spot_img
19 C
Vietnam
Thứ hai,25 Tháng mười một
spot_img

Người mộng du có thể đi bộ gần 30km và leo qua tường

11-09-2020 09:51

Người bị mộng du có thể nhắm mắt đi lại mà không bị va vào các chướng ngại vật, thậm chí có thể làm các việc như khi còn đang thức, chỉ là khi tỉnh dậy sẽ không còn nhớ gì hết. Xung quanh hiện tượng này vẫn còn nhiều bí ẩn chưa thể giải đáp.

Người mộng du có thể đi bộ gần 30km và leo qua tường (ảnh 1)

Người mộng du có thể trong khi đang ngủ mà làm những việc giống như khi còn thức. (Ảnh: Adobe Stock) 

Người mộng du đi bộ 30 km

Một người đàn ông trung niên ở Ninh Ba bị mộng du đã đi bộ gần 30km, sau khi mệt mỏi, anh ta liền trèo qua tường nhà của người dân và ngủ gục dưới hiên nhà của người khác. Khi bị đánh thức, anh không thể nhớ mình đã đi vào nhà của người khác như thế nào.

Vợ của người mộng du này cho biết, vì sợ anh ta ra ngoài gây chuyện nên mỗi tối cô luôn giấu đi con dao làm bếp hoặc vật dụng tương tự trước khi đi ngủ. Thực tế, một học sinh tiểu học năm thứ hai ở Hòa Bình Lý, Bắc Kinh cũng gặp phải vấn đề tương tự, mẹ cậu bé nói rằng cậu bé đã nhắm mắt đi trong lúc mộng du, nhưng luôn có thể tránh chướng ngại vật trước mặt. Vậy, mộng du diễn ra như thế nào? Mộng du có thể cho chúng ta biết điều gì?

Cậu bé mộng du vào ban đêm

“Lần đầu tiên tôi thấy nó đi lại trong phòng với đôi mắt nhắm nghiền, tôi đã rất hoảng sợ”, mẹ của Tiểu Dũng nói với các phóng viên, “Tôi tự hỏi liệu đứa bé có bị mộng du không. Nhưng nghe người lớn tuổi nói rằng nhìn thấy người bị mộng du thì đừng đánh thức, bạn phải đợi người đó đi ngủ xong rồi họ tự tỉnh dậy, nếu gọi họ dậy đột ngột sẽ khiến họ phát điên.”

Lúc này, mẹ Tiểu Dũng lặng lẽ quan sát cậu bé, mặc dù bà đã cất hết những vật dụng nguy hiểm trong phòng nhưng mỗi tối đi ngủ, mẹ Tiểu Dũng vẫn lo lắng vì sợ cậu bé sẽ va vào tường hoặc tủ trong lúc mộng du.

Mẹ của Tiểu Dũng nói rằng cậu bé đã nhắm mắt đi trong cơn mộng du, nhưng lại có thể tránh được chướng ngại vật trước mặt. Đôi khi cậu bé có thể bước đến hộp đồ chơi và lấy chính xác món đồ chơi yêu thích của mình từ bên trong, sau đó đi vài bước để ngồi trên ghế sofa và chơi.

Tôi nghi ngờ liệu có phải nó cố tình làm vậy? Nhưng vào ban ngày, tôi hỏi nó có nhớ những gì đã xảy ra đêm qua hay không, và với đôi mắt bối rối của Tiểu Dũng thì dường như không phải nó đang nói dối”, mẹ của Tiểu Dũng nói.

Đun sôi nước để nấu ăn khi mộng du và các hành vi theo thói quen khác

Tôi đã gửi câu hỏi của mẹ Tiểu Dũng đến Giáo sư Trương Cảnh Hành, Chủ tịch Hiệp hội Giấc ngủ Trung Quốc. Giáo sư Trương nói với các phóng viên rằng, cái mà chúng ta thường gọi là mộng du chính xác nên được gọi là ngủ đi rong. Bởi vì mộng du không phải là đứng dậy đi lại hay làm việc trong giai đoạn mơ ngủ.

Khi một người nằm mơ, các cơ của anh ta bị tê liệt và không thể cử động. Do đó, các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng mộng du chỉ xảy ra khi con người thực hiện xen kẽ giữa giấc ngủ sâu và giấc ngủ nông. Trong giấc ngủ sâu nông xen kẽ, cơ thể con người có thể cử động, con người lúc đó cũng có ý thức nhất định.

Giáo sư Trương cho biết, không có gì ngạc nhiên khi Tiểu Dũng có thể làm mọi việc một cách bài bản khi bị mộng du, theo hiểu biết của bà, những người mắc chứng mộng du không chỉ đi bộ trong phòng mà họ thường làm một số việc rất có tổ chức. Một số bà nội trợ sẽ vào bếp, cho nước vào ấm để lên bếp gas đun sôi, hoặc thậm chí là nấu ăn. Những người khác sẽ đi bộ từ nhà ra ngoài, đi bộ một vòng dài trên phố rồi trở về nhà lên giường ngủ tiếp.

Giáo sư Trương nói rằng, những việc họ làm phải là những việc họ quen thuộc nhất, thường là những việc họ quen làm trong ngày và họ sẽ lặp lại những việc đó trong lúc mộng du.

Tại sao người mộng du có thể tránh chướng ngại vật một cách chính xác khi đi bộ? Giáo sư Trương nói rằng hiện tượng này rất thú vị nhưng hiện tại vẫn chưa thể giải thích hết được. Đó có thể là do họ đang thực hiện một số hành vi và hành động đã trở thành thói quen, hoặc cũng có thể là do lúc đó họ đang trong tình trạng ngủ nông và vẫn còn ý thức.

Tuy nhiên, khi mộng du thường xảy ra tai nạn, mùa hè chúng ta quen với việc mở cửa sổ khi ngủ, khi mộng du, một số người bước đến cửa sổ đã mở và bước ra ngoài nên dễ gây tai nạn. Một số người đã bật bếp gas trong lúc mộng du và cuối cùng gây ra ngộ độc khí.

Về câu nói phổ biến rằng đánh thức người mộng du sẽ khiến họ phát điên, giáo sư Trương giải thích rằng khi bạn nhìn thấy người mộng du tốt nhất không nên gọi họ dậy, vì đánh thức anh ta đột ngột có thể dễ dàng gây ra lo lắng và sợ hãi trong lòng.

Cảm xúc của họ sẽ có tác động nhất định đến tinh thần và thể chất của họ. Việc người ta phải làm là trông chừng những người bị mộng du và để họ từ từ quay lại giường rồi đi ngủ là đủ để tránh tai nạn, vì người mộng du sẽ không nhớ những gì họ đã làm vào đêm hôm trước.

Chân Chân (Theo Secretchina)

Đăng theo Tinh Hoa

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều