Tân Thế Kỷ – Ngoài vũ trụ rất nguy hiểm, hàng ngàn các tiểu hành tinh, sao chổi và thiên thạch có thể va chạm với Trái đất vào bất cứ lúc nào. Năm 1994, một sao chổi cực lớn đã bay về phía Trái đất, nhưng sao Mộc đã hút nó lại, giải cứu chúng ta tránh một vụ tuyệt chủng.
Sao Mộc đã giải cứu Trái đất vào năm 1994
Vào ngày 24 tháng 3 năm 1993, một nhà thiên văn đã phát hiện ra một sao chổi thoát ra khỏi vành đai tiểu hành tinh ở phần ngoài của hệ mặt trời và đi vào hệ mặt trời. Hiện tượng này đã thu hút sự quan tâm lớn của các nhà thiên văn học, vì vậy họ bắt đầu quan sát cẩn thận.
Họ bắt đầu sử dụng máy tính để tính toán quỹ đạo của nó, và phát hiện ra một điều kinh hoàng, sao chổi này sẽ va vào Trái đất vào tháng 7/1994. Nhưng thật may mắn, nó đã bị sao Mộc hút lại và rời khỏi quỹ đạo quay quanh mặt trời để va chạm với bề mặt sao Mộc, dự kiến vào ngày 8/7/1994.
Tuy nhiên, có một lực thủy triều khổng lồ trên bề mặt Sao Mộc làm vỡ vụn các thiên thạch bay vào không gian quanh nó, và sao chổi này cũng không là ngoại lệ. Khi sao chổi cách bề mặt sao Mộc 40.000 km, nó chịu tác động của lực thủy triều và vỡ thành 21 mảnh.
Các chuyên gia đã tính chính xác đến từng phút về thời điểm xảy ra sự cố này, đó là 20:15 GMT ngày 16/7/1994. Sau khi sao chổi vỡ ra, nó sẽ rơi vào bầu khí quyển của Sao Mộc với tốc độ cực nhanh, lên tới khoảng 210.000 km/h.
Tác động của các mảnh vỡ sao chổi rơi xuống bán cầu nam của sao Mộc, đã gây ra một vụ nổ cực kỳ nghiêm trọng. Sức mạnh của mảnh vỡ lớn nhất tương đương với 6 nghìn tỷ tấn thuốc nổ TNT, và vụ nổ vũ khí hạt nhân đồng thời trên toàn thế giới chỉ tương đương với 1/750 sức mạnh của vụ nổ này.
Đó là lý do tại sao các nhà khoa học nói rằng sở dĩ loài người không bị tuyệt chủng là do sao Mộc đã tiến về phía trước vào đêm đó, vào năm 1994. Nếu không có sự hiện diện của sao Mộc thì sao chổi này đã đâm vào Trái đất, gây ra sự diệt vong cho Trái đất.
Sao Mộc góp phần bảo vệ sự sống của chúng ta
Trên thực tế, đóng góp của sao Mộc đối với toàn bộ hệ mặt trời còn nhiều hơn thế, do lực hấp dẫn rất lớn trên bề mặt, nó đã và đang dọn dẹp rác vũ trụ trong hệ mặt trời. Phần lớn rác vũ trụ bay khỏi quỹ đạo sẽ được Sao Mộc xử lý, điều này làm giảm đáng kể khả năng sao chổi, tiểu hành tinh và thiên thạch va vào Trái đất.
Trên thực tế, vụ va chạm cực lớn này cũng đã tạo điều kiện cho các nhà thiên văn học nghiên cứu sâu hơn về sao chổi, họ còn có thể quan sát bầu khí quyển bên trong của sao Mộc.
Dữ liệu quan sát lần này đã tạo thành bước đột phá trong nghiên cứu thiên văn học. Đồng thời cũng cho thấy sự tồn tại của sao Mộc quan trọng như thế nào đối với sự sống của chúng ta.
Chúng ta sống trên Trái đất sẽ luôn có cùng một cảm giác vô cùng nhỏ bé trong vũ trụ này. Phải nói rằng chính sao Mộc như một vị ‘anh hùng’, luôn âm thầm bảo vệ Trái đất và sự tồn tại của chúng ta trong vũ trụ.
Theo NTDVN
Xem thêm: