spot_img
19 C
Vietnam
Thứ bảy,23 Tháng mười một
spot_img

Ông Tập Cận Bình lên tiếng về ‘Phong trào Giấy trắng’ ở Trung Quốc

Ông Tập Cận Bình lên tiếng về 'Phong trào Giấy trắng' ở Trung Quốc
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham dự một phiên họp tại Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Bali, Indonesia vào ngày 16/11/2022. (Ảnh: Willy Kurniawan/Pool/AFP/Getty Images)

Sự phong tỏa lâu dài của chính quyền ĐCSTQ đã khiến dư luận bất bình, từ đó châm ngòi cho ‘Phong trào Giấy trắng’ để phản đối chính sách Zero Covid. Truyền thông Hong Kong tiết lộ, ông Tập Cận Bình thừa nhận với các quan chức Liên minh châu Âu (EU) đến thăm Trung Quốc rằng, khả năng gây chết người của virus đã yếu đi, đồng thời bày tỏ sự phản đối với các vị khách nước ngoài rằng nguyên nhân của biểu tình là do dịch bệnh.

Thế giới bên ngoài thường tin rằng “Phong trào Giấy trắng” đã xúc tác cho việc nới lỏng phòng chống dịch bệnh của Trung Quốc. Giới quan sát cho rằng, mặc dù “Phong trào Giấy trắng” không gióng lên hồi chuông báo tử cho Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), nhưng nó đã cài một “quả bom hẹn giờ” trong xã hội Trung Quốc.

Ông Tập lần đầu lên tiếng về “Phong trào Giấy trắng”

Tờ SCMP của Hong Kongngày 2/12 đưa tin, vào ngày 1/12, ông Tập Cận Bình đã có cuộc hội đàm trong hơn ba giờ đồng hồ với Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel, đề cập đến “Phong trào Giấy trắng”. Ông Tập cho biết, lý do của cuộc biểu tình là do người dân Trung Quốc đã quá “bực bội” với dịch bệnh trong ba năm qua, và lực lượng chính của cuộc biểu tình là học sinh và sinh viên.

Theo nhiều nguồn tin, các quan chức EU cảm thấy rằng, ĐCSTQ có thể đang xem xét dỡ bỏ nhiều hạn chế phòng chống dịch bệnh hơn và bắt tay vào một con đường rộng mở, bởi vì ông Tập Cận Bình đã đề cập trong cuộc đối thoại rằng biến thể virus Omicron ít gây chết người hơn biến thể Delta.

Tờ Bloomberg đưa tin, nếu tuyên bố của ông Tập Cận Bình là sự thật, đây sẽ là lần đầu tiên ông công khai thừa nhận sức mạnh của virus đang suy yếu, đồng thời cho thấy chính quyền Bắc Kinh có thể nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch.

Ông Dương Đại Lợi (Yang Dali), Giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Chicago, Mỹ, cho rằng các cuộc biểu tình cuối tuần trước “Phong trào Giấy trắng” đã buộc ông Tập Cận Bình phải thay đổi để nới lỏng các biện pháp kiểm soát dịch bệnh, “Ông Tập Cận Bình đã nhận được thông tin”, ông nói.

Ngoài ra, các nhà lãnh đạo hàng đầu của ĐCSTQ gần đây đã tổ chức một hội nghị chuyên đề về phòng chống dịch bệnh trong hai ngày liên tiếp.

Bà Tôn Xuân Lan (Sun Chunlan), Phó Thủ tướng Quốc vụ viện ĐCSTQ, đã tuyên bố tại cả hai hội nghị chuyên đề rằng, khả năng gây bệnh của virus biến thể Omicron đã suy yếu và các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp kiểm soát sẽ được tối ưu hóa. Không giống như hầu hết các cuộc họp trước đó, bà Tôn Xuân Lan không đề cập đến việc tuân thủ chính sách “Zero Covid” trong cả hai lần họp.

Giới quan sát cho rằng, những nhận xét của ông Tập Cận Bình và bà Tôn Xuân Lan đang gửi đi một tín hiệu rằng, các cơ quan có thẩm quyền cao nhất của ĐCSTQ đang nới lỏng các biện pháp kiểm soát dịch bệnh.

Hiệu ứng của “Phong trào Giấy trắng” dường như cũng đã phát huy tác dụng. Tại Urumqi (Tân Cương), nơi các cuộc biểu tình bắt đầu. Giới chức địa phương đã tuyên bố kết thúc lệnh phong tỏa kéo dài hơn 100 ngày vào ngày hôm sau. Trong những ngày gần đây, Quảng Châu, Bắc Kinh, Thâm Quyến, Thành Đô và những nơi khác đã liên tiếp nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch bệnh.

Thống đốc Florida: Apple hành xử như bề tôi của Bắc Kinh, Apple hạn chế việc sử dụng ứng dụng AirDrop trên iPhone ở Trung Quốc
Một người đàn ông bị cảnh sát bắt khi cuộc biểu tình phản đối zero-COVID nổ ra ở Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 27/11/2022. (Ảnh: Hector Retamal/AFP/Getty Images)

“Phong trào Giấy trắng” khiến người dân Trung Quốc thức tỉnh

Vào ngày 24/11, một đám cháy đã bùng phát tại một tòa nhà cao tầng ở Urumqi (Tân Cương). Người dân bị phong tỏa quá mức và khó thoát ra ngoài, dẫn đến thảm kịch khiến ít nhất 19 người thương vong. Các quan chức địa phương ngay lập tức “đổ lỗi” và cho rằng “một số người dân không có ý thức phòng cháy chữa cháy và khả năng tự cứu hộ kém” nên đã gây ra vụ hỏa hoạn, đồng thời ĐCSTQ vẫn im lặng vì cho rằng đây là “thảm họa do con người gây ra”.

Động thái này đã thổi bùng ngọn lửa tức giận của người dân Trung Quốc. Trên kênh CCTV phát sóng World Cup ở Qatar, không một ai trong số hàng chục nghìn cổ động viên từ khắp nơi trên sân đeo khẩu trang. Ngọn lửa giận dữ tích tụ trong ba năm, nay đã bùng phát hoàn toàn.

Những người biểu tình bắt đầu kêu gọi “Đảng Cộng sản hạ bệ” và “Tập Cận Bình từ chức”. Thế hệ trẻ nhận ra rằng hạnh phúc là không thể bị người khác thao túng.

Trước đây, ĐCSTQ cai trị bằng cách dựa vào mâu thuẫn giữa các tầng lớp khác nhau để tiếp tục nắm quyền, nhưng lần này các biện pháp phong tỏa đại dịch khiến tất cả người dân Trung Quốc đều bất bình và “Phong trào Giấy trắng” buộc ĐCSTQ phải nhanh chóng nới lỏng các biện pháp phong tỏa.

Ông Hà Lương Mậu (He Liangmao), một người làm truyền thông kỳ cựu nói với The Epoch Times vào ngày 2/12 rằng, các cuộc biểu tình cho thấy người dân Trung Quốc đang bắt đầu thức tỉnh.

Ông Hà Lương Mậu chỉ ra rằng, ĐCSTQ thực sự rất vô liêm sỉ vì đã lấy danh nghĩa phòng chống dịch bệnh để kiểm soát người dân và khiến nhiều thảm họa xảy ra hết lần này đến lần khác.

Theo ông, những người thực sự muốn xuống đường để phản đối ĐCSTQ có thể là người Thượng Hải. Sau khi trải qua việc thành phố bị phong tỏa trong vài tháng qua, họ bị tổn thương sâu sắc và “thủ phạm” chính lúc này không ai khác là Bí thư Thành ủy Thượng Hải Lý Cường (Li Qiang). Sau khi người dân xuống đường, tất nhiên ĐCSTQ sẽ sử dụng các biện pháp ngăn chặn nghiêm ngặt hơn để đối phó với họ.

“Giải phóng Hong Kong, cuộc cách mạng của thời đại chúng ta” là câu thần chú của phong trào biểu tình Hong Kong. Ở Trung Quốc, nên đổi thành “Giải phóng Trung Quốc, cuộc cách mạng của thời đại”. Chỉ khi ĐCSTQ sụp đổ thì Trung Quốc mới có thể phục hồi, ông Hà Lương Mậu nhận định

Nguồn Visiontimes

Bản dịch từ NTDVN

 


Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều