spot_img
19 C
Vietnam
Thứ ba,17 Tháng chín
spot_img

Người mẹ hiền đức dạy con như thế nào?

23dd6fe567613c9583a0f4ca7f2efe22
Người mẹ hiền đức dạy con như thế nào? – Ảnh minh hoạ: Internet / TTK

Tân Thế Kỷ Người mẹ hiền đức hiểu rằng tích tiền cho con cũng chỉ là vật ngoài thân, giáo dục con coi trọng đức mới mang lại phúc báo lâu dài cho con cái.

Cổ ngữ có câu: “Lấy đạo đức truyền gia thì được trên 10 đời, lấy nghề cày cấy và dạy học truyền gia đứng thứ 2, lấy thi thư (kinh sách) truyền gia thì đứng thứ 3, lấy của cải giàu có truyền gia thì không nổi 3 đời”. Vì vậy, đối với con cháu trong nhà, ông cha để lại bài học làm người, dạy tu thân dưỡng đức mới là quan trọng hàng đầu.

Trong “Liệt nữ truyện, Tề Điền Tắc mẫu truyện” có câu: “Bất nghĩa chi tài, phi ngô hữu dã, bất hiếu chi tử, phi ngô tử dã”. Nghĩa là: “Của cải bất chính không phải là của tôi; con trai bất hiếu không phải là con trai của tôi”. Trong đó, có lưu truyền câu chuyện cảm động dưới đây.

Người mẹ hiền đức hiểu con qua lời nói và hành động

Nước Tề thời Chiến Quốc là một nước giàu mạnh, thiên hạ no ấm, là đại quốc trong số các nước chư hầu. Khi Tề Tuyên Vương chấp chính, ông bổ nhiệm Điền Tắc làm tể tướng. Ông là một chính trị nghiêm minh, liêm khiết. Tất cả những đức tính ông có được là nhờ sự dạy bảo của mẹ ông. 

Chuyện rằng, ngày nọ khi Điền Tắc vào triều quay trở về nhà, như thường lệ việc đầu tiên khi về phủ ông tới thỉnh an mẹ trong sảnh đường. Người mẹ vốn giỏi quan sát của ông chỉ cần thông qua biểu hiện và lời nói của con có thể biết được ngày hôm đó con vào triều có tình hình chính sự ra sao. Điền Tắc sau khi vấn an mẹ, sắc mặt lộ ra chút vui mừng. Ông lấy trong tay áo ra một trăm dật vàng (đơn vị trọng lượng cổ, một dật bằng 20 lượng); hai tay cung kính dâng lên và nói: “Con biếu mẹ”.

fac579a6dfdd0765ddfcc49ce8a123eb
Người mẹ hiền đức hiểu con qua lời nói và hành động – Ảnh minh hoạ: Internet / TTK

Nhìn thấy số vàng lớn như vậy, mẹ ông bỗng sinh nghi ngờ. Với vẻ mặt ủ rũ, bà hỏi: “Con làm tể tướng được ba năm, lương bổng chưa bao giờ nhiều như vậy. Đây là phần thưởng quân vương ban tặng cho con à ? Hay đây là do cấp dưới hối lộ mua chuộc”. Điền Tích không dám lên tiếng. Thấy vậy, trong lòng mẹ ông đã đoán được bảy tám phần, bà nghiêm nghị hỏi: “Tại sao con không trả lời?“

Luôn biết kính sợ trước sự nghiêm khắc của mẹ

Thân là tể tướng nước Tề, trong triều đình mặc dù ông có uy nghiêm; bất khả xâm phạm tới đâu nhưng ở nhà luôn sợ hãi trước sự dạy dỗ nghiêm khắc của mẹ. Ông không muốn và không bao giờ dám lừa dối mẹ mình. Vì vậy, ông đã thành thật nói cho mẹ biết nguồn gốc của số vàng này. Hóa ra đó là tiền của một vị đại phu trong triều. Ông ta vì không làm tròn trách nhiệm, nên cầu xin Điền Tắc nói tốt về ông một vài lời trước mặt Tuyên Vương, xin được khoan dung tha thứ.

6458173e3cf55eb5b3ca80075f5d3f0c
Luôn biết sợ hãi trước sự nghiêm khắc của mẹ – Ảnh minh hoạ: Internet / TTK

Vì vậy, vị đại phu âm thầm biếu ông số vàng này. Điền Tắc cũng nhất quyết không chịu nhận; tuy nhiên vị đại phu cố gắng níu kéo đưa cho bằng được. Ông ta nói rằng biếu Điền phu nhân. Điền Tắc là một người con hiếu thuận, cuối cùng đành nhận số tiền này.

Tâm không nghĩ bất nghĩa, của không nhận bất nhân

Nghe xong, Điền mẫu nghiêm nghị nói: “Con trai, con hãy nghe mẹ nói đây. Con nhận quà hối lộ của cấp dưới, là bất thành bất nghĩa, bất trung bất hiếu. Mẹ nghe nói người trí thức luôn nghiêm khắc tÂu Dương bản thân; tự trọng và giữ mình trong sạch; không tùy tiện lấy những thứ của cải của người khác. Họ trong sáng vô tư, không làm những chuyện lừa dối. Tâm không bao giờ nghĩ tới những việc bất nghĩa; trong nhà không bao giờ có những thứ của cải bất nhân bất nghĩa.

Lời nói và việc làm phải như nhau, trong lòng với bề ngoài phải tương đồng. Nay Vua đã cho con làm quan, ban cho nhiều bổng lộc. Lời nói và việc làm phải như nhau thì mới có thể báo đáp sự tín nhiệm của Vua. Kẻ làm bề tôi phải phụng sự Vua của họ, giống như con cái phụng sự cha mẹ; phải tận tâm tận sức, chú trọng sự trung thành, không dối trá, phải tận trung với Vua, cho dù chết cũng phải làm theo lệnh Vua, phải liêm khiết công minh chính trực mới không có tai họa.

40cce59a695bf156c32a64a45019ae88
Tâm không nghĩ bất nghĩa, của không nhận bất nhân – Ảnh minh hoạ: Internet / TTK

Hiện nay con lại làm điều ngược lại, làm như vậy là rời xa với trung thành. Làm bề tôi mà không thể tận trung thì giống như làm con mà bất hiếu. Thứ tài sản bất nghĩa này không phải là thứ ta cần; đứa con bất hiếu, cũng không phải là con ta, con hãy đi đi“. Nói xong, bà không quay đầu lại, tức giận chống gậy đứng dậy quay về phòng.

Mọi phúc báo của con đến từ người mẹ hiền đức

Điền Tắc đang cúi rạp trên mặt đất, xấu hổ đỏ mặt và sợ tới mức mồ hôi nhễ nhại. Ông ước gì mặt đất có khe nứt để mình có thể chui xuống. Sau khi mẹ rời đi, ông lập tức sai người đánh xe mang trả lại vàng đến tối mới trở về. Ngày hôm sau, ông lên triều, tới trước mặt Tề Tuyên Vương; xin chịu tội và trừng phạt và miễn nhiệm chức vụ của mình.

Tuyên Vương phái người tìm hiểu đầu đuôi sự việc, sau khi hiểu rõ không ngừng khen ngợi khí phách mẫu đức của Điền mẫu và đích thân tới thăm viếng. Tùy tùng đi theo cũng vô cùng bội phục. Tuyên Vương nói với quần thần: “Có mẹ hiền tất có tướng tốt. Mẹ của tể tướng như vậy, Tề quốc ta tất sẽ được cai trị nghiêm minh”.  Sau đó ông tu dưỡng phẩm đức biết sai quang minh lỗi lạc nhận lỗi và sửa đổi của Điền Tắc, miễn tội và khôi phục chức vụ cho ông. Đích thân ban thưởng cho mẹ con Điền Tắc vài vóc, tơ lụa để bày tỏ sự tôn kính.

5c466124b8dd709c1033a500501680e5
Sự dạy dỗ nhẹ nhàng của người mẹ đôi khi còn hiệu quả hơn những lời nói nghiêm nghị mạnh mẽ của người cha – Ảnh minh hoạ: Internet

Kể từ đó, Điền Tắc chú ý hơn đến việc việc Âu Dương và sự trong sạch của bản thân, trở thành danh tướng nổi tiếng thời thời Chiến quốc.

Người mẹ hiền đức là tấm gương giáo dục con cái

Điền mẫu là người mẹ hiền đức trong sạch, trung thực và ngay thẳng. Bà không cho phép mang của cái bất nghĩa về nhà, dùng đạo lý này giáo dục con trai. Bà đã giáo dục con trai mình có phẩm chất đạo đức cao thượng và để tiếng lại cho các thế hệ sau này.

81647452aa6ed7034f19534f6c33c486
Người mẹ hiền đức là tấm gương giáo dục con cái – Ảnh minh hoạ: Internet

Nếu một người vợ luôn có thể giữ tâm trong sạch, không bị tiền bạc làm động lòng, không màng danh lợi thì dù người nhà, kể cả chồng con, tham lam đến đâu, tiền bạc bất nghĩa cũng không thể vào được nhà. Trong xã hội ngày nay, không ít người vì tham ô, nhận hối lộ mà thân bại danh liệt, vào tù ra tội.

Sự dạy dỗ nhẹ nhàng của người mẹ đôi khi còn hiệu quả hơn những lời nói nghiêm nghị mạnh mẽ. “Mọi vinh quang và tự hào trên thế giới đều đến từ mẹ”. Câu nói này có lẽ cũng không phải là nói quá.

Bởi vậy mà giáo dục trong các gia đình thời xưa, những người mẹ hiền đức đều lấy việc dạy luân lý đạo đức làm cốt lõi cao nhất để dạy con.

Câu chuyện của một trong Tứ đại hiền mẫu dạy con

Thuở xưa có hiền mẫu nổi tiếng là mẹ của Mạnh Tử. Bà vĩ đại không chỉ ở sự từ bi, tấm lòng yêu thương con cái mà còn ở chỗ thấu tình đạt lý, có trí tuệ hơn người, biết nhìn xa trông rộng…

Mạnh Mẫu vì muốn con rời xa hoàn cảnh trưởng thành không tốt mà quyết tâm chuyển nhà tới 3 lần. Mãi cho đến khi chuyển đến cạnh trường học của một khu dân cư có thuần phong mỹ tục, hai mẹ con mới chịu ổn định lại mà sống ở đó. Đây cũng chính là điển tích “Mạnh Mẫu 3 lần chuyển nhà” lưu danh thiên cổ. Điều đáng bàn ở đây chính là tinh thần “Thân giáo” của bà.

ce25d0b4b90b816c401c10d962f4ba9c
Mạnh Mẫu ba lần chuyển nhà vì muốn con có môi trường tốt – Ảnh minh hoạ: Internet/ TTK

Theo cuốn: “Hàn thi ngoại truyện“, ngay từ khi Mạnh Mẫu mang thai Mạnh Tử bà đã dạy con bằng ‘thân giáo’ (lấy thân làm mẫu). Bà nói: “Tôi mang thai con, chỗ không ngay chính không ngồi, thức ăn không cắt thái không ăn, đây gọi là thai giáo“.

Cuộc sống sinh hoạt của Mạnh mẫu là một bộ quy phạm đạo đức. Bộ quy phạm này đó là ‘Chính” (Đứng vững ngồi ngay, lời thực việc thẳng, ăn uống chính thường).

Tương truyền: Hồi Mạnh Mẫu còn sống gần chợ, có một lần Mạnh Tử thấy hàng xóm mổ lợn, Mạnh Tử hỏi mẹ: ‘Hàng xóm giết lợn làm gì vậy?’, Mạnh Mẫu vì trong lúc đang bận nên đã tiện miệng trả lời Mạnh Tử rằng: “Để cho con ăn đấy”. Mạnh Tử thực sự đã tin lời mẹ nói nên rất nóng lòng đợi được ăn thịt. Mạnh Mẫu vì không muốn thất tín với con nên phải đành lòng bỏ số tiền dành dụm để trang trải cuộc sống ra mua thịt cho con ăn. Mạnh Mẫu làm như vậy đê dạy Mạnh Tử trở thành một người quân tử nhất ngôn , sống có chữ tín.

Còn một câu chuyện nữa đó là một hôm Mạnh Mẫu đang ngồi dệt vải, khi ấy dệt đã sắp thành một tấm vải gấm thì Mạnh Tử đang học bỏ về, kêu chán không muốn học nữa. Mạnh Mẫu liền lấy kéo cắt tấm vải làm 2 đoạn để cảnh tỉnh Mạnh Tử. Làm người cần phải kiên trì cố gắng, không được bỏ dở giữa đường.

Đây là hai câu chuyện điển hình về cách dạy con của Mạnh Mẫu. Trong hai câu chuyện, hai lần mất đi vật chất đều được đổi lại là bài học giáo dục sâu sắc đối với con cái.

Thời đại của Mạnh Mẫu là thời kỳ con người ta sẵn sàng từ bỏ lý tưởng của bản thân để phụng dưỡng cha mẹ. Mạnh Mẫu lại giáo dưỡng con mình rằng: “Nói về phụ nữ không được tự ý chuyên quyền mà phải có tam tòng tứ đức, nhỏ ở nhà thì thuận theo cha, lớn lên xuất giá theo chồng thì phải thuận chồng, khi chồng chết thì phải thuận theo con cái đó là Lễ. Nay con đã lớn khôn nên người, mẹ cũng đã già rồi. Con làm theo nghĩa của con, mẹ làm theo nghĩa của mẹ“. Mấy câu này của Mạnh Mẫu đã giúp Mạnh Tử giải tỏa được mối phân ưu của mình để lên đường chu du liệt quốc.

Vốn dĩ cổ nhân giáo dục con cái trở thành bậc Hiền tài sử sách lưu danh, nghìn thu thơm tiếng đó là bởi họ biết dĩ đức vi thủ’ (lấy cái đức làm đầu). Dùng đức để dạy con, dùng đức làm gốc rễ để phát triển cuộc đời. Học tập được điều này, các bà mẹ sẽ dạy dỗ con tốt hơn, góp phần hình thành tính cách tốt đẹp cho trẻ.

Chân Tâm t/h

Banner Visaoconhanloai Footer 5 1920x466 2

Xem thêm:

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều