng “nhà tù hôn nhân” từ các cặp đôi: “Trong thời đại ngày nay, các cặp đôi ngày càng ít dành thời gian cho nhau hơn, lẽ ra nên là vợ chồng nhưng lại sống như những người xa lạ, ích kỷ hơn ông bà của chúng ta.”

Loại “nhà tù hôn nhân” này vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay, chắc chắn sẽ có tác dụng nhất định đối với các cặp vợ chồng. Nhưng đồng thời nó cũng phản ánh nguyên nhân dẫn đến ly hôn của vợ chồng ở một khía cạnh khác, có lẽ, đó là sự thiếu giao tiếp và thiếu hiểu biết lẫn nhau.

Nghi Vân (t/h)

Tham khảo Romania Journal, Ancient Origins, Aboluowang

Banner Visaoconhanloai Footer 5 1920x466 1

Xem thêm:

Gương vỡ lại lành, hạnh phúc gia đình thật sự trở về…

Có công danh không phụ nghĩa Tào Khang

Luận bàn về “đạo vợ chồng”

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều