Nga tấn công Ukraine và phát động chiến tranh Nga-Ukraine. 37 quốc gia do Mỹ đứng đầu đã lần lượt ban hành lệnh trừng phạt kinh tế và tài chính đối với Nga. Tuy nhiên, nền kinh tế Nga vẫn chưa sụp đổ và các phân tích của truyền thông Mỹ đã chỉ ra nguyên nhân đằng sau.
Vào tháng 3 năm 2022, ngay sau khi chiến tranh Nga-Ukraine bùng nổ, theo dự báo nội bộ của Nga, nền kinh tế suy giảm hơn 10%, vượt quá mức suy thoái sau sự sụp đổ của Liên Xô và trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 1998. Tuy nhiên, số liệu thống kê sơ bộ của Cơ quan Thống kê Nhà nước Liên bang Nga mới đây cho thấy nền kinh tế Nga đã suy giảm 2,1% trong năm ngoái.
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu trong Thông điệp Liên bang: “Thực tế đã chứng minh rằng nền kinh tế và hệ thống chính trị của Nga mạnh hơn nhiều so với những gì phương Tây tưởng tượng, và âm mưu của họ đã không thành công.”
Putin cho biết kết quả của việc “phi Đô la hóa” cho thấy tỷ trọng của đồng Rúp trong các khu định cư quốc tế của Nga đã tăng gấp đôi. Trong khi đó, các ngân hàng Nga đang tìm cách khôi phục lợi nhuận trong nước. Putin kêu gọi giới kinh doanh tinh anh đầu tư vào Nga, cũng nói bình thường người Nga sẽ không thông cảm bởi các chế tài quốc tế làm mất du thuyền cùng các căn biệt thự cao cấp của họ, bởi đó là kết quả do đầu tư vào các nước phương Tây.
Nhân dịp kỷ niệm một năm chiến tranh Nga-Ukraine, phiên họp đặc biệt khẩn cấp lần thứ 11 của Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết với đa số áp đảo vào ngày 23 tháng 2, một lần nữa yêu cầu Liên bang Nga rút quân ngay lập tức, hoàn toàn và vô điều kiện. Lực lượng quân sự Nga đóng quân tại biên giới được quốc tế công nhận của Ukraine phải rút khỏi lãnh thổ và kêu gọi chấm dứt chiến sự. Dự thảo nghị quyết mang tên “Các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc nhằm đạt được một nền hòa bình toàn diện, công bằng và lâu dài ở Ukraine” đã được 141 quốc gia thành viên bỏ phiếu ủng hộ.
Vì sao nền kinh tế Nga không sụp đổ dưới các lệnh trừng phạt lặp đi lặp lại?
Trang web “New York Times” của Trung Quốc đã đăng một bài phân tích vào ngày 24 tháng 2 và chỉ ra rằng 47 quốc gia đã bỏ phiếu trắng hoặc không tham gia bỏ phiếu tại cuộc họp của Liên Hợp Quốc, bao gồm cả Ấn Độ và Trung Quốc. Nhiều quốc gia được gọi là “trung lập” này cung cấp hỗ trợ kinh tế hoặc ngoại giao quan trọng cho Nga.
Lúc đầu, 37 quốc gia do Hoa Kỳ dẫn đầu đã tham gia vào lệnh trừng phạt, đóng băng dự trữ ngoại hối của Nga và nhắm vào các ngân hàng chính của nước này, làm lung lay nền tảng của hệ thống tài chính Nga.
Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt đã không tác động mạnh như phương Tây mong đợi. Xe du lịch sản xuất tại Trung Quốc đã thay thế nguồn cung trước đây của các nhà sản xuất ô tô phương Tây cho Nga. Xuất khẩu máy móc và chất bán dẫn của Trung Quốc cũng đang tăng lên. Các sản phẩm khác được sản xuất bởi các công ty đa quốc gia không còn có thể được xuất khẩu trực tiếp sang Nga, nhưng giờ đây có thể chảy vào từ các quốc gia thuộc Liên Xô cũ. Nói chung, sau khi xuất khẩu của Nga giảm vào thời kỳ đầu của cuộc chiến, mức độ thương mại với Nga đã tăng trở lại, bởi vì vẫn còn nhiều quốc gia sẵn sàng làm ăn với Nga.
Chiến lược của Nga rất rõ ràng: chờ phương Tây ra tay. Putin tin rằng các nước châu Âu đang lo lắng về những tổn thất kinh tế và chính trị do chiến tranh gây ra cuối cùng sẽ từ bỏ việc ủng hộ các biện pháp trừng phạt và cung cấp vũ khí. Các quốc gia ở châu Á, Trung Đông và châu Phi vẫn trung lập trong cuộc xung đột sẽ tiếp tục tăng cường thương mại với Nga.
Bài viết cho rằng về lâu dài, các biện pháp trừng phạt vẫn có thể giáng một đòn mạnh vào Nga. Các biện pháp trừng phạt đã ngăn cản đầu tư nước ngoài và dự trữ tiền mặt của chính phủ đang cạn kiệt. Hạn chế thương mại dầu đã buộc Nga phải cắt giảm sản lượng. Việc chuyển hướng các đường ống dẫn khí đốt của Nga sang châu Á cũng sẽ mất nhiều năm.
CNN cho rằng chính quyền Bắc Kinh hiện đang sử dụng 3 phương pháp để thúc đẩy quá trình thay máu cho nền kinh tế Nga bị ảnh hưởng bởi những trừng phạt nặng nề, nhằm ngăn chặn nền kinh tế Nga sụp đổ dưới các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Đầu tiên, Bắc Kinh mua số lượng lớn các sản phẩm năng lượng của Nga, bao gồm dầu mỏ và khí đốt tự nhiên, vốn không bán chạy do các lệnh trừng phạt từ bên ngoài. Thứ hai là thay thế các nhà cung cấp từ các nước phương Tây và cung cấp cho Nga máy móc, thiết bị điện tử, kim loại cơ bản, phương tiện, tàu và máy bay trị giá hàng tỷ đô la. Lựa chọn cuối cùng là từ bỏ đồng đô la và sử dụng đồng nhân dân tệ, đồng rúp để giải quyết thương mại giữa Trung Quốc và Nga.
Theo Vision Times
An Thanh biên dịch