spot_img
17 C
Vietnam
Thứ sáu,22 Tháng mười một
spot_img

Tại sao Giang Trạch Dân sao chép Kinh Địa Tạng?

Tại sao Giang Trạch Dân sao chép Kinh Địa Tạng?
Một mặt cầu nguyện Bồ Tát Địa Tạng bảo hộ, mặt khác Giang Trạch Dân đã ra sức sát hại các đệ tử Đại Pháp, đó là điều cực kỳ tà ác và quái đản. (Hình ảnh: The Epoch Times)

Sau khi phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công, Giang Trạch Dân đã sử dụng toàn bộ bộ máy nhà nước để vu khống và bôi nhọ Pháp Luân Công. Mục đích là gán cho các học viên Pháp Luân Công là “mê tín”. Nhưng ít ai biết ông ta cũng “mê tín” đi lễ chùa cầu phúc cho bản thân.

Mặc dù ĐCSTQ xưa nay luôn là kẻ dối trá, nhưng “giấu được bệnh tật chứ không giấu được cái chết”. Ngày 30 tháng 11 năm 2022, cơ quan ngôn luận của giới truyền thông Trung Quốc xác nhận rằng cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân đã chết tại Thượng Hải. Vì vậy, cái chết của Giang Trạch Dân là sự thật không thể chối cãi.

Thời cổ đại, gian thần Tần Cối đã sát hại và giết chết “Vạn cổ trung thần” Nhạc Phi. Tần Cối còn phản quốc và dẫn dắt hoàng đế mắc sai lầm. Tội của hắn “trên thông với Trời, muốn chết cũng không đủ chuộc tội”. 

Ngày nay, Giang Trạch Dân đã giẫm lên máu hàng ngàn sinh viên “ngày 4 tháng 6” trong sự kiện thảm sát Thiên An Môn để leo lên vị trí Bí thư ĐCSTQ; bắt giam và tàn sát không biết bao nhiêu học viên Pháp Luân Công đang tu tâm hướng thiện; cai trị đất nước bằng tham nhũng; bán một lượng lớn lãnh thổ của Trung Quốc; bản tính dâm loạn,… khiến tội ác chất chồng, “trúc Nam Sơn không ghi hết tội”.

Theo những cuốn sách cổ điển “Dụ thế minh ngôn” và “Thuyết nhạc toàn truyện”, vợ chồng Tần Cối và đồng đồng đảng gian tà của ông ta, sau khi chết đã bị ném vào địa ngục. Ở cõi âm, họ phải chịu hình phạt ở các địa ngục giá lạnh, gió và sấm sét, xe lửa, kim cang v.v. Hơn nữa, sau khi bị trừng phạt, họ phải đầu thai làm súc sinh, bị con người tàn sát hết đời này đến đời khác, và chịu nỗi đau bị nấu chín.

So với Giang Trạch Dân, Tần Cối chẳng khác gì kẻ cắp gặp tướng cướp. Vậy Giang Trạch Dân sau khi chết sẽ đi đâu?

Những tội ác tày trời mà ông ta đã gây ra, đặc biệt là cuộc bức hại tàn bạo đối với trăm triệu học viên, và việc trực tiếp ra lệnh thu hoạch nội tạng của các học viên Pháp Luân Công còn sống trên quy mô lớn, liệu cái chết của ông ta có thể chết là xong chuyện không?

Tại sao Giang Trạch Dân sao chép “Kinh Địa Tạng” ở nhà?

Sau khi phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công, Giang Trạch Dân đã sử dụng toàn bộ bộ máy nhà nước để vu khống và bôi nhọ Pháp Luân Công, gán cho các học viên Pháp Luân Công là “mê tín”. Trong khi đó, ông ta lại “mê tín” đi lễ chùa cầu phúc cho bản thân.

Tháng 1 năm 2002, tạp chí Khai Phóng của Hồng Kông trích dẫn các nguồn tin ở Bắc Kinh nói rằng, Giang Trạch Dân biết mình đã phạm trọng tội, và sợ rằng mình sẽ không thoát khỏi sự trừng phạt của địa ngục, nên đã sao chép Kinh Địa Tạng ở nhà, và đã trả rất nhiều tiền để mời các Lạt ma cầu phúc thọ cho mình.

Vì sao Giang Trạch Dân sao chép Kinh Địa Tạng? 

Vì theo ghi chép trong kinh Phật, Địa Tạng Vương Bồ Tát từng phát đại nguyện: “Địa ngục chưa trống, thề không thành Phật”, có nghĩa là Địa Tạng Bồ Tát phát thệ giải cứu tất cả ác ma trong địa ngục.

Sau khi phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công, Giang Trạch Dân thường xuyên gặp ác mộng. Biết mình đã bức hại một số lượng lớn học viên Pháp Luân Công, nên Giang rất sợ phải xuống địa ngục.

Từ việc Giang sao chép Kinh Địa Tạng, có thể thấy Giang Trạch Dân, kẻ tự xưng là vô Thần, tin vào sự tồn tại của địa ngục, rất sợ mình sẽ đọa địa ngục, và ông ta không giống như tuyên bố là muốn đi gặp Marx. (“Trong bóng tối, vực thẳm địa ngục đồng thời mở ra cho tôi và anh, anh sẽ rơi vào đó, tôi sẽ cười lớn theo sau, thì thầm vào tai anh: Xuống với tôi đi đồng chí!” – Trích tác phẩm kịch nói Oulanem của Karl Marx).

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng giải thích chi tiết về địa ngục cho các đệ tử của Ngài, nhưng Ngài chỉ giảng đến mười tám tầng địa ngục, và không giảng sâu hơn. Trên thực tế, đâu chỉ mười tám tầng địa ngục, địa ngục vô gián là nơi sâu nhất trong tất cả các địa ngục, đồng thời cũng là hình phạt khắc nghiệt nhất, đáng sợ nhất.

Cơn ác mộng địa ngục vô gián của Giang Trạch Dân

Theo báo cáo của “Tuần báo Châu Á”, vào ngày 5 tháng 6 năm 2004, Giang Trạch Dân vội vã đến chùa Chiên Đàn Lâm ở núi Cửu Hoa, An Huy, để thỉnh cầu Địa Tạng Vương Bồ Tát bảo hộ. Giang Trạch Dân lên đường vào ngày 4 tháng 6. Ngày hôm đó, Giang Trạch Dân trằn trọc, mất ăn mất ngủ, dù có thuyết phục thế nào ông ta cũng phải đi cả ngày lẫn đêm lên núi Cửu Hoa.

Sau này, Giang Trạch Dân đã tiết lộ với những người xung quanh rằng, đó là do ông ta có một giấc mơ vô cùng đáng sợ vào ngày hôm trước, ông ta mơ thấy mình rơi vào địa ngục vô gián, và bị tra tấn ở đó. Khung cảnh trong giấc mơ giống hệt như khung cảnh địa ngục vô gián đáng sợ, được mô tả trong phần giới thiệu của chùa Chiên Đàn Lâm.

Kết cục của những kẻ làm bại hoại Phật Pháp là gì? 1
Những người này “sau khi chết vong linh bị đọa vào địa ngục…(Ảnh miền công cộng)

Thật vậy, chùa Chiên Đàn Lâm có mô tả cụ thể và chi tiết về hình phạt trong địa ngục vô gián:

“Ngày nay, có chúng sinh chịu tội ác, cai ngục cầm đinh ba đâm và ném lên trời cao, dùng đinh ba đâm xong thì dùng dao chém toàn bộ thân thể, sau khi chém xong lại dùng lửa đốt. Cứ như thế lặp đi lặp lại cho đến khi ngừng thở. Sẽ có một loại gió nghiệp thổi khiến tội nhân sống lại. Lại lặp lại một lần nữa, khiến họ sống không bằng chết, nhưng họ lại không thể chết. Loại đau đớn thấu tâm can này không có hồi kết, không có giây phút nào dừng lại”.

“Và tùy thuộc vào loại nghiệp chướng nào mà tội nhân đã làm, sẽ có một số cực hình khủng khiếp thế ấy. Chẳng hạn như chặt đầu tội nhân trong nước phân nóng bỏng; hoặc luộc tội nhân trong nước sôi cho đến khi da và thịt của tội nhân nát nhừ và chết, sau đó tội nhân sẽ bị thổi sống lại; và rồi tội nhân bị khóa trong bốn cổng trong thành lửa, nóng bỏng khiến tội nhân chạy lòng vòng cho đến khi không còn nơi nào để đi, cho đến khi tội nhân bị bỏng chết”.

“Còn có tội nhân bị cai ngục dùng đinh sắt nóng đóng vào trăm khúc xương trên thân thể. Đinh đóng xong, lửa tự nhiên sinh ra, thi thể sẽ bị đốt thành tro, hoặc bị gió lạnh núi tuyết thổi nứt toác da thịt, cầu sống không được, cầu chết cũng không được. Cũng có người thường xuyên bị ở trên núi dao và cây kiếm, từ trên ném xuống, lập tức xương khớp toàn thân đều nát vụn… cứ lặp đi lặp lại, vĩnh viễn không ngừng, cực kỳ là kinh hãi!”

Tuy nhiên, Giang Trạch Dân một mặt cầu xin Địa Tạng Vương Bồ Tát bảo hộ, một mặt lại càng điên cuồng sát hại các đệ tử Đại Pháp. Đây là một sự tự lừa mình dối người, lại tà ác, hoang đường và quái đản hết sức.

Trên thực tế, chúng ta cũng có thể từ trải nghiệm của những người theo ông ta bức hại Pháp Luân Công, có một cái nhìn thoáng qua về nơi chốn của Giang Trạch Dân sau khi ông ta chết. Trong số nhiều trường hợp, ví dụ về thẩm phán Tân Cương Tô Thiến, người đã từ cõi chết trở về để chuyển một thông điệp của Diêm Vương, là đặc biệt điển hình.

Nữ thẩm phán Tân Cương Tô Thiến xuống địa ngục

Tô Thiến, một thẩm phán của Tòa án Trung cấp Thành phố Thạch Hà Tử  Khu Sư đoàn 8, Binh đoàn Sản xuất và Xây dựng Tân Cương, đã tích cực tham gia vào cuộc đàn áp Pháp Luân Công.

Vào đầu tháng 6 năm 2007, Tô Thiến, 38 tuổi, được chẩn đoán mắc bệnh ung thư máu ở giai đoạn cuối và đã từ bỏ việc điều trị. Để giảm bớt tội lỗi của mình, Tô Thiến đã quyết định quyên góp 300.000 nhân dân tệ còn lại từ việc tham nhũng để làm một số việc thiện.

Trong thời gian nằm viện, đồng nghiệp và bạn bè của Tô Thiến đã khuyên cô ấy thoái xuất khỏi ĐCSTQ, nhưng cô ấy đã không đồng ý. Đến 9 giờ sáng ngày 12 tháng 6, Tô Thiến không có các dấu hiệu sinh tồn như: không có thân nhiệt, không mạch, không hô hấp, không huyết áp, đồng tử giãn, nên bệnh viện tuyên bố cô đã chết và đưa vào nhà xác.

Thật bất ngờ, vào lúc 2 giờ đêm ngày 13 tháng 6, Tô Thiến ở nhà xác đột nhiên tỉnh dậy và bắt đầu nói chuyện, khiến các nhân viên bệnh viện đang làm nhiệm vụ sợ hãi. Vài giờ sau, lúc 6 giờ sáng, nhân viên trực gọi điện cho bác sĩ nói rằng Tô Thiến đã thực sự trở về từ cõi chết. Bác sĩ đã gọi cho bạn bè, đồng nghiệp của Tô Thiến và những người ở tòa án thành phố, và mọi người đều rất ngạc nhiên.

Tô Thiến nói với mọi người rằng, cô đã xuống địa ngục, nơi cô gặp chồng cô là Liễu Dũng và thẩm phán Cao Phan (cả hai đều chết trong một vụ tai nạn xe hơi, bị báo ứng vì đàn áp Pháp Luân Công). Dưới địa ngục, cả hai bị hình phạt, máu me khắp người, thê thảm kêu la không ngớt. Liễu Dũng còn hỏi cô tại sao cô lại đến đây. Cao Phan nói với Tô Thiến rằng, họ rơi vào tình huống này vì họ đã theo lệnh cấp trên tiếp nhận các vụ án của Pháp Luân Công.

Tô Thiến cũng đã gặp Diêm Vương. Diêm Vương bảo Tô Thiến quỳ xuống và đọc tất cả các chi tiết về hành vi tham ô của cô, bao gồm cả ngày tháng năm. Tô Thiến nói rằng, Diêm Vương thậm chí còn biết tên của bạn bè và đồng nghiệp của cô, cũng như tất cả những việc xấu mà cô ấy đã làm, tất cả đều biết rõ ràng. Diêm Vương thậm chí còn nói với cô về việc bạn của cô đã thuyết phục thoái xuất khỏi ĐCSTQ, đồng thời nói với cô ấy rằng, những kẻ đã bức hại người tốt, và những kẻ phạm tội chống lại Pháp Luân Công, tất cả đều được trình báo ở đây sau khi họ chết.

ntdvn at 1200x1200 2
Chính giữa điện có một vị vương râu trắng, đầu đội mũ miện có tua, quan lại bên cạnh mặc áo màu đỏ, đầu đội mũ ô sa, tay cầm sổ sách. (Phạm vi công cộng)

Tô Thiến nói rằng, Diêm Vương lúc đầu đã mắng cô, nhưng sau đó thái độ của Ngài trở nên tốt hơn nhiều, Ngài đã hòa nhã nói với cô rằng, tại sao cô không thoái đảng? Cô không nói nên lời. Sau đó, cô hỏi Diêm Vương, mỗi ngày Ngài xử lý nhiều vụ án như thế này, Ngài có mệt mỏi không? Diêm Vương đã nói rằng, Ngài khác với con người, không mệt mỏi! Ngài chỉ lo lắng cho con người, hãy ngừng làm điều xấu, hãy thoái đảng! Bất kỳ ai đã bức hại Pháp Luân Công và chưa thoái ĐCSTQ (thoái Đảng, thoái Đoàn, thoái đội) đều sẽ xuống địa ngục! Không ai trong số họ có thể trốn thoát! Cô quay trở về và hãy làm một số việc tốt đi.

Vì vậy, cảnh tượng này đã xảy ra trước mắt, và Tô Thiến từ cõi chết sống lại.

Điều đầu tiên Tô Thiến nói khi cô tỉnh dậy là cô muốn thoái xuất khỏi ĐCSTQ, và cô nói với những người trong tòa án rằng, hãy bảo mọi người thoái xuất khỏi ĐCSTQ. Cô còn nói rằng, thực sự có địa ngục và Diêm Vương, vì vậy hãy ngừng tiếp nhận các vụ án bức hại Pháp Luân Công! Ai tiếp nhận người đó sẽ chết!

Tô Thiến nói với bạn bè và đồng nghiệp của cô rằng, Diêm Vương mặc quan phục cổ xưa, đội mũ ô sa màu đó có xen màu đen, hơi giống trang phục Bao Công trên TV, cao khoảng trên 1,7 mét, và để râu, viên quan thư ký ở bên cạnh tôi cũng nhìn thấy tất cả. Những người trong tòa án thành phố nói rằng Tô Thiến đã dạy cho họ một bài học.

Khoảng 5 giờ chiều ngày 14 tháng 6, Tô Thiến ngủ thiếp đi trên giường trong nhà xác, và không bao giờ tỉnh lại nữa, lần này cô đã thực sự chết. Lễ tưởng niệm đã được tổ chức như dự kiến. Sau khi Tô Thiến qua đời, bạn của cô đã đốt tiền vàng cho cô. Ban đêm, cô báo mộng trong giấc mơ của người bạn, nói rằng cô đã nhận được tiền gửi cho cô ấy rồi, và cô ấy đến để cảm ơn người bạn. Vì nhớ bạn nên cô ấy đã đến để xem, và sau này cô ấy sẽ không làm phiền anh ấy nữa.

Tô Thiến chết đi sống lại để mang thông điệp của Diêm Vương đã gây ra một cú sốc lớn trong khu vực địa phương, và vấn đề này đã được trang mạng Zhengjian.org đưa tin chi tiết.

Lời kết

Sau khi Giang Trạch Dân gặp ác mộng ở địa ngục vô gián, ông ta không những không dừng lại trên con đường tội ác, mà thậm chí còn càng không e dè bức hại các học viên Pháp Luân Công. Là thủ phạm của cuộc đàn áp, Giang Trạch Dân nhận thức rõ mức độ nghiêm trọng của tội ác của mình, nhưng ông ta vẫn đe dọa, dụ dỗ và xúi giục công an, viện kiểm sát, tư pháp và phòng 610 theo ông ta bức hại, trói chặt lượng lớn nhân viên trong thể chế vào con thuyền kẻ cướp bức hại, thực tế là tự mình xuống địa ngục.

Giang Trạch Dân nay đã chết một cách đáng xấu hổ, kết thúc cuộc đời tội lỗi của mình. Thủ phạm tội lỗi này sẽ phải chịu hình phạt vô tận trong địa ngục và sẽ không bao giờ được tái sinh. Những người theo cuộc bức hại không nên mạo hiểm cầu may, mà nên nhanh chóng sửa chữa những sai lầm trong quá khứ, chuộc lỗi bằng những hành động thiết thực và chú ý đến việc thoái xuất khỏi ĐCSTQ để chuộc lại tương lai cho bản thân và gia đình.

(Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả)

Tác giả: Lý Chính Khoan – Epoch Times

Bản dịch từ NTDVN

 


Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều