spot_img
20 C
Vietnam
Thứ bảy,23 Tháng mười một
spot_img

“Tam quan” không hợp mãi mãi chỉ như người dưng qua đường, vậy “tam quan” là gì?

Tân Thế Kỷ – Tam quan là quan điểm căn bản của con người về cuộc sống và thế giới xung quanh. Nó thể hiện thái độ tích cực của chúng ta đối với các vấn đề cốt lõi. Tam quan giúp chúng ta hiểu rõ hơn về mục tiêu, giá trị và ý nghĩa của cuộc sống. Bằng cách nhìn nhận thế giới với một tầm nhìn lạc quan và sẵn lòng đối mặt với thách thức, chúng ta có thể tạo nên cuộc sống ý nghĩa và hạnh phúc.

“Tam quan” bao gồm những ‘quan’ nào?

Tam quan bao gồm ba khía cạnh chính là nhân sinh quan, thế giới quan và giá trị quan.

Thế giới quan chính là cách bạn nhìn thế giới. Thế giới quan của một người được quyết định bởi những thứ họ tiếp xúc, nhìn thấy, nghe thấy. Ví dụ hôm nay bạn học được một công thức, đọc một quyển sách hay là kết giao được với một người bạn tài trí… Tất cả đều đang làm cho thế giới quan của bạn càng thêm phong phú hơn.

Giá trị quan là cách nhìn nhận của bạn đối với một sự vật hiện tượng: Thế nào là đúng? Thế nào là sai? Bởi vì cùng một sự việc nhưng mỗi người chúng ta lại có một cách nhìn nhận khác nhau. Có những người cho rằng tri thức quyết định vận mệnh, có người cho rằng sức khỏe mới là quan trọng nhất, cũng có người cho rằng tiền bạc mới là quan trọng nhất.

Thế giới quan và giá trị quan sẽ cùng nhau quyết định nhân sinh quan của bạn. Bạn đọc nhiều sách đến vậy, đã trải qua nhiều thứ như vậy, ngoảnh đầu lại hỏi bản thân: Ước mơ của mình là gì? Mình muốn trở thành người như thế nào? Đó chính là Nhân sinh quan.

Tam quan của một con người quyết định cái nhìn khách quan của họ đối với thế giới, là cách lý giải cùng với điểm giới hạn đạo đức của người đó.

Tam quan lệch lạc là gì?

Đó là những suy nghĩ lệch lạc, không đúng của con người về thế giới quan. Những suy nghĩ ấy có thể là do môi trường sống và làm việc, gia đình, bản chất của con người. Ở nhiều góc độ khác nhau mà suy nghĩ ấy sẽ tác động tiêu cực đến lối sống và hành động của con người, mang đến những kết quả không tốt, có cái nhìn tiêu cực về bản thân và những người xung quanh. Dưới đây là 15 lối suy nghĩ lệch lạc phổ biển nhất:

Sàng lọc

Bạn tập trung vào các chi tiết tiêu cực và phóng đại chúng lên, cùng lúc đó bỏ ra ngoài mọi khía cạnh tích cực của sự việc. Một chi tiết đơn lẻ có thể được chọn ra, và rồi toàn bộ sự việc sẽ mang màu sắc của chi tiết đó. Khi bạn tách riêng những điều tiêu cực khỏi bối cảnh, bạn sẽ khiến chúng lớn hơn và tồi tệ hơn so với thực tế.

Suy nghĩ phân cực

Mọi thứ đầu đen hay trắng, tốt hay xấu; bạn phải là người hoàn hảo, nếu không thì là thất bại,…không có vị trí ở giữa, không có sự trung dung.

Khái quát hóa

Bạn đi đến kết luận dựa trên một sự kiện đơn lẻ hoặc một ít chứng cứ. Nếu điều gì xấu xảy ra một lần, bạn sẽ cho rằng nó lại tiếp tục xảy ra nhiều lần. “Luôn luôn” và “không bao giờ” là những dấu hiệu cho thấy bạn đang suy nghĩ theo lối này. Kiểu suy nghĩ vội vàng có thể đưa đến một cuộc sống bị hạn chế, bởi bạn tránh các thất bại trong tương lai chỉ dựa trên một sự việc, sự kiện đơn lẻ.

Đọc trước suy nghĩ

Không cần mọi người lên tiếng, bạn đã biết họ đang có cảm giác gì và lý do tại sao họ lại hành động theo cách đó. Đặc biệt, bạn có khả năng tiên đoán mọi người có cảm nhận như thế nào về bạn. Việc đọc trước suy nghĩ phụ thuộc vào một quá trình gọi là “phép chiếu”. Bạn tưởng tượng rằng mọi người cũng cảm nhận và phản ứng với mọi thứ giống bạn.

Vì vậy, bạn không quan sát hay lắng nghe đủ cẩn thận và không nhận ra rằng họ thực sự khác biệt. Những người đọc trước suy nghĩ sẽ đi đến các kết luận chủ quan, nhưng lại không kiểm tra xem liệu điều đó có đúng với những người khác hay không.

Biến mọi thứ thành hiểm họa

Bạn kì vọng thảm họa sẽ xảy ra. Bạn chú ý hoặc nghe về một vấn đề và rồi bắt đầu nghĩ “điều gì sẽ xảy ra nếu…” Điều gì sẽ xảy ra nếu bi kịch ập đến? Điều gì sẽ xảy ra nếu chuyện tồi tệ đến với tôi?

Riêng tư hóa

Nghĩ rằng những điều mọi người làm hoặc nói đều là một loại phản ứng nào đó đối với bạn. Bạn cũng so sánh bản thân mình với những người khác và cố xác định xem ai thông minh hơn, ai ưa nhìn hơn,…

Nhầm lẫn về khả năng kiểm soát

Nếu bạn cảm thấy mình bị kiểm soát quá nhiều bởi các yếu tố bên ngoài, bạn sẽ nhìn nhận bản thân là bất lực, nạn nhân của số phận. Ngược lại, nếu bạn đặt cho mình quá nhiều sự kiểm soát, bạn có xu hướng trách nhiệm cho nỗi đau và hạnh phúc của mọi người xung quanh.

Nhầm lẫn về sự công bằng

Bạn cảm thấy bực bội vì cho rằng mình biết thế nào là công bằng, nhưng những người khác lại không đồng ý với bạn, hay không hành xử giống như quan điểm “công bằng” của bạn.

Đổ lỗi

Bạn cho rằng người khác phải chịu trách nhiệm cho những đau khổ của bạn, hoặc ngược lại, đổ lỗi cho bản thân về mọi vấn đề. Thông thường, đổ lỗi là hành động khiến người khác phải chịu trách nhiệm cho những lựa chọn và quyết định của cá nhân bạn. Trong các hệ thống đổ lỗi, bạn từ chối quyền (và trách nhiệm) của mình để nhấn mạnh nhu cầu của bản thân, từ chối, hoặc bỏ đi nơi khác để tìm những gì bạn muốn.

Quá quy tắc 

Bạn có cả một danh sách các quy tắc cứng nhắc quy định bạn và những người khác nên hành xử ra sao. Những ai phá vỡ quy tắc này sẽ khiến bạn tức giận, và bạn cảm thấy tội lỗi nếu chính mình vi phạm nguyên tắc đó.

Tư duy dựa trên cảm xúc

Bạn tin rằng những gì bạn cảm nhận là hoàn toàn đúng. Nếu bạn cảm thấy ngớ ngẩn và nhàm chán, vậy nghĩa là bạn thực sự ngớ ngẩn và nhàm chán. Nếu bạn cảm thấy tội lỗi, vậy chắc chắn bạn đã làm gì điều gì đó sai trái. Vấn đề của “tư duy theo cảm xúc” là: xúc cảm cảu bạn có tương tác và tương quan với quá trình tư duy. Vì vậy, nếu bạn có những niềm tin và suy nghĩ lệch lạc thì xúc cảm của bạn sẽ phản ánh những điều lệch lạc đó.

fffbc4216b5ca2636b3236e0a8dfe8ec
Ảnh minh họa. – Nguồn: Pinterest.com

Ảo tưởng thay đổi người khác

Bạn mong đợi người khác sẽ thay đổi để phù hợp với bạn, chỉ cần bạn đủ gây áp lực hoặc chiều chuộng họ. Bạn cần phải thay đổi mọi người bởi hy vọng được hạnh phúc của bạn dường như hoàn toàn phụ thuộc vào họ. Nhưng sự thật là, người duy nhất bạn có thể kiểm soát hoặc có hy vọng thay đổi là chính bản thân bạn. Nhận định ẩn bên dưới lối nghĩ này là: bạn cho rằng hạnh phúc của bạn phụ thuộc vào hành động của người khác. Nhưng thực tế là hạnh phúc của bạn phụ thuộc vào hàng nghìn quyết định lớn nỏ mà bạn đưa ra trong cuộc sống.

Dán nhãn toàn thể

Bạn khái quát một hoặc hai phẩm chất (ở bản thân hoặc người khác) thành một nhận định tiêu cực cho toàn thể. Dán nhãn toàn thể sẽ bỏ qua tất cả bằng chứng trái chiều, tạo nên một cái nhìn rập khuôn và một chiều về thế giới. Dán nhãn cho bản thân có thể gây tác động tiêu cực đến sự tự tin của bạn; trong khi dán nhãn lên những người khác có thể dẫn tới nhận định bộp chộp, các vấn đề về mối quan hệ và thành kiến.

Tôi luôn đúng

Bạn liên tục xem xét để chứng tỏ rằng ý kiến và hành động của bản thân là chính xác. Sai trái là điều không thể chấp nhận được và bạn sẽ làm mọi cách để chứng minh sự đúng đắn của mình.

Ảo tưởng về phần thưởng

Bạn mong đợi tất cả mọi hy sinh và từ bỏ lợi ích của mình sẽ được đền đáp, như thể có ai đó đang ghi sổ cho bạn. Bạn sẽ cảm thấy cay đắng khi phần thưởng không đến như kỳ vọng. Vấn đề chính là, mặc dù bạn luôn làm “điều tốt” nhưng bạn lại không thực sự đặt tâm vào đó, bạn chỉ đang làm tổn hại bản thân cả về thể chất lẫn tinh thần.

Hiểu được những biểu hiện của “tam quan lệch lạc”, ta mới biết bản thân mình sai ở đâu để sửa lại cho đúng. Vì từ suy nghĩ dẫn đến hành vi, và hành động lại dẫn đến kết quả.

Không chỉ vậy, tam quan còn ảnh hưởng đến việc chọn bạn để chơi, thậm chí bạn đời của chúng ta.

Mối quan hệ thoải mái nhất giữa con người: Tam quan tương hợp

Trên thực tế, sự đồng nhất về tam quan không phải là ở việc có cùng niềm hứng thú, sở thích, cách suy nghĩ với nhau hay không, mà là cả hai có thể tìm thấy điểm chung trong sự khác biệt, hiểu thế nào là bao dung, thấu hiểu và tán dương lẫn nhau hay không.

Trang Aboluowang đã tổng kết ra những điều kiện quan trong nhất để có được mối quan hệ bền chặt người bạn đời của mình. Theo đó, những điểm tương đồng về “tam quan” đã vượt lên trên hàng loạt tiêu chí khác như: tính cách, vẻ ngoài, điều kiện kinh tế…

Rất nhiều người kinh ngạc về kết quả này, nhưng suy nghĩ một cách cẩn thẩn, tam quan thật sự vô cùng quan trọng. Mà trong tương lai, nếu có sự không hòa hợp trong tam quan này thì rất có thể là tình cảm vợ chồng sẽ bị đi theo hướng tiêu cực.

Những điều kiện quan trọng nhất để có được mối quan hệ bền chặt người bạn đời của mình bao gồm: Tam quan đồng nhất, tính cách, hình thức, điều kiện kinh tế, trình độ học vấn.

Bạn thích đọc sách, anh ấy thích chơi điện tử, đây không gọi là tam quan không hợp. Nhưng bạn nghĩ: “Anh ấy nói đọc sách thì có ích gì, chỉ là những lý thuyết vô dụng”, đây mới gọi là tam quan không hợp.

Bạn thích đến các nhà hàng Tây sang trọng ăn bò bít tết, anh ấy thì lại thích xếp hàng ở những quầy hàng bán thịt xiên nướng, đây cũng không gọi là tam quan không hợp. Nhưng anh ấy nói với bạn: “Ở đấy vừa đắt vừa không ngon, nói bạn đúng là chỉ biết giả vờ sang trọng”, đó chính là tam quan không hợp.

Bạn thích đi đến những nơi khác nhau du lịch trong kỳ nghỉ lễ, anh ấy chỉ thích ở nhà, đó không phải là tam quan không hợp. Nhưng anh ấy nói: “Đi du lịch có gì vui, cũng chỉ là tiêu sạch tiền của mình thôi, nằm ở nhà nghỉ ngơi mới thoải mái”, đó chính là tam quan không hợp.

Trên thực tế, sự đồng nhất về tam quan không phải là hai người phải có cùng niềm hứng thú, sở thích, cách suy nghĩ với nhau, mà là cả hai có thể tìm thấy điểm chung trong sự khác biệt, hiểu thế nào là bao dung, thấu hiểu và tán dương lẫn nhau.

Nếu không khi bạn chia sẻ niềm vui, anh ấy sẽ cảm thấy đó là bạn đang khoe khoang. Bạn tâm sự với anh ấy những điều khiến bạn buồn lòng, anh ấy liền cảm thấy bạn chỉ đang than vãn. Tương tác với những người có tam quan không hợp còn mệt hơn việc khuân vác những viên gạch nặng, bởi vì họ không hề hiểu bạn một chút nào.

Bạn nói với anh ấy: “Đại dương đẹp quá!”. Anh ta lại nói: “Em không biết bên trong đó đã có bao nhiêu người chết chìm sao?”.

Bạn thích xem kịch. Anh ấy nói: “Tốn chừng ấy tiền đi xem kịch nói, số tiền đấy đủ cho 10 bộ phim”.

Mỗi ngày, bạn đều trang điểm làm đẹp. Anh ấy nói bạn chỉ biết làm dáng. Bạn kiên trì đến phòng tập gym, anh ấy nói bạn chi tiền lung tung.

Bạn thích mua hoa tươi đặt ở nhà. Anh ấy nói hoa chỉ nở vài ngày rồi tàn, đắt như vậy mua nó làm gì.

15464e86d21f6b726217ac498da539d2
Ảnh minh họa. – Nguồn: Pinterest.com

Những điều bạn xem có vẻ là hợp lý, chẳng sao cả thì trong mắt anh ấy lại là những việc làm không thể tin được.

Bạn rất khó thay đổi nhận thức của anh ấy. Anh ấy không hiểu được cách nghĩ của bạn. Vậy thì khi đó các bạn mãi mãi không ở cùng một tần số với nhau.

Vì thế ngay từ ban đầu đã phải tìm một người có tam quan đồng nhất với mình mà ở bên cạnh.

Anh ấy thích chơi điện tử nhưng cũng ủng hộ bạn đọc sách.

Anh ấy thích nằm ở nhà, nhưng cũng nguyện ý nghe bạn chia sẻ về những hành trình du lịch đầy thú vị.

Anh ấy thích ăn thịt xiên ở những quầy hàng bán rong, nhưng cũng có thể cùng bạn bước vào nhà hàng Tây ăn bít tết.

Người ta nói rằng có tình yêu hay không là điều quan trọng nhất nhưng trên thực tế tương tác lâu ngày không cảm thấy mệt mỏi mới là điều quan trọng nhất.

Cả đời người thực sự rất dài, tiền bạc, ngoại hình chỉ có thể quyết định bạn và người đó có thể ở bên cạnh nhau hay không. Nhưng tam quan mới là thứ quyết định hai người có phù hợp để đi tiếp cùng nhau cả đoạn đường dài hay không.

b70b74834ccec3037ecbb0455dcd550c
Ảnh minh họa. – Nguồn: Pinterest.com

Có người từng nói: “Vợ chồng phải có cùng tần số mới có thể cộng hưởng, phải có sự giao lưu mới có thể thông cảm với nhau, cốt lõi của tam quan là sự thấu hiểu, bao dung và giao tiếp với nhau. Đây điều là những thứ còn thiếu trong những cuộc hôn nhân của những người hiện đại. Chúng ta đều chỉ muốn kiểm soát đối phương, nhưng quên mất rằng mỗi người đều là một cá thể độc lập. Chúng ta càng cố kiểm soát đối phương, càng đi xa đối phương, vợ chồng cãi nhau, châm biếm lẫn nhau, chiến tranh lạnh với nhau và cả những vấn đề khác sẽ dẫn đến mối quan hệ tình cảm của cả hai đi đến hồi kết”.

Quan điểm cuộc sống nhất quán, chính là không phải vì các cách sống không đồng nhất mà biến gia đình thành một chiến trường.

Quan điểm về tiền bạc nhất quán, chính là không phải vì vấn đề tiền bạc mà phát sinh rất nhiều mâu thuẫn.

Quan điểm về giá trị nhất quán, chính là không phải vì vấn đề không có cùng tiếng nói mà không có gì để nói chuyện với nhau.

Quan điểm về giáo dục nhất quán chính là không vì những sự khác biệt trong việc giáo dục con cái cái mà cãi nhau, dẫn đến cha mẹ và con cái đều cảm thấy không vui.

Nếu bạn chưa kết hôn, nếu tìm được người có tam quan không đồng nhất thì ít nhất nên gần kề với tam quan của bạn.

Nếu đã kết hôn rồi, nhưng đối phương có tam quan không đồng nhất với bạn, vậy thì hãy cố gắng nói chuyện, thấu hiểu và bao dung đối phương nhiều hơn. Hai người cùng nhau học tập những thói quen của đối phương để mối quan hệ ngày càng trở nên tốt đẹp hơn, để tam quan của cả hai không ngừng tiến lại gần với nhau.

Tam quan không hợp thì mãi mãi chỉ là người dưng qua đường…

Đời người rộng lớn như biển sâu, hy vọng bạn có thể tìm thấy người cùng chí hướng, trở thành một người tri kỷ suốt đời, một người không mệt mỏi khi nói chuyện với bạn, và một người hiểu bạn một cách sâu sắc…

Tịnh Yên (t/h)
Nguồn tham khảo: ĐKN0 02 06 7a8e7c26263eb19895fd6e7ea5810bc4377617d6d25f58ba8ace479939bdb4e6 f8bf3e371044933a

“Bố mẹ cho con cái gì?”, phụ huynh nên trả lời con như thế nào?

Tính sĩ diện của nhiều người Việt: Mua iPhone mới, ăn mỳ tôm trừ bữa

&nbsp

Tân Thế Kỷ Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều