spot_img
20 C
Vietnam
Thứ sáu,22 Tháng mười một
spot_img

Tại sao nói “Thuận đạo Trời thì thịnh, nghịch đạo Trời thì vong?”

 

448 700x366 1
Con người nên kính Thần, thuận theo Thiên mệnh – Ảnh: Internet

     Người xưa kính Trời, trọng đức, và tin rằng làm gì cũng nên phù hợp với đạo Trời. Bằng cách thực thi đạo Trời và coi việc tu dưỡng phẩm cách và đức hạnh là cực kỳ trọng yếu, văn hóa truyền thống Trung Hoa dạy con người hướng thiện, đạt đến sự tự giác cao độ về ý thức đạo đức. Nó giúp con người siêu thoát xuất lai khỏi các ham muốn về công danh lợi lộc, thay vào đó nó nhấn mạnh sự nỗ lực để hoàn thiện đạo đức, từ đó đạt được hạnh phúc chân chính và sự che chở của thiên thượng.

Có rất nhiều câu chuyện được ghi chép lại trong các sách cổ đã chứng minh rằng bần hàn không đáng phải lo âu, con người chỉ nên lo lắng khi không có đạo đức, chứ không nên lo lắng khi không có vật chất. Nếu không có đức, càng có lắm của cải thì càng gây nhiều họa hại. Ngược lại, người nào có đức thì sẽ được ban phước, thậm chí có thể chuyển họa thành phúc.

Thuận đạo Trời thì thịnh, nghịch đạo Trời thì vong

Trong văn hóa truyền thống, “Thiên” là danh xưng tối cao vô thượng, “Thiên” trong tâm tưởng của con người là sự kính ngưỡng, sự gần gũi mà gọi bằng hai chữ “ông Trời”.

tin than se duoc binh an 700x366 1
Thuận Đạo Trời thì thịnh, nghịch Đạo Trời thì vong – Ảnh: NTDVN

Đế vương của các triều đại trong lịch sử thường phải cử hành nghi lễ tế Trời. Mỗi khi gặp thiên tai nhân họa, các vị Hoàng đế thường cho rằng chính vì bản thân mình làm việc thất đức mà gây ra, phải thành khẩn hối lỗi và sửa chữa khuyết điểm, thành kính hướng về Trời mà cầu nguyện.

Có những lúc, để biểu đạt lòng thành tín và ý chí quyết tâm của mình, người xưa cũng hướng về phía Trời mà lập lời thề nguyền thệ ước. Người cãi lại mệnh Trời, sống nghịch với Đạo ắt chuốc tai ương.

Vậy “Thiên” là ai?

“Thiên” trong văn hóa truyền thống không chỉ đơn thuần là khoảng không vũ trụ đối xứng với mặt đất, nơi con người sinh tồn. Trên thực tế, trong văn hóa truyền thống đem hết thảy những gì ở bên ngoài con người đều quy về là “Thiên”. Những thứ vượt trên “nhân trí” – trí tuệ của con người, “nhân công” – sự khéo léo của con người, “nhân lực” – sức người được gọi là “thiên nhiên”, “thiên công”, “thiên thành”. Người hiện đại gọi là tự nhiên.

tin troi kinh phat 590x308 1
Thiên không chỉ đơn thuần là khoảng không vũ trụ – Ảnh: DKN

“Thiên nhiên khứ điêu sức”, ý nói những điều tự nhiên nhất. “Xảo đoạt thiên công”, ý nói những công việc cực kỳ khéo léo tinh xảo đến mức độ tuyệt hảo sánh với Trời. “Hồn nhiên thiên thành”,  ý nói trời sinh hoàn mỹ, khí chất tự nhiên như Trời. Đây là những điều thuộc về tự nhiên.

Hết thảy tạo hóa của vũ trụ đều thuộc về thiên nhiên, thiên công và thiên thành. Thiên nhiên là sự phù hợp, vừa vặn nhất. Thiên công là sự khéo léo, xảo diệu nhất. Thiên thành là sự trọn vẹn, hoàn chỉnh nhất.

Uy lực của Trời là vô cùng vô tận. Tạo hóa của Trời là huyền diệu khó lường, không gì có thể sánh bằng, cũng không gì có thể chống lại được. Vậy nên, con người kính sợ và tôn sùng “Trời” là điều tất lẽ dĩ nhiên.

Nhân tố ẩn dấu đằng sau “Trời” là gì?

Đạo gia giảng “trên đầu ba thước có Thần linh”. Phật gia giảng có “Thiên nhân” (người Trời) và thế giới Thiên Quốc. Phật Thích Ca Mâu Ni giảng “Phật trên Thiên Thượng nhiều không đếm xuể”. Thần Phật có thể tạo ra con người, tạo ra vạn vật và sáng chế thế giới.

phat 11 700x366 1
Trên đầu ba thước có Thần linh – Ảnh: Internet

Đạo gia Trung Quốc có truyền thuyết Thần Nữ Oa vê đất nặn người, còn có truyền thuyết Thần Bàn Cổ khai thiên lập địa. Hết thảy năng lực, trí huệ và cảnh giới của Thần Phật đều vượt xa bội lần so với nhân loại.

Thần Phật có thể làm được hết thảy những điều mà con người không thể làm được. Họ có thể làm chúa tể, cải biến hoàn cảnh sinh tồn của con người, quyết định vận mệnh của con người và xã hội nhân loại. Ý nguyện, ý chỉ của Thần Phật chính là “Thiên ý”.

Mỗi một vị Thần, vị Phật đều là một “ông Trời”. Mỗi một vị Thần, vị Phật đều có thế giới thiên quốc do tự mình chủ trì. Mỗi một vị Thần, vị Phật đều là Thiên Chủ của con người do họ tạo ra. Vận mệnh của mỗi người đều do Thần Phật an bài và cai quản, đây gọi là “Thiên mệnh”. “Thiên mệnh” là không thể trái và không thể thay đổi.

“Thiên hành hữu thường, bất vi nghiêu tồn, bất vi kiệt vong” ý nói: Đạo trời vận hành có quy luật nhất định, sẽ không thay đổi vì sự tồn tại của người có đạo đức cao như đế Nghiêu hay những kẻ bạo chúa như vua Kiệt.

Vạn vật phải thuận theo Thiên đạo mà hành

Thần Phật hành sự cũng là thuận theo Pháp tắc và quy luật thống nhất của vũ trụ. “Pháp tắc” và “quy luật” này được gọi là “Thiên đạo” (lẽ Trời, đạo của Trời).

“Trời là bất biến và Đạo cũng là bất biến”. “Thiên đạo” không thể chống lại, vậy nên “thuận Trời thì hưng thịnh mà nghịch Trời thì tất sẽ vong”. Hết thảy mọi thứ ở nhân gian đều nằm trong tay của Thần Phật. Đó cũng là điều mà con người gọi là: “Lưới Trời tuy thưa mà khó lọt”, “mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên”.

Con người làm việc gì cũng nên quan sát Thiên ý, tuân theo Thiên đạo và thuận theo Thiên thời. “Thiên thời, Địa lợi, Nhân hòa” tắc thì sự sẽ thành. Bởi vậy, con người làm việc nên cố gắng hết sức làm tròn bổn phận của mình và nghe theo Thiên mệnh. Mưu trí của con người há có thể đấu với Trời? “Người định không bằng Trời định”, “Con người có ngàn tính toán, ông Trời chỉ có một tính toán mà thôi”.

ton kinh than phat 700x366 1
Vạn vật theo Thiên Đạo mà hành thì mới được trường tồn – Ảnh: TH

Từ xưa đến nay, cố nhân khuyên rằng: “Thiên ý cao khó hỏi”, “Thiên cơ là không thể tiết lộ”, “người đang làm, Trời đang nhìn”, “Người nói thì thầm, ông Trời nghe thấy rõ như tiếng sấm. Trong tối tăm mà làm việc trái Thiên lý, mắt Thần như điện”, “Người sinh ra một niệm, ông Trời đều biết hết”. Hết thảy những gì con người nghĩ và làm, liệu có thể giấu được ông Trời sao?

“Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”, không phải là không có báo ứng chỉ là chưa đến lúc, thời điểm vừa đến thì hết thảy sẽ có báo ứng. Con người có người lương thiện, người gian dối nhưng ông Trời không lừa dối. “Thiên lý” là công bằng. Người vi phạm “Thiên lý” tất sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc, đây là điều được gọi là “Trời phạt”. Sức lực của con người quá nhỏ bé, sao có thể chống lại được Trời? Cho nên, cái gọi là đấu với Trời, chẳng qua chỉ là một kiểu nói ngông cuồng của những người vô tri mà thôi.

“Trời” là đấng tối cao mà con người nên phải kính sợ và phục tùng. Con người không biết lượng sức mình, đem trí tuệ thấp kém đấu với Trời thì kết cục bi thảm tất sẽ giáng xuống thân. Lịch sử mấy ngàn năm của nhân loại đã chứng minh điều này và lịch sử nhân loại tương lai cũng sẽ tiếp tục chứng minh điều này là đúng.

Quý Văn Tử thuận đạo Trời, coi trọng đức được vinh hiển

Có một câu chuyện vào thời Xuân Thu trong khoảng từ năm 771-476 trước Công Nguyên miêu tả về việc sống thuận Đạo Trời, coi trọng đức mà được vinh hiển. Quý Văn Tử, qua đời vào năm 568 trước Công Nguyên, từng làm Tể tướng ở cả hai triều vua Lỗ Tuyên Công và Lỗ Thành Công của nước Lỗ, thuộc tỉnh Sơn Đông ngày nay. Tuy vậy thê tử của ông không hề mặc lụa là gấm vóc. Ngựa trong nhà ông cũng ăn cỏ thay vì ăn kê.

photo 2023 04 10 11 57 59 1
Quý Văn Tử sống thuận theo đạo Trời – Ảnh minh hoạ: Internet

Trọng Tôn, con trai của Mạnh Hiến Tử, người đứng đầu của một gia tộc nổi tiếng ở nước Lỗ, hỏi Quý: “Ông là Tể tướng của Lỗ quốc, nhưng gia nhân của ông lại không mặc lụa là gấm vóc, ngựa của ông không được ăn kê. Người khác có thể nghĩ rằng ông là kẻ keo kiệt, hơn nữa nó cũng không mang lại vinh diệu cho quốc gia.”

Quý Văn Tử đáp: “Đương nhiên ta cũng muốn gia nhân được mặc đẹp và ngựa được ăn ngon. Tuy nhiên, ta thấy nhiều người trong thiên hạ vẫn đang còn phải ăn đói mặc rách. Do đó ta không dám làm như vậy. Thiên hạ còn đang ăn đói mặc rách, còn gia nhân của ta lại quá xem trọng ẩm thực và ăn mặc, ta cho rằng đó mới là điều Tể tướng không nên làm. Hơn nữa, ta chỉ nghe nói rằng con người có phẩm đức cao thượng mới là vinh dự lớn nhất của quốc gia, ta chưa bao giờ nghe nói rằng khoe khoang quần áo và xe ngựa có thể mang đến vinh diệu cho quốc gia.“

Sau khi biết chuyện này, Mạnh Hiến Tử rất giận người con trai. Ông đã biệt giam Trọng Tôn trong bảy ngày. Kể từ đó, gia nhân của Trọng Tôn bắt đầu ăn mặc đơn giản, và ngựa của Trọng Tôn cũng được cho ăn cỏ thay vì ăn kê.

Khi Quý Văn Tử nghe về sự thay đổi của Trọng Tôn, ông nhận xét: “Một người có thể cải chính lại những sai lầm của bản thân thì rất đáng làm tấm gương cho người khác.” Ông đã bổ nhiệm Trọng Tôn làm một trong những vị quan hàng đầu.

Quý Văn Tử đã dành cả đời cho sự bình an của xã tắc, luôn trung thành và giữ gìn lễ tiết, tận tuỵ với việc nước, sinh hoạt tằn tiện trong gia tộc. Ông đã khởi xướng nếp sống giản dị và tiết kiệm của nước Lỗ. Các thế hệ đã qua đi, nhưng đức hạnh của ông vẫn được truyền tụng đến ngày nay.

Chân Tâm (t/h)

Tham khảo DKN, Minh Huệ

Banner Visaoconhanloai Footer

Xem thêm: 

 

 

 

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều