spot_img
19 C
Vietnam
Thứ bảy,23 Tháng mười một
spot_img

Sốt giá lúa, thương lái tranh nhau đặt cọc

Tân Thế Kỷ – Nguồn cung gạo toàn cầu đang có dấu hiệu bất ổn bởi lệnh cấm xuất khẩu lúa gạo của một số quốc gia. Tại Việt Nam, quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới giá lúa gạo vì thế cũng tăng cao.

Lúa gạo việt Nam và thị trường thế giới| tân Thế Kỷ

Giá gạo đạt mức kỷ lục hơn 10 năm qua

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, trên thị trường thế giới, hiện giá gạo loại ̀̀ 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam đạt 618 USD/tấn, mức cao nhất trong 11 năm qua, thấp hơn Thái Lan 7 USD/tấn. Gạo 25% tấm có giá 598 USD/tấn.

So với thời điểm Ấn Độ chính thức cấm xuất khẩu gạo, chỉ trong vòng nửa tháng qua, giá gạo 5% tấm và 25% tấm của Việt Nam đã tăng mạnh khoảng 85 USD/tấn. Đối với các dòng gạo thơm, giá xuất khẩu trung bình gạo Jasmine Việt Nam ghi nhận ở mức 690 USD/tấn, tăng khoảng 80 USD so với tháng trước.

Tranh nhau mua lúa

Lúa trên đồng còn hơn tháng nữa mới thu hoạch đã có thương lái đến đặt cọc mua, một số nơi còn xảy ra cảnh tranh mua lúa.

Trên các cánh đồng miền Nam, dù lúa mới trổ bông nhưng nông dân đã rôm rả thông tin về giá lúa mỗi ngày.

VNE dẫn thí dụ trường hợp Ông Nguyễn Văn Phó ( Kiên Giang), có 10 ha lúa hạt dài, liên tục nhận cuộc gọi hỏi mua, dù hơn tháng nữa mới thu hoạch.

Hôm 8/8, ba người trực tiếp đến ruộng đòi mua giá 8.300 đồng mỗi kg song ông chưa chịu bán, dự kiến giá 8.500 đồng sẽ cân nhắc. Ông Phó kể: “Năm nay thương lái mua rất lạ, lúa còn xanh đã tìm đến ruộng mua rồi. Chủ ruộng nào kẹt tiền đòi cọc 5 triệu một ha, cũng được luôn. Lần đầu tiên thấy có tình trạng này”.

Việc mua bán lúa ở miền Tây thường thông qua cò lúa tức môi giới trung gian giữa chủ ruộng với thương lái hoặc doanh nghiệp. Những cò lúa thường là người địa phương biết rõ chủ ruộng, sẽ nhận tiền cọc từ thương lái, ký kết hợp đồng giao cọc cho nông dân và hưởng hoa hồng 50.000 đồng mỗi tấn lúa. Nông dân khi nhận cọc nếu làm trái hợp đồng sẽ đền cọc gấp đôi, ngược lại nếu thương lái không mua sẽ mất cọc.

Một người có hơn 10 năm làm cò lúa ở huyện Giồng Riềng cho biết chưa bao giờ chứng kiến lúa sốt giá như hiện nay. Mới tuần trước, người này đặt cọc mua lúa của nông dân giá 7.500 đồng mỗi kg, nay đã lên 8.300 đồng (giống lúa OM).

“Lúa mới trổ cũng mua, mới sạ 15-20 ngày cũng mua. Chủ ruộng nào chịu nhận cọc là mua hết”, một “cò lúa” nói.

Môi giới này cho biết đa phần nông dân chờ giá tăng thêm chưa chịu nhận cọc ngay, một vài chủ ruộng đã nhận cọc giá thấp đang tính bồi thường hợp đồng để bán giá cao hơn. Cánh đồng vài trăm ha có cả chục cò lúa. Mua giành giật với nhau. Nông dân nào đền cọc là có cò khác nhảy vào mua giá mới.

Tại Cần Thơ, Hậu Giang, nhiều thương lái lục sùng, đặt cọc mua “lúa non” dù cách ngày thu hoạch 1-2 tháng. Nông dân Nguyễn Thành Tâm, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ, trồng 5 ha lúa chất lượng cao, xuống giống mới một tháng. Hơn 10 ngày qua, thương lái thúc giục đặt cọc mua lúa nhưng ông chưa đồng ý bán.

Đến nay, thương lái này đã liên tục tăng giá từ 6.200 đồng lên 7.500 đồng mỗi kg. Ông Tâm quyết định cận ngày thu hoạch mới chốt giá bán, sợ gặp những thương lái không uy tín, “bẻ kèo” khi giá giảm hoặc tìm cách cân lúa đủ tiền cọc rồi “lặn”. Nông dân rất khó bán số còn lại.

Tình hình xuất khẩu gạo

Tính đến hết tháng 7, Việt Nam xuất khẩu khoảng 4,83 triệu tấn gạo, trị giá 2,58 tỷ USD, tăng 18,7% về lượng và tăng 29,6% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Sốt giá lúa việt Nam thương lái tranh nhau đăt cọc| Tân Thế Kỷ

Philipines tiếp tục là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, chiếm 40,1% tổng lượng xuất khẩu trong nửa đầu năm. Tiếp đến là Trung Quốc với trên 16% và Indonesia chiếm 11,6% tổng lượng xuất khẩu. Thị trường châu Âu tuy chỉ đạt tỷ lệ nhỏ khoảng 2% nhưng vẫn tăng trưởng mạnh. Châu Phi chiếm 15% tổng lượng gạo xuất khẩu, tăng gần 5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, ngay khi có thông tin về lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ, giá thóc gạo trong nước tăng nhanh theo từng ngày. Trung bình mỗi ngày tăng từ 50 – 100 đồng/kg. Giá gạo nguyên liệu tại một số địa phương đã tăng từ 400 – 500 đồng/kg so với thời điểm cuối tháng 7.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, dự kiến năm nay cả nước gieo trồng được 7,1 triệu ha, năng suất trung bình đạt 6,07 tấn/ha, sản lượng đạt trên 43,1 triệu tấn, tăng 452.000 tấn so với năm 2022.

Từ nay đến cuối năm nếu không có diễn biến bất thường của thời tiết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá sản lượng thóc sẽ đảm bảo kế hoạch trong nước và đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Lượng thóc dành cho xuất khẩu trong 5 tháng cuối năm dự kiến còn khoảng 2,66 – 2,67 triệu tấn, chưa kể lượng thóc, gạo nhập khẩu hàng năm từ Campuchia về để phục vụ chế biến.

Tuy nhiên, hiện nguồn gạo phẩm cấp thấp từ Ấn Độ đã không còn sau lệnh cấm nên khả năng sẽ phải bù đắp từ nguồn trong nước để dành cho sản xuất thức ăn chăn nuôi.

BN 2 jpeg 2

Hoàng Khôi tổng hợp.

Biển số xe định danh và những điều cần biết

Tăng lương tối thiểu năm 2024: “Tiến thoái lưỡng nan”

Đắk Nông công bố tình trạng ‘thiên tai khẩn cấp’

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều