spot_img
18 C
Vietnam
Thứ sáu,22 Tháng mười một
spot_img

Tại sao Hoàng đế Càn Long lại ngưỡng mộ một người ăn xin nghèo

Tại sao Hoàng đế Càn Long lại ngưỡng mộ một người ăn xin nghèo
Khi Hoàng đế Càn Long đi tuần miền Nam lần thứ 2, nghe các quan tùy tùng bẩm báo rằng: Thập Lý Tần Hoài ở Nam Kinh phồn hoa là nhờ hai cống Đông Quan và Tây Quan của sông Tần Hoài. (Miền công cộng)

Đêm đã khuya, hai người rời quán rượu, ai nấy về nơi cư trú của mình. Sáng sớm hôm sau, tú tài vừa mới thức dậy ở trong hang cổng thành trên cống phía Đông, bỗng thấy một vị quan sai bước vào thi lễ và nói: “Đương kim Hoàng thượng mời tiên sinh”.

“Yên lung hàn thủy nguyệt lung sa” (Khói lồng nước lạnh, trăng lồng cát); “Tưởng thanh cốt cốt, đăng ảnh xước xước” (Mái chèo lao xao, ánh đèn thướt tha). Đây là quang cảnh sông Tần Hoài ở Nam Kinh qua sự miêu tả của Đỗ Mục – thi nhân nổi tiếng đời Đường. Sông Tần Hoài chảy ngang qua Nam Kinh, đổ vào Trường Giang. Mọi người thường gọi đoạn sông từ Đông Thủy Quan đến Tây Thủy Quan là Thập Lý Tần Hoài. Ở nơi này bắt đầu từ thời Lục Triều đã là nơi cư trú của các gia tộc lớn, thương nhân tập trung đông đúc, văn nhân hội tụ như mây.

Thời kỳ nhà Minh – Thanh, nơi này đạt đến cực thịnh. Hai bên bờ sông là nhà cửa hàng quán, cột treo khung gỗ. Cửa son song biếc, cột vẽ dầm khắc. Mỗi dịp lễ Tết, giờ phút hoàng hôn, trên sông Tần Hoài thuyền lớn thuyền nhỏ, đèn đuốc sáng rực, nước sông phản chiếu, giống như một con rồng lửa đang uốn lượn. Trên bờ, người xem đèn ngắm cảnh như nước triều dâng. Vì vậy các văn nhân mặc khách đã để lại rất nhiều những vần thơ được truyền tụng ngàn năm, và cũng để lại rất nhiều những câu chuyện dân gian mỹ diệu cảm động lòng người.

Khi Hoàng đế Càn Long đi tuần miền Nam lần thứ 2, nghe các quan tùy tùng bẩm báo rằng: Thập Lý Tần Hoài ở Nam Kinh phồn hoa là nhờ hai cống Đông Quan và Tây Quan của sông Tần Hoài.

Khi Hoàng đế Càn Long đi tuần miền Nam lần thứ 2, nghe các quan tùy tùng bẩm báo rằng: Thập Lý Tần Hoài ở Nam Kinh phồn hoa là nhờ hai cống Đông Quan và Tây Quan của sông Tần Hoài.
Khi Hoàng đế Càn Long đi tuần miền Nam lần thứ 2, nghe các quan tùy tùng bẩm báo rằng: Thập Lý Tần Hoài ở Nam Kinh phồn hoa là nhờ hai cống Đông Quan và Tây Quan của sông Tần Hoài. (Ảnh minh họa: Miền công cộng)

Thế là Càn Long cải trang, mặc thường phục vi hành, đi dạo đến đầu Đông Quan, chỉ thấy cổng thành trên sông có kiến trúc 3 tầng thượng, trung, hạ rất hùng vĩ, mỗi tầng có 11 vòm. Các vòm ở tầng hạ có thể nhìn rõ một một in dưới đáy nước trong suốt. Những vòm của tầng trung và thượng hướng về phía Tây nhìn về phía trong sông Tần Hoài. Trong lúc dừng chân ngắm nhìn, bỗng Càn Long thấy cổng thành tầng trung phía gần bờ có một cửa hang, hai bên có dán cặp câu đối viết rằng:

Tiêu diêu tự tại Thần Tiên phủ
Thiên hạ bần cùng đệ nhất gia

Càn Long xem xong thì thấy kỳ lạ, ý nghĩa của hai vế đối chẳng phải tự mâu thuẫn đó sao? Thế là Hoàng đế đến bên cửa hang rồi nhìn vào bên trong thì mới thấy bên trong hang cổng thành trên sông phía Đông có một nhóm người ăn xin đang cư trú.

Càn Long bước vào trong hang và hỏi những người ăn xin là câu đối này biểu đạt ý nghĩa gì. Người thủ lĩnh ăn xin cười hì hì và giải thích rằng: “Cư trú trong hang cổng thành, không lọt gió, không mưa dột, mùa đông thì ấm, mùa hè thì mát, phía trước là cảnh đẹp tú lệ của sông Tần Hoài, đó chẳng phải là ‘Tiêu diêu tự tại, vui như phủ Thần Tiên’ đó sao!”.

“Vế đối sau thì sao?” – Càn Long lại hỏi.

Thủ lĩnh ăn xin lắc đầu cười: “Tiên sinh hãy xem, toàn thân tôi chỉ có chấy rận, không có tiền. Nơi ở thì gió làm chổi quét, trăng làm đèn soi, khắp thiên hạ đều thấy chúng tôi nghèo, chẳng phải ‘Thiên hạ bần cùng đệ nhất gia’ đó sao!”.

"Tiên sinh hãy xem, toàn thân tôi chỉ có chấy rận, không có tiền. Nơi ở thì gió làm chổi quét, trăng làm đèn soi, khắp thiên hạ đều thấy chúng tôi nghèo..."
“Tiên sinh hãy xem, toàn thân tôi chỉ có chấy rận, không có tiền. Nơi ở thì gió làm chổi quét, trăng làm đèn soi, khắp thiên hạ đều thấy chúng tôi nghèo…” (Ảnh minh họa: Miền công cộng)

Hoàng đế Càn Long nghe xong thì liên tiếp gật đầu, trong lòng rất tán thưởng anh ta, liền ngồi xuống trò chuyện cùng người ăn xin này.

Người thủ lĩnh ăn xin hỏi Hoàng đế Càn Long: “Tiên sinh họ tên gì, làm gì?”

Càn Long nói ông họ Cao tên Thiên Tứ, mở cửa hàng bán mũ châu ngọc ở Bắc Kinh, chuyên bán mũ cho người làm quan.

Thủ lĩnh ăn xin thấy Càn Long là người buôn bán từ nơi xa đến thì yên lòng kể trải nghiệm cuộc đời mình. Thì ra người thủ lĩnh ăn xin này là một tú tài nhà ở Tứ Xuyên, là người có học vấn sâu rộng, nhưng vì nghèo nên không tạo quan hệ được với các quan giám khảo, nhiều lần thi đều trượt, phải dựa vào người vợ xe chỉ sinh sống. Sau khi vợ chết, trong nhà không còn gạo ăn, đành phải đến Giang Nam đi xin ăn dọc đường phố.

Càn Long nghe thân thế của vị tú tài nghèo này thì trong tâm muốn thử kiểm tra anh ta xem sao, bèn nói: “Tiên sinh đã là người đọc sách thì ắt trong bụng đầy bồ kinh luân. Tôi xin mạo muội có câu đối, hy vọng có được vế đối”.

Tú tài nói: “Xin mời”.

Càn Long bèn lấy tên địa phương Thông Châu ở Giang Tô và Thông Châu ở Hà Bắc làm đề, ra vế đối rằng:

“Nam Thông Châu, Bắc Thông Châu, Nam Bắc Thông Châu thông Nam Bắc”.

Tú tài nghĩ lúc đi xin ăn, trên đường phố thấy có rất nhiều hiệu cầm đồ (đáng phố), người cầm đồ ra vào tấp nập.
Tú tài nghĩ lúc đi xin ăn, trên đường phố thấy có rất nhiều hiệu cầm đồ (đáng phố), người cầm đồ ra vào tấp nập. (Ảnh minh họa: Miền công cộng)

Tú tài nghĩ lúc đi xin ăn, trên đường phố thấy có rất nhiều hiệu cầm đồ (đáng phố), người cầm đồ ra vào tấp nập. Thế là linh cảm vụt đến, anh liền buộc miệng ngâm nga vế đối:

“Đông đáng phố, Tây đáng phố, Đông Tây đáng phố đáng đông tây”.

(Đông cầm đồ, Tây cầm đồ, cầm đồ Đông Tây cầm đông tây (tức cầm đồ))

Càn Long nghe xong liền khen tuyệt, lập tức mời tú tài đến một quán rượu bên sông Tần Hoài cùng uống rượu vui vẻ. Nhìn rượu ngon sơn hào hải vị, Càn Long nói: “Bắc Kinh có một quán rượu gọi là ‘Thiên nhiên cư’, tôi dùng cái tên này ra vế đối: “Khách thượng Thiên Nhiên Cư, cư nhiên Thiên thượng khách” (Khách đến Thiên Nhiên Cư, bỗng nhiên là khách trên Thiên thượng).

Tú tài lập tức trả lời rằng: “Đất Thục quê tôi có rất nhiều Đại Phật, xin dùng để đối lại, không biết có thích hợp không? ‘Nhân quá Đại Phật tự, tự Phật đại quá nhân’ (Người qua chùa Đại Phật, cầu Phật là người lỗi lầm lớn)

Càn Long thấy vế đối của mình là thể hồi văn, tức nửa câu sau chính là nửa câu trước đọc ngược lại, độ khó cực cao, thế mà không gây khó khăn được cho anh tú tài nghèo. Thế là Càn Long bèn dùng “câu đối chữ số” để thử thách tú tài: “Thu Nhị Xuyên, bài Bát Trận, Lục Xuất Thất cầm, Ngũ Trượng nguyên tiền, điểm tứ thập cửu trản minh đăng, nhất tâm chỉ vị thù Tam Cố” (Thu phục Nhị Xuyên, bày Bát quái trận đồ, sáu lần xuất quân Kỳ Sơn, bảy lần bắt sống Mạnh Hoạch, ở gò Ngũ Trượng, thắp 49 ngọn đèn, chỉ một lòng báo đáp ân “Ba lần đến lều tranh”)

Càn Long nghe xong liền khen tuyệt, lập tức mời tú tài đến một quán rượu bên sông Tần Hoài cùng uống rượu vui vẻ.
Càn Long nghe xong liền khen tuyệt, lập tức mời tú tài đến một quán rượu bên sông Tần Hoài cùng uống rượu vui vẻ. (Ảnh minh họa: Miền công cộng)

Đọc xong vế đối, Càn Long nói với tú tài rằng: “Đây là dùng chữ số từ 1 đến 10 để ra vế đối, và khái quát cả cuộc đời của Gia Cát Lượng. Vì ông là người Tứ Xuyên nên tôi ra vế đối này. Xin mời ông đối”.

Tú tài cầm đũa cúi đầu suy nghĩ một lát, bỗng nhiên ngẩng đầu và nói: “Tôi dùng ngũ phương và ngũ hành để đối lại vế đối của tiên sinh, cũng là ca ngợi chiến công của Khổng Minh: Thủ Tây Thục, định Nam Man, Đông hòa Bắc cự, trung quân trướng lý, biến Kim Mộc Thổ hoạch hào quái, thủy diện thiên năng dụng hỏa công (Đoạt Tây Thục, bình định Nam Man, phía Đông thì hòa Đông Ngô, phía Bắc thì chinh phạt Bắc Ngụy, ở trong trướng Trung quân biến đổi Kim Mộc Thổ gieo quẻ bát quái, trên mặt sông thì dùng hỏa công)”.

Đêm đã khuya, hai người rời quán rượu, ai nấy về nơi cư trú của mình. Sáng sớm hôm sau, tú tài vừa mới thức dậy ở trong hang cổng thành trên cống phía Đông, bỗng thấy một vị quan sai bước vào thi lễ và nói: “Đương kim Hoàng thượng mời tiên sinh”.

Tú tài không biết có chuyện gì, trong lòng lo lắng sợ hãi, vội vàng đi theo quan sai yết kiến Hoàng đế Càn Long. Đến khi yết kiên, tú tài vừa nhìn liền nhận ra Hoàng đế chính là thương nhân đêm qua cùng uống rượu và làm câu đối với mình.

Hoàng đế Càn Long luôn miệng khen ngợi tài năng và học vấn của tú tài, và bổ nhiệm chức qua Đốc học phủ Tô Châu.

Quả đúng là:

Văn hóa Thần truyền ngàn thu sáng
Ăn xin đối đáp với đế vương
Cùng đứng cùng ngồi không phân biệt
Trời Nam bể Bắc chuyện văn chương
Quân thần như bạn vui cười nói
Hòa nhã thân thương thực chân thành
Bốn bể một nhà cùng vui thú
Mây tươi biển sáng rạng cổ kim.


Theo Vision Times

Trung Hòa (NTDVN) biên dịch

Untitled 3 01 2

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều