spot_img
19 C
Vietnam
Thứ hai,25 Tháng mười một
spot_img

Phát hiện một sinh vật dài 5 mét giống như rồng ở Liêu Ninh, Trung Quốc

Rồng đã trở lại? Một sinh vật không xác định dài 5 mét được phát hiện ở Liêu Ninh, Trung Quốc (Video)
Rồng xuất hiện ở Liêu Ninh? – Vào ngày 21 tháng 5 năm 2023, một sinh vật không xác định dài 5 mét giống rồng được phát hiện ở sông Liêu Hà ở Dinh Khẩu, gây ra những cuộc thảo luận sôi nổi. (Ảnh chụp màn hình video)

Vào ngày 21/5/2023, một người đàn ông ở Dinh Khẩu, Liêu Ninh, Trung Quốc đã quay được một video bên sông Liêu Hà, cho thấy một sinh vật không xác định có chiều dài 5 mét đang chìm nổi và bơi trên mặt nước. Sau đó, nó đột ngột biến mất khi đến gần bờ.

Nhiều thập kỷ trước, từng có một vụ rồng rơi ở Dinh Khẩu, Liêu Ninh, gây chấn động thế giới. Một số cư dân mạng thốt lên: “Rồng đã trở lại!”.

Một sinh vật dài 5 mét, giống như một con rồng đang bơi, được phát hiện ở sông Liêu Hà ở Dinh Khẩu

Vào ngày 21 tháng 5, một người đàn ông Trung Quốc đã quay video về một sinh vật không xác định ở rìa sông Liêu Hà. Video cho thấy một sinh vật dài 5 mét trông giống như một con rồng đang bơi trên sông. Một đứa trẻ bên bờ sông nhìn thấy nó và hét lên: “Cái gì đây?”

Người đàn ông cũng phát hiện ra sinh vật lạ và thốt lên: “Ouch, đây cái là gì?”

Đứa trẻ khẳng định: “Con thấy rồi, con thật sự thấy rồi”.

Vừa quay video, người đàn ông vừa nói: “Tôi đã ở bãi sông một lúc. Khá lâu rồi. Thứ này không phải con người”.

Theo người đàn ông, qua kiểm tra trực quan, sinh vật lạ dài 5m và đột ngột biến mất khi tiến đến gần bờ, không ai biết đó là con gì.

Tin tức về một sinh vật không xác định dài 5 mét giống rồng đang bơi xuất hiện ở Dinh Khẩu, Liêu Ninh, đã làm dấy lên những cuộc thảo luận sôi nổi của cư dân mạng. Nhiều người cho rằng: “Rồng đã trở lại”.

Ba nhân chứng kể lại sự kiện ‘Rồng rơi ở Dinh Khẩu’ năm 1934

Vào ngày 28 tháng 7 năm 1934, tại Dinh Khẩu, Liêu Ninh, một con rồng từ trên trời rơi xuống đất. Theo những người chứng kiến, sự xuất hiện của con rồng giống hệt như trong các bức tranh thông thường. Khi đó, con rồng trông rất yếu ớt, mắt không mở được, đuôi cụp lại, hai vuốt rồng chìa ra phía trước, vùng vẫy một cách đau đớn. Bởi vì rời khỏi nước, thân rồng trở nên khô hơn, có chỗ đã bắt đầu thối rữa và có giòi bọ.

Mọi người thời đó tin rằng con rồng là một điều tốt lành. Những người dân làng gần đó đã nhanh chóng đến giúp đỡ nó. Có người lấy chiếu rơm che nắng cho rồng, có người tưới nước lên mình rồng để rồng không bị khô và liên tục chăm sóc nó. Vài ngày sau, con rồng đột nhiên biến mất một cách bí ẩn. Dân làng tốt bụng đều mong con rồng trở về trời bình an.

Tuy nhiên, hai mươi ngày sau, con rồng lại xuất hiện. Những gì mọi người nhìn thấy lần này chỉ là xác con rồng, nằm trong đám lau sậy cách cửa sông Liêu Hà 10 km, chỉ còn lại bộ xương và một ít xác thối, mùi hôi thối nồng nặc có thể ngửi thấy từ rất xa.

Vụ việc này đã gây ra chấn động lớn vào thời điểm đó. Nó không chỉ được ghi lại trong biên niên sử địa phương “Biên niên sử thành phố Dinh Khẩu”, mà tờ báo lớn “Thời báo Thịnh Kinh” lúc bấy giờ cũng cử người đến phỏng vấn, đưa tin chi tiết và kèm theo ảnh.

Bảy mươi năm sau, vào năm 2004, ba nhân chứng Thái Thọ Khang, Hoàng Chấn Phúc và Trương Thuận Hỷ đã được giới truyền thông phỏng vấn và một lần nữa mô tả những gì họ nhìn thấy khi còn nhỏ.

Một phóng viên đã hỏi Thái Thọ Khang, một ông già trong số họ, “Có phải lúc đó là ảo ảnh không, hay những đám mây trông giống như những con rồng?”. Thái Thọ Khang nói, “Hoàn toàn không. Chúng tôi đã nhìn thấy rất rõ ràng vào thời điểm đó và thấy rằng đó là một con rồng thực sự”.

Một số cụ già kể lại rằng lúc đó trời nhiều mây, con rồng màu xám, đi trong mây, đi như rắn, giống như trong tranh bây giờ, đầu giống đầu bò, trên đầu có hai sừng thẳng tắp, miệng có hai râu dài, mắt to lồi ra, con rồng dài khoảng chục mét, trên người có vảy, bốn móng, giống móng vuốt cá sấu hiện nay, và một cái đuôi giống đuôi cá chép.

Họ nói hồi đó có nhiều người đắp chiếu cho rồng nên ai cũng biết. Không có gì lạ về rồng, chúng chỉ hiếm thôi.

Sử Ký: Hoàng Đế cưỡi rồng thăng thiên

Có rất nhiều ghi chép về rồng trong sử sách cổ của Trung Quốc. Thái sử công Tư Mã Thiên đã ghi lại chi tiết câu chuyện về Hoàng đế cưỡi rồng và thăng thiên trong “Sử ký”: “Hoàng Đế lấy đồng khai thác từ Thủ Sơn để đúc đỉnh dưới chân núi Kinh Sơn. Khi hoàn công, một con rồng hạ xuống từ Thiên thượng với bộ râu bay phấp phới, nghênh đón Hoàng Đế cưỡi trên lưng mình. Hoàng Đế hiểu ý và cưỡi lên. Khi thấy vậy, các phi tần và triều thần có mặt cũng lần lượt trèo lên lưng rồng, tổng cộng có hơn bảy mươi người. Những người khác không lên được phải nắm râu rồng. Tiếc rằng lòng phàm quá nặng, râu rồng đứt, chiếc cung vàng của Hoàng Đế cũng rơi theo, ai nấy cũng đều ngã theo”.

Con rồng của Tư Mã Thiên có râu dài, thân hình khổng lồ, tính khí đôn hậu, kiên nhẫn đợi hơn 70 người trèo lên lưng ngồi xuống rồi mới thăng thiên, dù bị người ta níu râu cũng không hề tức giận, vô cùng dễ thương.

Video ‘rồng’ xuất hiện ở Tây An và Giang Tô

Trong những năm gần đây, dấu vết của những con rồng đã dần dần xuất hiện. Vào ngày 1 tháng 9 năm 2010, hai con rồng uốn lượn đã xuất hiện trên bầu trời thành phố cổ Tây An, lượn qua lượn lại trên mây khiến người dân địa phương tò mò theo dõi. Đoạn video trực tiếp đã lan truyền trên mạng xã hội và nhiều người đã bị sốc sau khi xem.

Vào năm 2008, trên hồ Cao Bưu ở phía tây thành phố Cao Bưu, tỉnh Giang Tô, trước cơn mưa lớn xuất hiện cảnh tượng “rồng hút nước”, một cơn lốc xoáy đã cuộn lên một cột nước khổng lồ giữa hồ, trông rất ngoạn mục. Một bóng dáng giống như rồng bay nhanh trong mây, có người hét lớn: “Rồng, là rồng ư? Rồng đang di chuyển, nó đang di chuyển phải không?” Đoạn video này cũng thu hút sự chú ý của rất nhiều người.

Theo La Đình Đình – NTDTV

Thanh Hương (NTDVN) biên dịch

Xem thêm:

Bí ẩn về nguyên liệu khiến các công trình cổ đại trường tồn với thời gian

Triết lý về luân hồi: Người thợ may kỳ lạ

Quả báo của việc phỉ báng, bất kính Thần Phật và chính Pháp

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều