spot_img
19 C
Vietnam
Thứ bảy,21 Tháng chín
spot_img

Vị tỷ phú sẵn sàng chi 1,8 tỷ đô để từ thiện nhưng lại để con trai làm công nhân

Tân Thế Kỷ – Xưa nay người Á Đông luôn có một tâm lý rất đặc biệt đó là muốn để lại tài sản cho con cái càng nhiều càng tốt. Thậm chí cả đời cần mẫn kiếm tiền chỉ để mong cho thế hệ sau có thể an nhàn. Tuy nhiên, với vị tỷ phú Tào Đức Vượng này lại là một câu chuyện rất khác biệt. Với ông, nuôi dạy con cái cũng giống như làm kinh doanh, tất cả đều phải dựa vào chiến lược hợp lý.

“Phú nhị đại” là thuật ngữ dùng để chỉ tầng lớp giàu có thứ hai tại Trung Quốc. Họ vốn là công tử, tiểu thư xuất thân từ tầng lớp doanh nhân giàu có. Trong khi cha mẹ phải lập nghiệp từ hai bàn tay trắng, họ sinh ra đã “ngậm thìa bạc”, có sẵn sản nghiệp của gia đình để kế thừa.

Tào Đức Vượng là người sáng lập kiêm chủ tịch của tập đoàn Fuyao Group – đứng đầu Trung Quốc và đứng thứ hai thế giới trong lĩnh vực chế tạo kính ô tô. Ông từng nhận giải thưởng “Doanh nhân của năm” do Ernst & Young trao tặng. Nhưng ông nhất định không cho con trai “ngậm thìa vàng, ngậm thìa bạc” ngay từ khi bắt đầu công việc mà phải tự vươn lên.

Nếu cha mẹ không dám cho con chịu khổ, sau này chúng sẽ khổ

Theo ông Tào Đức Vượng quan niệm, 3 đức tính quan trọng của con người là chịu được gian khổ, cần cù và biết phấn đấu. Ông từng phát biểu rằng “Cha mẹ không nỡ để con chịu khổ, sau này cuộc đời sẽ khiến chúng khổ”.

Theo chia sẻ, “ông vua ngành kính” có con trai đầu lòng tên Tào Huy, tuy không sở hữu bằng cấp cao, nhưng nhiều người vẫn cho rằng anh sẽ trở thành lãnh đạo công ty từ sớm. Trái với suy nghĩ của nhiều người, Tào Đức Vượng yêu cầu con trai bắt đầu sự nghiệp từ vị trí thấp nhất trong công xưởng là công nhân.

unnamed
Tỷ phú Tào Đức Vượng gây ấn tượng mạnh về cách dạy con (Ảnh: Chinanews)

Tào Huy cũng chẳng hề phản đối, chăm chỉ làm việc đủ 3 ca/ngày trong xưởng, ăn uống sinh hoạt cũng với các công nhân khác. Trong suốt 8 năm làm việc tại tập đoàn, anh chỉ mặc độc một bộ đồ. Anh đi làm bằng chiếc xe cũ của bố, sống trong KTX với các công nhân khác, nếu đi công tác cũng chỉ ngồi máy bay hạng phổ thông.

Thực tế là con của ông đều trưởng thành và tự lập

Quả thực, Tào Huy đã không làm cha mình thất vọng. Sau khi làm đủ việc chân tay trong xưởng, anh dành được suất thực tập ở trụ sở doanh nghiệp, rồi tiếp đó phấn đấu trở thành Tổng giám đốc ở chi nhánh Bắc Mỹ. Nhờ thời gian dài làm việc ở các bộ phận lớn nhỏ, Tào Huy hiểu rõ phương thức quản lý, điều hành nhà máy, giúp doanh nghiệp tăng trưởng lợi nhuận gấp nhiều lần.

Chan dung con trai Tao Huy cua ty phu Tao Duc Vuong. Anh Chinanews
Chân dung con trai Tào Huy của tỷ phú Tào Đức Vượng. (Ảnh Chinanews)

Cậu con trai út của ông là Tào Đại Đằng cũng vậy, khi mua chiếc xe đầu tiên ở Mỹ, anh cũng chỉ dám mua hàng second-hand, giá chưa đến 2.000 USD. Xét về gia thế, tài sản, chắc chắn anh có thể tậu về siêu xe tiền tỉ, thế nhưng anh lại không làm vậy.

Lại nói trong suốt 30 năm kinh doanh, Tào Đức Vượng đã trích ra khoảng 50% khối tài sản của mình, tổng cộng là 1,8 tỷ USD để quyên góp ủng hộ từ thiện. Dù hào phóng như thế, không phải ai cũng biết đến chuyện ông làm từ thiện.

Phương pháp giáo dục con: Dân chủ nhưng không mất đi sự uy nghiêm

Người xưa có câu: “Thương cho roi cho vọt”, và ngay cả Tào Đức Vượng cùng từng nếm trải đòn roi của cha khi mắc lỗi ngày bé. Dù vậy, ông khẳng định rằng mình không bao giờ áp dụng cách giáo dục đó với con mình.

Ông tâm niệm, trẻ con và người lớn đều giống nhau, đều đáng được tôn trọng. Dù không dùng đến đòn roi, vị tỷ phú này vẫn giữ được sự uy nghiêm, khi ông nói chuyện các con đều không dám chen vào, chỉ im lặng lắng nghe chờ đến lượt nêu ý kiến.

Tào Đức Vượng cũng hiểu rõ là giáo dục bằng cách so sánh không thể nuôi dạy nên những đứa trẻ tự tin. Mỗi khi nhắc đến các con, vị tỷ phú này luôn thể hiện sự tự hào và trân trọng: “Các con trai của tôi khác với con của những nhà tài phiệt khác. Chúng đều là những đứa con ngoan, chịu khó và làm việc chăm chỉ”.

Trong mắt ông, những đứa trẻ ấy đều là độc nhất vô nhị, mang những giá trị của riêng mình.

Tình thương và sự giáo dục của người cha là rất quan trọng

Mỗi đứa trẻ đều mang theo mình những giấc mơ đẹp nhất. Chúng xứng đáng nhận được sự quan tâm, chăm sóc dịu dàng từ cha mẹ mình. Người may mắn, cả đời dựa vào tuổi thơ để an ủi; kẻ bất hạnh, cả đời tìm cách an ủi tuổi thơ.

Cha là điểm tựa lúc con sợ hãi, là ngọn đèn soi sáng. Một người cha tốt bằng 100 người thầy giỏi. Cha có tốt, con mới có thể bay cao.

Nhà tâm lý học Pierre Nicholas Gerdy từng nói: “Người cha có vai trò vô cùng quan trọng, có quyền năng đặc biệt trong việc nuôi dạy con cái”. Nhìn cách Tào Đức Vượng dạy con, ta thật thấm thía đâu mới là tình thương đúng đắn của người cha, đâu mới là cách để con trưởng thành và tự lập.

Hai cha con deu la nhung nguoi thanh cong. Anh Chinanews
Hai cha con đều là những người thành công. (Ảnh Chinanews)

Vậy nên, thái độ quyết liệt của vị tỷ phú trong câu chuyện nói trên thật đáng ngưỡng mộ. Biết con sống khổ cực trong xưởng máy, nhưng ông không hề mềm lòng ‘cứu con’. Tiền ông kiếm được nhiều lắm, nhưng thà đi từ thiện chứ không cho con thụ hưởng. Nhiều người bảo ích kỷ nhưng thật ra tài sản của ai người đó dùng, đó mới là cuộc chơi công bằng nhất.

Nên nhớ, đời này “lên voi xuống chó” rất nhanh, nếu không biết lao động, tư duy và sáng tạo, nếu không biết chịu khổ chịu cực thì cha mẹ có để núi vàng núi bạc, cũng sẽ có một ngày sụp đổ, vỡ tan. Đến lúc đó con cái không tự lực cánh sinh thì còn điểm tựa nào để mà dựa dẫm?

Ở Việt Nam cũng vậy thôi, hầu hết cha mẹ sẽ không làm như vậy, vì họ xót con. Chính vì xót con, họ ‘tiếp tay’ cho con trở thành kiểu người tệ hại và không tự rút ra được bài học vì làm gì cũng có nơi bao bọc.

Trong khi thời đại bây giờ, với những thanh niên tay chân lành lặn và trí óc minh mẫn, chúng sẽ không bao giờ chết đói. Phải quăng chúng ra ngoài đường để chúng tự tìm thấy lối đi. Suy cho cùng, đây sẽ là câu chuyện cực kỳ sâu sắc mà chúng ta nên học hỏi, muốn con cái trưởng thành, mẹ cha cần cứng rắn.

Cách Tào Đức Vượng dạy con đã cho ta thấy đâu mới là tình thương chân thành nhất của người cha. Đây mới là người cha thật sự để cho các con tin tưởng dựa vào.

Tịnh Yên (t/h)

BN 1 jpeg 1

Chỉ vì đỡ cụ bà té ngã, gia đình cậu bé 9 tuổi bị đòi bồi thường hơn 3,2 tỷ và cái kết

 

Vì sao nói: “Trí của người cha, tâm của người mẹ quyết định sự thịnh vượng của một gia đình”?

Tân Thế Kỷ Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều