Tân Thế Kỷ – Người xưa thường răn dạy rằng: “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, cũng tương đồng với đạo lý “Thà tin rằng có, còn hơn là không”, tức là dành cho những người không tin Thần Phật và luật nhân quả. Nhưng nhân quả báo ứng là có thật. Vốn có những người không có đức tin, nên đã ngông cuồng mà buông lời phỉ báng Thần Phật. 5 câu chuyện dưới đây cho thấy những ai nhạo báng, kiêu căng, ngạo mạn trước Thần Phật đều có kết cục bi thảm.
Ca sĩ John Lennon: “Chúng tôi nổi tiếng hơn cả Chúa Jesus”
Cách nay 42 năm, vào ngày 8/12/1980, ca sĩ John Lennon, đã bị bắn chết bởi một fan cuồng ở Thành phố New York.
John Lennon đã đưa The Beatles trở thành nhóm nhạc nổi tiếng nhất thế kỷ 20, và bán được hàng trăm triệu đĩa nhạc. Các buổi trình diễn của The Beatles gần như luôn náo loạn, khi các fan trẻ tuổi la hét, ngất xỉu vì cuồng mộ thần tượng.
Khi đang ở đỉnh cao danh vọng, John Lennon đã gây ra một cuộc tranh cãi lớn vào năm 1966 khi tuyên bố Beatles “nổi tiếng hơn cả Chúa Jesus,” khơi mào cho việc hàng loạt các đĩa hát của ban nhạc đã bị đốt cháy tại khu vực Vành đai Kinh Thánh (American Bible Belt).
Tháng 3 năm 1966, Trả lời phỏng vấn American Magazine, John Lennon nói:
“Thiên Chúa giáo rồi sẽ biến mất. Nó sẽ tan biến hoặc bị lu mờ. Tôi chẳng cần phải tranh luận về điều này. Tôi đúng và sẽ chứng minh chắc chắn là như vậy. Giờ chúng tôi còn nổi tiếng hơn cả Chúa Jesus. Tôi còn không rõ rằng cái gì sẽ biến mất trước, là Rock ‘n’ roll hay Thiên Chúa giáo. Chúa Jesus thì tốt, nhưng các môn đồ của Ngài thì quá ngây ngô và tầm thường”.
Trong một cuộc phỏng vấn này, John Lennon cho rằng công chúng say mê ban nhạc của ông hơn là với Chúa Jesus, và đức tin Cơ đốc đang giảm sút và nhạc rock có thể tồn tại lâu hơn.
Câu nói này không gây nhiều chú ý ở Anh song lại tạo ra một làn sóng phản đối dữ dội ở Mỹ khi tạp chí tuổi teen Datebook đăng lại bài phỏng vấn khoảng 5 tháng sau. Những hành động phản đối – bao gồm việc đốt các sản phẩm của The Beatles và cả những lời hăm dọa nhằm vào Lennon – đã dẫn tới quyết định dừng lưu diễn của ban nhạc.
14 năm sau khi John Lennon đưa tuyên bố “nổi tiếng hơn Chúa Jesus”, ông đã bị bắn chết bởi 6 phát súng từ một fan cuồng và ban nhạc The Beatles cũng tan rã.
Tổng thống Brazil Tancredo Neves: “Thượng Đế cũng không thể đẩy tôi ra khỏi chức vụ tổng thống”
Tancredo Neves là một trong những chính trị gia Brazil quan trọng nhất trong thế kỷ 20 và là một trong những chính khách lớn của lịch sử Brazil. Vào năm 1984, trong lúc vận động tranh cử tổng thống, ông Tancredo Neves tuyên bố: “Nếu tôi có được 500.000 người trong đảng bầu cho, thì ngay cả Thượng Đế cũng không thể đẩy tôi ra khỏi chức vụ tổng thống.”
Tancredo Neves có được số phiếu mà ông mong muốn và được bầu làm Tổng thống Brazil vào ngày 15/1/1985 nhờ sự bỏ phiếu gián tiếp của một cử tri đoàn. Tuy nhiên vào đêm trước lễ nhậm chức, ngày 14/3/1985, Neves lâm bệnh nặng và qua đời 39 ngày sau đó.
Ông chết vì bệnh viêm túi thừa đại tràng và không bao giờ đảm nhận vị trí tổng thống của mình. Mặc dù ông qua đời trước khi đảm nhận chức vụ tổng thống nhưng tên của ông vẫn được đưa vào phòng trưng bày các tổng thống Brazil theo luật số 7.465 /1986 tròn 1 năm sau ngày mất của ông.
Cái chết của Tancredo Neves là minh chứng cho thấy, tất cả quyền lực, danh vọng và danh dự của con người đều thuộc về Thiên Chúa.
Diễn viên Marilyn Monroe: “Tôi không cần Chúa Jesus”
Có thể nói minh tinh Hollywood Marilyn Monroe có một cuộc sống mà mọi người đều ao ước: Sắc đẹp, danh tiếng và sự giàu có. Marilyn Monroe trở thành một trong những biểu tượng gợi cảm nổi tiếng nhất trong thập niên 1950-1960, đồng thời cô còn là biểu tượng của cuộc cách mạng tình dục trong thế kỷ 20.
Năm 1962, khi đang quay phim, Marilyn Monroe được mục sư Billy Graham ghé thăm khi ông có một chương trình truyền giảng gần đó. Mục sư nói với nữ minh tinh rằng Thiên Chúa đã sai ông đến để giảng cho cô nghe về kinh thánh. Nhưng Marilyn từ chối và nói: “Tôi không cần Chúa Jesus của ông”.
Ngày 4 tháng 8 năm 1962, Marilyn Monroe được phát hiện chết tại nhà riêng ở Los Angeles. Cái chết của cô được cho là tự sát do sử dụng thuốc an thần quá liều, tuy nhiên nhiều giả thuyết vẫn âm ỉ suốt nhiều thập kỷ sau sự ra đi của bà. Cái chết bí ẩn của nữ diễn viên bạc mệnh mãi cho đến tận bây giờ vẫn không ai rõ nguyên nhân.
Ca sĩ nhạc rock Cazuza: “Thượng Đế, phần đó cho ông”
Agenor de Miranda Araújo Neto còn được biết đến với nghệ danh Cazuza, là ca sĩ và nhạc sĩ nổi tiếng người Brazil. Trong sự nghiệp solo, Cazuza trở thành ngôi sao nhạc rock của nước này. Trong một buổi trình diễn ở Canecio (Rio de Janeiro), lúc đang hút thuốc lá trên sân khấu, Cazuza thổi khói thuốc vào không khí và ngạo mạn nói: “Thượng Đế, phần đó cho ông”.
Vào ngày 7/7/1990, Cazuza chết ở tuổi 32 vì bệnh AIDS, trong tình trạng cực kỳ đau đớn và rên xiết mãi mới chết được.
Kỹ sư thiết kế tàu Titanic Thomas Andrews: “Thượng đế cũng không đánh chìm được con tàu này”
Thomas Andrews là kỹ sư đóng tàu của hãng Harland and Wolff, có nhiệm vụ giám sát quy trình đóng tàu và vận hành con tàu Titanic. Ông được truyền cảm hứng để thiết kế ra một con tàu vĩ đại hơn bất kỳ con tàu nào khác trong thời đại của ông. Trong ngày hạ thủy tàu Titanic, một phóng viên đã hỏi Thomas Andrews rằng con tàu sẽ an toàn như thế nào. Kỹ sư Thomas trả lời: “Ngay cả Thượng đế cũng không thể đánh chìm được con tàu này”.
Vào ngày 10/4/1912, Andrews dẫn đầu nhóm kỹ sư bảo trì tham gia chuyến hải trình đầu tiên của tàu Titanic. Mục đích chuyến đi này của Thomas Andrews là để quan sát sự vận hành và nâng cấp hoàn thiện tàu Titanic. Sau 4 ngày lênh đênh trên biển, vào ngày 14/4, Andrews gửi điện tín cho bạn bè thông báo con tàu gần như hoàn hảo do những bộ óc con người đã tạo ra.
Tuy nhiên vào lúc 23h40 phút cùng ngày hôm đó, Titanic đã đâm phải tảng băng vào thời điểm kỹ sư Andrews đang trong phòng làm việc trên tàu.
Hơn 1 tiếng sau cú va chạm đó, tàu Titanic đã chìm xuống đáy biển buốt giá mang theo 1.500 hành khách xấu số, trong đó có kỹ sư Thomas Andrews. Vài nhân chứng sống sót kể lại rằng, họ đã nhìn thấy kỹ sư Andrews vài lần trước khi con tàu chìm hoàn toàn, khi ông đang tìm kiếm những người còn lại trên tàu và động viên họ.
Còn những trường hợp khác, như nữ phóng viên Christine Hewitt người Jamaica từng nói rằng: “Thánh Kinh là một quyển sách tồi tệ nhất trong các loại sách”. Vào tháng 6 năm 2006 người ta phát hiện cô bị chết cháy trong chiếc xe của mình.
5 câu chuyện trên cho thấy con người khi không nhìn thấy thì sẽ không tin, trong vô minh mà nhạo báng Thần Phật thì có lẽ sẽ phải chịu kết cục đáng buồn. Thần Phật tồn tại nhưng đâu có thể dễ dàng hiển linh cho con người nhìn thấy được.
Nói đơn giản, sóng điện thoại, sóng wifi mà chúng ta đang sử dụng thực sự tồn tại, nhưng chúng ta không hề nhìn thấy bằng mắt thường. Vậy thì khi chúng ta không được thấy Thần Phật thì cũng không nên phủ nhận sự tồn tại của các đấng linh thiêng.
Cha ông xưa có câu: “Thà tin rằng có, còn hơn là không”. Đức tin vào Thần Phật, ý thức về luật nhân quả, ngoài ý nghĩa tâm linh thiêng liêng, còn giúp mỗi người ước thúc được hành động của chính mình.
Tồn tại hay diệt vong?
Hơn 2000 năm trước tại nước Do Thái, có hai tên tử tội bị đóng đinh trên cây thập tự cùng với Chúa Jesus. Một tên bên phải, một tên ở bên trái Ngài. Một trong hai tên tử tội đã buông lời phỉ báng, xúc phạm đến Chúa Jesus rằng, “Ông không phải là Chúa Cứu thế sao? Hãy tự cứu mình và cứu luôn chúng tôi đi!”. Nhưng tên cướp kia cùng bị treo ở bên cạnh đã quở trách tên này, bảo rằng, “Mày đang chịu cùng một hình phạt mà còn không kính sợ Ðức Chúa Trời sao? Mày và tao bị xử thật công minh, bị hình phạt như thế này thật đáng lắm, xứng với những việc chúng ta làm. Nhưng Người này đâu có làm gì sai phạm!”. Rồi hắn nói, “Lạy Ðức Chúa Jesus, xin Ngài nhớ đến con khi Ngài vào vương quốc của Ngài”. Chúa đáp: “Thật Ta bảo cho con biết, hôm nay con sẽ ở với Ta trong Parađi – cõi phước hạnh.”
Còn hậu quả và số phận đời đời vĩnh viễn của tên tử tội không kính sợ Thiên Chúa sẽ đi về đâu?
Matthew 10: 28 chép rằng: “Đừng sợ kẻ giết thể xác mà không thể giết linh hồn. Các con chỉ nên sợ Đấng có thể tiêu hủy cả hồn lẫn xác trong hỏa ngục.”
Danh Hiền Tập, cuốn sách chú trọng giảng luân lý đạo đức giáo ɖu͙ƈ trong dân gian Trung Hoa có viết rằng: “Nhân gian tư ngữ, thiên văn nhược lôi; ám thất khi tâm, thần mục như điện.” (Chuyện kín ở thế gian, trời nghe tựa như sấm, lén lút làm chuyện xấu, thần thấy như gương).
Những người có đức tin đều tin rằng, lời nói phát ra là được ghi lại ở mọi không gian, lời kính trọng hay bất kính, lời tốt hay xấu đã nói ra thì tất phải hoàn trả, đều có thiên báo rất rõ ràng.
Cho dù con người có mạnh mẽ đến đâu, có danh tiếng đến đâu, chức cao vọng trọng thì cũng chỉ là sinh mệnh nhỏ bé, yếu ớt không thể siêu việt hơn quy luật thiên định khách quan này.
Năm xưa, Đường Vũ Tông rất tôn sùng Đạo giáo, vì mê mẩn thuật trường sinh bất tử, nên đã phế bỏ đạo Phật – vốn là tôn giáo có ảnh hưởng sâu đậm tại Trung Hoa hay còn được gọi là Thần Châu – xứ sở của Thần.
Năm 842, vua Đường Vũ Tông ra lệnh mỗi nơi chỉ được xây một ngôi chùa, buộc các nhà sư hoàn tục. Năm 845, ông đã ra lệnh đàn áp Phật giáo trên quy mô lớn. Chỉ trong một năm có tới hơn 260.000 tăng lữ bị bắt phải hoàn tục, hơn 4.600 ngôi chùa bị phá hủy, tượng Phật bị nung chảy để đúc đồng. Sử sách cũ gọi là “Hội Xương diệt Phật”.
Đường Vũ Tông đã phải gánh chịu những nghiệp quả tức thời với những việc làm của mình. Cuối năm 845, ông lâm trọng bệnh và qua đời một năm sau đó ở tuổi 32. Nhà Đường sau đó cũng nghiêng ngả vì những cuộc khởi nghĩa nông dân.
Ở thời đại nào cũng vậy, tín ngưỡng Thần Phật, kính Trời thờ Thần, nhân quả báo ứng… đã theo cùng nhân loại truyền thừa suốt ngàn năm qua. Khi không còn tín ngưỡng, không biết có Thần Phật tồn tại, con người không còn biết e dè sợ sệt điều gì, mà dám phỉ báng Thần Phật.
Khổng Tử từng dạy: “Quân tử có ba cái sợ: Sợ mệnh Trời, sợ đại nhân và sợ lời của Thánh nhân. Tiểu nhân không biết mệnh Trời nên không sợ, bỡn cợt đại nhân, khinh nhờn lời của Thánh nhân”.
Trong cuộc đời, chúng ta thường xuyên phải đối mặt với sự lựa chọn giữa Thiện và Ác. Hành động tốt xấu tiếp theo cũng chẳng qua chỉ là kết quả của sự lựa chọn này. Phật gia giảng rằng, “Phật tính nhất xuất, chấn động thập phương thế giới”, lại có câu “Thiện niệm vừa xuất mở ra thiên đàng, ác niệm hễ xuất vùi lấp địa ngục”. Một niệm ấy quyết định sinh mệnh tồn tại hay diệt vong.
Xuân Trường (NTDVN)
Xem thêm: